Cổ phiếu nông nghiệp: Nhóm CP của vợ chồng Đặng Văn Thành “nổi loạn”

Ngân Nguyễn Thứ hai, ngày 13/03/2017 19:34 PM (GMT+7)
Tiếp tục đà tăng cuối tuần trước, nhóm cổ phiếu mía đường của vợ chồng Đặng Văn Thành tiếp tục được giao dịch sôi động. Tại nhóm đường, SBT và BHS được giao dịch sôi động với thanh khoản trên 1 triệu cổ phiếu, BHS tăng mạnh 3,1% trong khi SBT giảm nhẹ 0,2% cuối phiên.
Bình luận 0

img

Phiên giao dịch ngày đầu tuần, ngày 13.3, thị trường tiếp tục chịu áp lực chốt lời khiến cả hai chỉ số chính là VN-Index và HNX-Index đều chìm trong sắc đỏ trong cả phiên giao dịch. Các cổ phiếu vốn hóa lớn trên cả hai sàn như VNM, VCB, SAB, GAS, CTG, BID, MSN, ACB, PVS, VCG,… cũng đều đồng loạt giảm, riêng chỉ có ROS và NVL là có diễn biến ngược lại.

Thanh khoản của thị trường vẫn chưa có biến động đáng kể khi giá trị giao dịch trên sàn HOSE và HNX vẫn tương đương với những phiên giao dịch trước và dòng tiền chủ yếu đi vào mạnh những cổ phiếu đang có câu chuyện riêng.

Khối ngoại hôm nay có giao dịch rất tích cực khi mua ròng 263 tỷ đồng trên sàn HOSE; trong đó VNM, TLG, ROS, HPG là những mã được mua ròng mạnh, ở chiều ngược lại, NVL là cổ phiếu bị bán ròng đáng kể nhất.

Cổ phiếu NVL tăng trần với thanh khoản đột biến, khối lượng giao dịch của cổ phiếu này đạt hơn 3,3 triệu đơn vị trong đó khối ngoại bán ra rất mạnh ở NVL với khối lượng ròng đạt gần 2 triệu đơn vị. Dù vậy thì NVL vẫn tăng trần nhờ được MVIS (VNM ETF) bất ngờ thêm vào danh mục. Tuy nhiên đây cũng không phải lần đầu tiên MVIS gây bất ngờ thị trường khi thêm vào danh mục một cổ phiếu chưa thỏa hết các điều kiện của bộ chỉ số.

Đối với NVL, mặc dù các chỉ tiêu về vốn hóa, free-float (số lượng cổ phiếu trôi nổi) hay thanh khoản của cổ phiếu này đều đáp ứng quy định của MVIS nhưng thời gian giao dịch trên thị trường của cổ phiếu này khá ngắn (mới chỉ niêm yết trên sàn HOSE vào cuối tháng 12 năm ngoái) nên hầu hết các dự đoán về đợt cơ cấu danh mục của MVIS đều bỏ qua NVL.

Có một thực tế đó là giá CCQ của VNM ETF hiện đang giao dịch ở gần mức đáy thấp nhất kể từ khi niêm yết (13,47 USD/ccq) và liên tục bị rút ròng trong thời gian vừa qua, giá CCQ của quỹ ETF này phản ánh phần nào đó sự không hiệu quả của phương thức chọn lọc cổ phiếu truyền thống theo các quy tắc định lượng.

Do vậy, việc MVIS thường gây bất ngờ cho giới dự đoán ETF trong những đợt cơ cấu gần đây cho thấy quỹ ETF này đang hướng tới việc giảm bớt sự phụ thuộc vào những nguyên tắc định lượng cũ và động thái này có thể được xem là bước đi giúp quỹ hoạt động hiệu quả hơn.

img

P/E nhóm ngành nông nghiệp

Bên cạnh NVL, các cổ phiếu BĐS khác cũng có những diễn biến đáng chú ý như LHG giảm 5%, ITA giảm 5,7% (do bị MVIS loại khỏi danh mục) và TDH tăng gần trần (+6,4%). Trong khi đó, hai cổ phiếu đầu ngành xây dựng là CTD và HBC cũng gây chú ý khi cùng tăng hơn 3%.

Cả CTD lẫn HBC từ đầu năm 2017 tới nay đều ký mới được nhiều hợp đồng xây dựng mới với giá trị xây lắp tương đối lớn, và mặc dù khó có thể lặp lại mức tăng trưởng mạnh như trong năm 2016 nhưng chúng tôi cho rằng cả hai đều có thể duy trì tốc độ tăng trưởng hai con số nhờ giá trị hợp đồng chuyển tiếp từ năm 2016 sang và các hợp đồng ký mới trong năm 2017. Theo chúng tôi được biết thì giá trị hợp đồng xây lắp của CTD tới thời điểm hiện tại đã đạt trên 30 ngàn tỷ đồng và của HBC rơi vào khoảng 25 ngàn tỷ đồng.

Riêng với nhóm cổ phiếu nông nghiệp, giá cổ phiếu các nhóm ngành nông-thủy sản, cao su đều giảm điểm theo diễn biến chung của thị trường. Tại nhóm đường, nhóm cổ phiếu của vợ chồng Đặng Văn Thành là SBT và BHS được giao dịch sôi động với thanh khoản trên 1 triệu cổ phiếu, BHS tăng mạnh 3,1% trong khi SBT giảm nhẹ 0,2% cuối phiên.

Công ty Đường Biên Hòa – Ninh Hòa (mã cổ phiếu NHS) đăng ký bán toàn bộ hơn 10,89 triệu cổ phiếu SBT đang sở hữu để cơ cấu danh mục đầu tư. Giao dịch dự kiến thực hiện từ 15.3 đến 13.4.2017.

Công ty TNHH MTV Đường Biên Hòa – Ninh Hòa là công ty con do BHS sở hữu 100% vốn điều lệ. Với mức giá đóng cửa cuối phiên 24.200 đồng/cổ phiếu, quy mô thoái vốn của công ty Đường Biên Hòa – Ninh Hòa tại SBT đạt khoảng 263 tỷ đồng. Thị trường kỳ vọng về khả năng sáp nhập giữa BHS và SBT. Đây có thể là động thái chuẩn bị để sáp nhập giữa hai doanh nghiệp.

Tổng Công ty Cà phê Việt Nam (Vinacafe), nhà cung cấp cà phê robusta hàng đầu của Việt Nam, đang lên kế hoạch chào bán cổ phiếu lần đầu ra công chúng vào năm tới khi Chính phủ muốn giảm cổ phần tại doanh nghiệp này. Vụ IPO này sẽ bao gồm Vinacafe và 18 đơn vị thành viên. Chính phủ cũng lên kế hoạch giảm 35% cổ phần tại 7 công ty con khác theo từng đợt IPO riêng rẽ. Quá trình định giá doanh nghiệp dự kiến bắt đầu vào tháng 7 tới.

Theo báo cáo sơ kết tình hình sản xuất tháng 1 và phương hướng kế hoạch tháng 2.2017 của CTCP Cao su Tây Ninh (HOSE: TRC), lợi nhuận thực hiện trong tháng 1 của Công ty ghi nhận hơn 29 tỷ đồng, chủ yếu đến từ lợi nhuận khác (27 tỷ đồng), hoạt động sản xuất kinh doanh chính chỉ đóng góp 1,7 tỷ đồng. Tổng sản lượng thu hoạch tháng 1.2017 đạt 977 tấn mủ, tương đương 11% kế hoạch năm. Sản lượng mủ khai thác hơn 813 tấn, mủ gia công gần 105 tấn. Trong tháng, TRC đã bán ra 540.5 tấn mủ, phần lớn là mủ khai thác (482 tấn). Theo đó, với giá bán bình quân gần 41 triệu đồng/tấn, lợi nhuận thực hiện trong tháng 1 của Công ty ghi nhận hơn 29 tỷ đồng, chủ yếu đến từ lợi nhuận khác (27 tỷ đồng), hoạt động sản xuất kinh doanh chính chỉ đóng góp 1.7 tỷ đồng.

imgimgimg

Mời các bạn đồng hành cùng báo Dân Việt trên mạng xã hội Facebook để nhanh chóng cập nhật những tin tức mới và chính xác nhất.
Tin cùng chuyên mục
Xem theo ngày Xem