CLIP: Chủ tịch Hội Nông dân Việt Nam thăm vườn cây đặc sản dân trồng theo kiểu leo núi ở Bắc Kạn

Trần Quang Thứ bảy, ngày 12/09/2020 13:10 PM (GMT+7)
Mới đây, đồng chí Thào Xuân Sùng - Ủy viên Trung ương Đảng, Bí thư Đảng đoàn, Chủ tịch Ban chấp hành Trung ương Hội Nông dân Việt Nam đã đi thăm vùng trồng cây ăn quả đặc sản nổi tiếng ở huyện Bạch Thông (Bắc Kạn).
Bình luận 0
Chủ tịch Hội Nông dân Việt Nam thăm nông dân sản xuất giỏi ở Bắc Kạn - Ảnh 1.

Đồng chí Thào Xuân Sùng trao đổi với ông Bùi Xuân Thu, nông dân sản xuất giỏi ở Bạch Thông (Bắc Kạn) về kinh nghiệm trồng cây ăn quả.

Là mô hình sản xuất điển hình ở Bạch Thông (Bắc Kạn), gia đình ông Bùi Xuân Thu ở xã Dương Phong đang trồng hơn 4ha cam, quýt trên các sườn đồi núi, trung bình mỗi năm gia đình ông có thu nhập hàng trăm triệu đồng đến hàng tỷ đồng, tùy năm.

Ông Bàn Văn Phương - Chủ tịch Hội ND xã Dương Phong, huyện Bạch Thông cho hay: Những năm trở lại đây, phát huy thế mạnh của địa phương, xã Dương Phong (Bạch Thông) đã tranh thủ mọi nguồn lực đầu tư để tập trung phát triển trồng cây cam, quýt, đưa cây trồng này trở thành chủ lực giúp nông dân nâng cao thu nhập và vươn lên làm giàu.

Cũng theo ông Phương, cây cam, quýt đã được đưa vào nghị quyết và chỉ tiêu phát triển kinh tế hằng năm, do đó đã nhận được sự quan tâm của cấp ủy, chính quyền địa phương. 

Ngoài việc phối hợp với cơ quan chức năng tổ chức tập huấn khoa học kỹ thuật, cung cấp cây giống đạt chất lượng, chính quyền xã còn đẩy mạnh công tác tuyên truyền, vận động người dân chủ động cải tạo những diện tích đồi tạp, kém hiệu quả chuyển đổi sang trồng cây cam, quýt để tăng giá trị kinh tế. 

Hằng năm xã đã phối hợp tổ chức hàng chục lớp tập huấn, thực hành ngay trên vườn quýt của hộ gia đình qua đó giúp người trồng nắm bắt kỹ thuật và áp dụng hiệu quả, đồng thời tổ chức cung ứng phân bón cho bà con theo hình thức trả chậm.

Hơn nữa, vùng trồng cây ăn quả Dương Phong cũng được tỉnh ưu tiên dành cho nhiều chương trình, dự án, trong đó Sở KHCN tỉnh phối hợp với Viện nghiên cứu rau quả Trung ương triển khai kỹ thuật ghép mắt cam quýt địa phương với gốc bưởi mang lại chất lượng quả tốt. 

Đến nay phần lớn diện tích mới đều trồng giống quýt ghép cho thời gian thu hoạch nhanh hơn, chất lượng quả tốt hơn, đáp ứng nhu cầu của thị trường.

Chủ tịch Hội Nông dân Việt Nam thăm vườn cây đặc sản leo núi ở Bắc Kạn - Ảnh 2.

Ông Bùi Xuân Thu cho biết, từ ngày cho cây cam, quýt leo núi đến nay, gia đình ông đã sở hữu hơn 4ha cây đặc sản, trung bình mỗi năm vườn cây này đem về cho ông khoản thu nhập hàng trăm triệu đồng đến hàng tỷ đồng, tùy năm.

"Nhờ huy động mọi nguồn lực để đầu tư phát triển cây cam, quýt nên năng suất, chất lượng ngày càng tăng cao. Đặc biệt, sản phẩm cam, quýt thương phẩm được xuất bán đi thị trường các tỉnh Thái Nguyên, Hà Nội, hàng trăm nông hộ có thu nhập từ 200 đến 300 triệu đồng, hộ nhiều thu đạt 800 triệu đồng/vụ là bình thường", ông Phương chia sẻ.

Mặc dù vậy, ông Phương cũng phải thừa nhận, hiện nay việc trồng cây cam, quýt ở Dương Phong vẫn còn những hạn chế như: nhiều khu vực đất đai bạc màu cằn cỗi, sâu bệnh gây hại, người dân thu hoạch quả sớm ảnh hưởng đến chất lượng.

Vì vậy, cùng với việc tuyên truyền, tập huấn để nâng cao nhận thức cho người dân về kỹ thuật chăm sóc, sử dụng phân bón hữu cơ thay thế phân vô cơ, thu hoạch đúng thời điểm để giữ được màu sắc, chất lượng và vị ngọt của quả, Dương Phong cũng mong được sự quan tâm của cơ quan chức năng trong việc triển khai các biện pháp phòng trừ sâu bệnh gây hại hiệu quả để không những giữ vững diện tích vốn có mà còn giúp người dân yên tâm mở rộng thêm diện tích trồng mới.

Qua kiểm tra vườn cây đặc sản ở Dương Phong, đồng chí Thào Xuân Sùng cho biết, việc phát triển diện tích cây ăn quả cam, quýt đang cho thấy hiệu quả kinh tế rất cao, giúp người dân tại các xã trên địa bàn của Bắc Kạn có thu nhập cao.

Tuy nhiên, theo Chủ tịch Hội Nông dân Việt Nam, để tăng hiệu quả kinh tế và phát triển bền vững vùng cây ăn quả đặc sản này, Hội ND tỉnh cần phối hợp với Sở NNPTNT, các đơn vị, cơ quan chuyên môn của Trung ương tiếp tục hỗ trợ, hướng dẫn người dân cải tạo, chăm sóc vườn cây theo quy trình khoa học, bài bản hơn.

Bên cạnh đó, người đứng đầu Trung ương Hội Nông dân Việt Nam cũng khuyến cáo người dân ở đây cần khai thác quả khi cây cam, quýt được 5 năm tuổi trở lên và mỗi cành trên các cây chỉ nên để lượng quả vừa phải, tùy theo độ tuổi, tán cây mới hiệu quả

Chủ tịch Hội Nông dân Việt Nam chia sẻ bí quyết giúp sản phẩm nông sản của Bắc Kạn "cất cánh".

Nhân dịp này, đoàn công tác của Trung ương Hội Nông dân Việt Nam cũng đến thăm cơ sở sản xuất, chế biến tinh bột nghệ của HTX Tân Thành ở tỉnh Bắc Kạn.

Chủ tịch Hội Nông dân Việt Nam thăm vườn cây đặc sản leo núi ở Bắc Kạn - Ảnh 5.

Các thành viên trong đoàn công tác thưởng thức sản phẩm chế biến từ tinh bột nghệ của HTX Tân Thành.


Chủ tịch Hội Nông dân Việt Nam thăm trang trại của nông dân sản xuất giỏi ở Bắc Kạn - Ảnh 2.

Chủ tịch Hội Nông dân Việt Nam thăm quan mô hình sản xuất, chế biến tinh bột nghệ tại HTX Tân Thành (Bắc Kạn).


Chủ tịch Hội Nông dân Việt Nam thăm vườn cây đặc sản leo núi ở Bắc Kạn - Ảnh 7.

Theo đồng chí Thào Xuân Sùng, địa thế của của cơ sở sản xuất tại HTX Tân Thành rất phù hợp để phát triển du lịch sinh thái.


 

Mời các bạn đồng hành cùng báo Dân Việt trên mạng xã hội Facebook để nhanh chóng cập nhật những tin tức mới và chính xác nhất.
Tin cùng chuyên mục
Xem theo ngày Xem