Cổ phiếu VIS giữ nguyên diện cảnh cáo, thị trường ‘’hụt chân’’ trong ATC
Nhịp đập thị trường ngày 14/8
Phiên giao dịch 14/8 khép lại với những diễn biến trái chiều của các chỉ số. Trong khi VN-Index đóng cửa tăng 2,08 điểm (0,22%) lên 968,91 điểm thì HNX-Index giảm 0,3% và Upcom-Index giảm nhẹ 0,01%.
Độ rộng thị trường kết phiên nghiêng về bên mua với 319 mã tăng và 291 mã giảm. Độ rộng trong rổ VN30 đã trở về trạng thái cân bằng với 14 mã tăng và 12 mã giảm, 4 mã đứng giá. Thanh khoản thị trường ở mức thấp với tổng khối lượng giao dịch đạt 183 triệu cổ phiếu, trị giá 3.900 tỷ đồng.
GAS, VIC và VNM là những mã có ảnh hưởng tích cực nhất tới thị trường sau phiên ATC và đóng góp gần 1 điểm vào chỉ số. Bộ đôi VHM, VCB với lực cung mạnh trong phiên ATC đã bị thu hẹp đà giảm với VHM chỉ còn tăng 0.1%, còn VCB trở về mốc tham chiếu - một trong những lý do khiến VN-Index mất hơn 4 điểm.
Ở chiều giảm điểm, PLX với mức giảm 1.3% là mã có ảnh hưởng tiêu cực nhất tới thị trường, theo sau là các mã VJC, CTG. PNJ giảm 1,5% xuống 85.700 đồng/cp. VJC giảm 0,7% xuống 131.600 đồng/cp.
Nhiều cổ phiếu thuộc 'họ' cảng biển và bất động sản khu công nghiệp giảm sâu. Trong đó, PSP giảm sàn xuống 6.800 đồng/cp. DXP giảm 6,5% xuống 11.600 đồng/cp. TIP giảm 4,3% xuống 32.500 đồng/cp
Ông lớn ngành xây dựng là CTD đã tăng điểm trở lại trong phiên hôm nay với mức gần 3%. Trên đồ thị kỹ thuật, giá đã tạo nên cây nến Hammer - một tín hiệu cho thấy khả năng CTD có phục hồi trở lại tăng lên. Sắc xanh cũng xuất hiện trên các mã khác thuộc ngành này như C69, L14, BCE, trong khi HBC giảm nhẹ dưới mốc tham chiếu. Mã này đã liên tiếp rung lắc tại vùng giá 13,450-14,200 với khối lượng thấp trong những phiên gần đây, qua đó cho thấy HBC đang trong giai đoạn tích lũy sau một thời gian dài sụt giảm.
Ngành nông - lâm - ngư là ngành tăng điểm mạnh nhất khi tăng 2%, với sự dẫn dắt từ đà tăng kịch trần của HSL và mức tăng 3.33% từ HNG. Ngược lại, sản xuất phụ trợ là ngành giảm mạnh nhất với mức giảm 1.7%.
Giao dịch khối ngoại là điểm trừ khi họ tiếp tục bán ròng khá mạnh với giá trị 215 tỷ trên toàn thị trường. Trong đó, VJC là cổ phiếu bị bán mạnh nhất với 78,4 tỷ đồng, xếp tiếp theo lần lượt là STB (23,7 tỷ đồng), VPI (22,3 tỷ đồng)…
Trên HoSE, khối ngoại có phiên bán ròng thứ 10 liên tiếp với 6,73 triệu cổ phiếu, tương ứng giá trị 223,16 tỷ đồng.
Trên HNX, khối ngoại có phiên bán ròng thứ 5 liên tiếp với giá trị 10,23 tỷ đồng.
Trên Upcom, sau phiên bán ròng hôm qua, khối ngoại đã trở lại mua ròng 379 nghìn cổ phiếu, tương ứng giá trị 18,2 tỷ đồng.
Cổ phiếu VIS bị giữ nguyên diện cảnh cáo
Căn cứ BCTC soát xét 6 tháng đầu năm 2019 của VIS, đạt 2.362 tỷ đồng doanh thu thuần giảm hơn 300 tỷ so với cùng kỳ và lỗ ngang ngửa 6 tháng năm 2018. iệc trữ nguyên liệu từ hồi cuối 2017, đầu 2018 từng khiến công ty phải trích lập dự phòng giảm giá hàng tồn kho nhiều quý liên tiếp thì nay lại giúp công ty đạt giá vốn thấp hơn cùng kỳ. Lãi gộp quý 2/2019 đạt 8,7 tỷ so với con số -16,8 tỷ cùng kỳ năm 2018.
VIS giữ nguyên diện cảnh cáo
Dù lãi gộp cải thiện đáng kể so với cùng kỳ năm 2018 nhưng nhìn chung biên lãi gộp vẫn ở mức rất thấp khi ngành thép đang cạnh tranh khốc liệt và giá thép xuống sâu. VIS lỗ tiếp 32,2 tỷ đồng năm 2019 khi chi phí tài chính và khoản chi nuôi bộ máy doanh nghiệp rất lớn.
Lợi nhuận sau thuế chưa phân phối tính đến ngày 30/6/2019 ghi nhận âm ơn 392 tỷ đồng.
Theo đó, HOSE quyết định tiếp tục giữ nguyên diện cảnh báo đối với cổ phiếu của Công ty này theo quy định. Trước đó vào ngày 11/03/2019, VIS cũng nhận quyết định tương tự khi LNST và LNST chưa phân phối ghi nhận âm hơn 326 tỷ đồng.
Đáng chú ý, một tuần giao dịch trở lại đây, giá cổ phiếu VIS ghi nhận bật tăng từ đáy hơn 42% cùng khối lượng giao dịch bình quân được cải thiện ở mức 42,468 cp/ngày. Chốt phiên giao dịch ngày 13/08/2019, giá cổ phiếu VIS dừng ở mức 19,400 đồng/cp.