CLIP: Các biện pháp ngăn chặn virus tả lợn châu Phi

PV Thứ tư, ngày 18/12/2019 17:05 PM (GMT+7)
Dịch tả lợn châu Phi là bệnh truyền nhiễm nguy hiểm do virus gây ra, được phát hiện đầu tiên ở châu Phi vào năm 1921. Đây là virus chỉ gây bệnh ở lợn nuôi và lợn rừng, không gây bệnh cho người và các loài động vật khác. Tuy vậy, virus dịch tả lợn châu Phi vẫn rất nguy hiểm vì có tốc độ lây lan nhanh, gây thiệt hại lớn về kinh tế. Virus này có sức đề kháng cao, do đó, có thể tồn tại lâu ở cả ngoài môi trường lẫn trong các sản phẩm của lợn. Đặc biệt là hiện nay, trên thế giới chưa có vaccine phòng và điều trị virus này.
Bình luận 0

CLIP: Các biện pháp ngăn chặn virus tả lợn châu Phi

Theo Bộ NNPTNT, có một số nguyên nhân dẫn đến dịch bệnh tả lợn châu Phi bùng phát. Thứ nhất, phần lớn các khu vực có dịch là các hộ chăn nuôi nhỏ lẻ, mật độ chăn nuôi cao đan xen trong các khu dân cư; thứ hai là tình trạng sử dụng thực phẩm dư thừa trong chăn nuôi đã tạo điều kiện cho dịch bệnh lây lan nhanh; thứ ba, các chốt kiểm dịch có thể ngăn chặn dịch bệnh lây lan qua đường vận chuyển nhưng virus có thể lây lan qua con đường khác, như chim bay, hàng hóa, nguồn nước… Ngoài ra, thời tiết nồm ẩm của miền Bắc cũng là điều kiện thuận lợi để mầm bệnh phát triển là lây lan nhanh hơn.

Hiện, đến nay, quan trọng nhất vẫn là công tác khoanh vùng dập dịch một cách nhanh nhất. Tức là, dịch ở đâu ta dập ở đó, nhưng phải đảm bảo đúng kỹ thuật, đó là đào hố sâu ít nhất 3 mét, dùng bạt hoặc ni lông lót trước khi bỏ lợn bệnh. Sau khi đưa lợn xuống thì quy trình hướng dẫn tốt nhất và theo khuyến cáo của OIE (Tổ chức Thú y thế giới) là xử lý vôi củ, tức là vôi vẫn còn nguyên cục. Đây là một phương pháp xử lý vô trùng tại chỗ và ngắt bớt nguy cơ rủi ro. Có như vậy mới tiêu hủy hoàn toàn virus gây bệnh.

Mời các bạn đồng hành cùng báo Dân Việt trên mạng xã hội Facebook để nhanh chóng cập nhật những tin tức mới và chính xác nhất.
Tin cùng chuyên mục
Xem theo ngày Xem