Chuyện rợn người về 72 ngày sống sót trên dãy Andes sau thảm họa máy bay
 - Ảnh 1.

Chiếc máy bay gặp nạn trên dãy núi Andes.

Chuyện rợn người về 72 ngày sống sót trên dãy Andes sau thảm họa máy bay

Ngày 13/10/1972, chiếc máy bay chở đội bóng bầy dục của Uruguay gặp thảm họa khi bay qua dãy núi Andes, hầu hết 45 hành khách trên máy bay đều ở độ tuổi thanh thiếu niên. Một số họ không may mắn đã tử nạn, số còn lại may mắn sống sót đã không thể tưởng tượng được rằng họ phải vật lộn để giữ được mạng sống sau hơn 2 tháng bằng những điều vô cùng rùng rợn.

Chuyến bay định mệnh chở 45 thành viên của đội bóng bầu dục Uruguay đến tham dự một trận đấu ở Chila. Khi bay qua dãy núi Andes, chiếc máy bay gặp nạn và rơi tự do vài trăm feet, trong tiếng gào thét tuyệt vọng của hành khách. Chưa dừng lại, chiếc máy bay va vào một vật cản lần nữa và tiếp tục rơi tự do xuống dưới lớp mây che phủ và hành khách lúc đó có thể nhìn thấy một ngọn núi cách đó chỉ 10 hoặc 20 feet. "Bình thường máy bay có bay gần núi đến vậy không?", Panchito Abal đã hỏi người bạn đồng hành của mình là Nando Parrado. Parrado lúc đó chỉ kịp nói "Tôi không nghĩ vậy", rồi thế giới của anh trở nên tối om, đen kịt. Khi anh tỉnh dậy, đã gần 48 giờ trôi qua. Hôm đó là thứ 6 ngày 13 tháng 10 năm 1972, chiếc F-227 Fairchild của Không quân Uruguay đã lao xuống một thung lũng băng cao trên dãy Andes.

Phần đuôi máy bay bị mất- bị cắt khỏi phần còn lại của thân máy bay sau vụ đâm va vào sườn núi.

Phép màu

Cho đến ngày nay, nhiều người vẫn không thể tin nổi đã có phép màu trên dãy Andes. 7 trong số những người trên máy bay đã bị hút ra khỏi thân trước khi chiếc máy bay gặp nạn, 4 người khác bao gồm cả phi công và mẹ của Parrado đã thiệt mạng. Và vào thời điểm khi Parrado tỉnh lại, 5 người nữa cũng đã thiệt mạng- bao gồm cả phi công phụ và Albal- bạn của Parrado. Lúc bấy giờ chỉ còn 29 người sống sót sau thảm họa máy bay, họ vật lộn trong cái lạnh buốt giá của dãy Andes, không có cách nào liên lạc với thế giới bên ngoài. Với vỏ máy bay màu trắng nằm lẫn trong tuyết, tất cả dường như vô hình, không có lực lượng cứu hộ nào bay qua dãy Andes có thể nhìn ra họ. Sau 72 ngày họ sống sót, tổng số người còn sống đã giảm xuống còn 16 người.

Cuộc chiến sinh tồn mới thực sự kinh hoàng…

Giữa ranh giới của sự sống và cái chết, họ đã nghĩ ra rất nhiều cách để sống sót, để chống lại những cơn đói có thể quật ngã họ, trong đó có cả những điều vô cùng rùng rợn như uống nước tiểu và ăn thịt xác chết. Những người sống sót xếp lại những chiếc ghế ngồi trong khoang máy bay để tạo chỗ trí ẩn trong phần thân máy bay đã hỏng. Họ co ro ở chỗ đó từ ngày này qua ngày khác. Họ đã sử dụng phần nhôm từ lưng ghế để làm tan chảy tuyết để tạo ra nước uống. Nhưng khẩu phần ăn của họ là điều vô cùng nan giải.

Parrado sau này kể lại vào một buổi sáng, anh thấy mình đang nâng niu một hạt đậu phộng phủ sô cô la: "Vào ngày đầu tiên, tôi từ từ hút sô cô la ra khỏi hạt đậu phộng….Vào ngày thứ hai…tôi mút nhẹ nhàng hạt đậu phộng trong nhiều giờ, tôi chỉ cho phép bản thân gặm nhấm từng tí, từng tí một trong nhiều giờ. Tôi cũng làm như vậy vào ngày thứ ba và cuối cùng khi tôi đã nhấm nháp hết sạch hạt đậu phộng, tôi đã không còn một chút thức ăn nào". 

Chuyện rợn người về 72 ngày sống sót trên dãy Andes sau thảm họa máy bay
 - Ảnh 2.

Những người sống sót sau thảm họa máy bay đang chờ được giải cứu. Ảnh Rolls Press / Popperfoto / Getty

Ở độ cao của dãy núi Andes, việc cơ thể họ chết dần chết mòn chỉ còn là vấn đề thời gian. Họ chỉ có một sự lựa chọn. Sử dụng một mảnh thủy tinh và âm thầm cắt bỏ lớp thịt trên các thi thể. Một số họ cố gắng cầm cự để không phải làm cái việc rùng rợn và "mất nhân tính" đó càng lâu càng tốt, bám lấy hi vọng rằng họ sẽ được giải cứu. Nhưng sau đó, họ tìm thấy một đài bán dẫn và họ chăm chú lắng nghe khi bản tin của Chile thông báo rằng, các nỗ lực tìm kiếm chính thức đã kết thúc. "Này các chàng trai!", một trong số những người sống sót hét lên với những người còn lại. "Có một tin tốt. Họ đã ngừng tìm kiếm chúng ta". "Cái quái gì thế?, tại sao đó lại là tin tốt chứ", một người khác hét lên. " Bởi vì điều đó có nghĩa là chúng ta sẽ tự mình rời khỏi đây". Những người sống sót bắt đầu tìm kiếm sự trợ giúp và tìm được sống vào ngày thứ 18, nhưng tai họa lại ập đến một lần nữa.

Một trận lở tuyết đã chôn vùi toàn bộ phần thân máy bay, khiến 8 người khác thiệt mạng. Điều này đã thôi thúc những người còn lại phải tìm kiếm con đường sống ở khắp ngọn núi. Đó dường như là một nhiệm vụ bất khả thi. Không ai trong số họ là vận động viên leo núi, họ dường như không còn nhiều sức lực, cũng không có quần áo hay thiết bị leo núi phù hợp. Nhưng cũng không phải là không có giải pháp thay thế. Họ đã tạo ra một chiếc xe trượt tuyết, họ lấy các chất liệu vá lại với nhau thành một cái túi ngủ và chọn những người sẽ thực hiện cuộc tuần hành. Sau nhiều tuần chuẩn bị và không ngừng nỗ lực, nhóm ban đầu 3 người, sau đó là 2 để tiết kiệm tài nguyên đã khởi hành về phía tây, theo hướng Chile. Không hiểu bằng cách nào để chống chọi với cái lạnh và chứng say độ cao, họ đã lên được đỉnh núi gần nhất cách đó 15.000 feet và từ đây họ có thể khảo sát được xung quanh. Họ nhìn thấy nhiều ngọn núi khác và một thung lũng xuyên qua ngọn núi họ đang đứng. Roberto Canessa- một người bạn đồng hành của Parrado nói trong tuyệt vọng rằng không chắc họ có thể tìm được đường đi xuống, chỉ có nước hãy cùng nhau kết thúc tất cả ở đây.

Tuy vậy, với chút sức lực còn lại, họ cố gắng gượng đi về phía trước, trượt ngã và yếu dần….cứ như thế cho đến khi vào ngày 18/12, họ nghe thấy tiếng nước chảy xiết. Đó là một cái cứa ông và họ bắt đầu đi theo tiếng nước. Ngày hôm sau, họ nhìn thấy dấu vết của con người: đó là một lon súp rỉ sét, một cái móng ngựa, phân bò…rồi lần theo dấu vết họ thấy một đàn bò và cuối cùng vào tối ngày 20.12, họ nhìn thấy một người đàn ông ngồi trên lưng ngựa ở phía bên kia bờ sông.

Giải cứu cuối cùng

Ngày hôm sau, họ nhìn thấy thêm 3 người nữa ở bên kia bờ song. Lúc này, Parroda không tài nào nghe được những âm thanh của họ vì tiếng gầm của dòng song. Anh cố gắng hết sức để bắt chước cách miêu tả về một chiếc máy bay rơi. Ngay cả khi làm như vậy, anh vẫn lo lắng rằng những người đàn ông phía bên kia vẫn không hiểu được anh muốn nói gì mà nghĩ rằng anh chính là kẻ mất trí và bỏ đi. Nhưng may mắn đã xảy ra, một trong những người đàn ông đã buộc một tờ giấy vào hòn đá và ném nó qua bên này: "Hãy cho tôi biết anh muốn gì". 

Chuyện rợn người về 72 ngày sống sót trên dãy Andes sau thảm họa máy bay
 - Ảnh 3.

Đoạn giấy được Parroda viết và buộc vào một hòn đá và ném nó cho một người nông dân qua một con suối. Bettmann Archive / Getty Images

Parrado tay run run và bắt đầu viết: "Tôi đến từ một chiếc máy bay bị rơi xuống núi". Anh giải thích rằng anh và Canessa đều yếu và đói, 14 người bạn nữa vẫn còn trên máy bay và họ đang tuyệt vọng chờ giúp đỡ. Khi nào bạn định đến tìm chúng tôi, làm ơn! Chúng tôi thậm chí không thể đi bộ…". Khi định ném hòn đá trở lại, anh bỗng khựng lại bởi thậm chí anh còn không đủ sức để ném nó sang phía bờ bên kia.  Dồn hết sức lực còn lại, Parroda ném hòn đá đi và quan sát thấy nó rơi xuống mép song và bật nẩy lên bờ. Người đàn ông phía bên kia đã đọc những dòng anh viết và giơ tay lên như muốn nói: "Tôi hiểu!".

Buổi sáng hôm đó, một người đàn ông khác xuất hiện trên lưng ngựa, lần này là ở phía bên bờ sông mà Parroda đứng và chẳng mấy chốc một chiếc lều tạm được dựng lên, họ được cho thức ăn nóng hổi. Cảnh sát Chile đã đến kèm theo một nhóm phóng viên đi cùng. Máy bay trực thăng cứu hộ hạ cánh , phi hành đoàn cũng với Parroda bắt đầu tìm kiếm chiếc máy bay và những người sống sót còn mắc kẹt. Nhưng những đợt gió lớn đập vào thân máy bay dữ dội, khiến việc leo lên núi gặp cản trở buộc họ phải quay trở lại và bay vòng quanh nên bị mất phương hướng. Parroda luôn lo lắng sẽ để mất dấu vết của đồng đội mình. Nhưng sau đó, đột nhiên anh nhìn thấy những đốm đen trên mặt băng, hai chiếc trực thăng hạ cánh và đã đưa được 6 người ra trước, trong khi những người còn lại cùng với đội cứu hộ phải ở lại thêm một đêm trên núi và được giải cứu và sáng hôm sau.

Chuyện rợn người về 72 ngày sống sót trên dãy Andes sau thảm họa máy bay
 - Ảnh 4.

Nando Parrado (trái) và Roberto Canessa (giữa), cựu thành viên đội bóng bầu dục Uruguay sống sót sau vụ tai nạn máy bay trên chuyến bay 571, tham dự một cuộc họp báo sau khi trải nghiệm của họ được ghi lại trong cuốn sách "Alive: The Story of the Andes Survivors" của Piers Paul Read (phải) được xuất bản 1974. Ảnh Evening Standard/Hulton Archive/Getty Images

Tại một bệnh viện ở San Fernando, Chile, Parrado được thay bộ quần áo bẩn thỉu và tắm nước nóng. Khi được lau khô, anh thoáng thấy mình trong gương. Người anh chỉ còn da bọc xương, không còn bóng dáng của một thanh niên lực lưỡng như lúc anh từng lên máy bay trước đó 2 tháng rưỡi. Nhưng, với mỗi hơi thở, anh ấy thốt lên với chính mình và lặp đi lặp lại: "Tôi vẫn còn sống. Tôi vẫn còn sống. Tôi vẫn còn sống!!!".

Tuấn Anh (Dịch từ KIERAN MULVANEY)

Tin cùng chuyên mục
Xem theo ngày Xem