Vùng đất này ở Cà Mau, dân vô rừng bắt con chù ụ mặt buồn "mắc cười" bán làm đặc sản lúc nào cũng hot

Thứ tư, ngày 22/03/2023 05:19 AM (GMT+7)
Cùng với vô số loài lưỡng cư sinh sống dưới chân rừng như: cá, tôm, cua, ba khía, vọp, ốc len..., con chù ụ được xem là một trong những đặc sản độc đáo xứ rừng đước huyện Ngọc Hiển, tỉnh Cà Mau.
Bình luận 0

Nhiều người dân huyện Ngọc Hiển, tỉnh Cà Mau mưu sinh bằng nghề bắt con chù ụ trong rừng đước.

Vùng đất này ở Cà Mau, dân vô rừng bắt con chù ụ mặt buồn "mắc cười" bán làm đặc sản lúc nào cũng hot - Ảnh 1.

.

Săn chù ụ ban đêm trong rừng đước huyện Ngọc Hiển, tỉnh Cà Mau.

Là người chuyên săn con chù ụ ở Tiểu khu 134 Tam Giang Tây (huyện Ngọc Hiển, tỉnh Cà Mau), anh Tiêu Minh Ðiều cho biết, chù ụ thuộc họ nhà cua, có thân màu tím, các ngoe có móng điểm vàng, càng màu đỏ, nhìn sơ giống con ba khía nhưng to hơn; lưng chù ụ có gai u nần, phần dưới mai có sọc. 

So với những loài giáp xác khác, chù ụ có thân hình cục mịch, chúng sinh sống ở vùng đất gò cao, dưới những tán đước hoặc ven bìa rừng. 

Con chù ụ chậm chạp, nhưng chúng là “vua” đào hang xứ rừng. Một con chù ụ sinh sống từ 4-5 hang ăn thông với nhau. Có nhiều khu rừng ở Ngọc Hiển, nhìn xuống bộ chang đước toàn là những mô đất cao nhô lên vài cen-ti-met, đó là hang con chù ụ.

Vùng đất này ở Cà Mau, dân vô rừng bắt con chù ụ mặt buồn "mắc cười" bán làm đặc sản lúc nào cũng hot - Ảnh 2.

Anh Tiêu Minh Ðiều là người chuyên săn chù ụ ở Tiểu khu 134 Tam Giang Tây (huyện Ngọc Hiển, tỉnh Cà Mau).


Vùng đất này ở Cà Mau, dân vô rừng bắt con chù ụ mặt buồn "mắc cười" bán làm đặc sản lúc nào cũng hot - Ảnh 4.

Hang con chù ụ trong gò cao khu rừng đước Tam Giang Tây (huyện Ngọc Hiển).

Cũng theo anh Ðiều, vào mùa nước lên tháng 10, tháng 11 âm lịch, chù ụ ra rửa trứng nên chúng hội như ba khía. Thời điểm này gạch chù ụ rất ngon. Còn mùa tháng 2, tháng 3, chù ụ lột nên đa phần thịt không chắc.

Vùng đất này ở Cà Mau, dân vô rừng bắt con chù ụ mặt buồn "mắc cười" bán làm đặc sản lúc nào cũng hot - Ảnh 5.

Con chù ụ, đặc sản vùng rừng đước Ngọc Hiển, tỉnh Cà Mau. Nhiều người thấy con chù ụ liên tưởng đến một khuôn mặt buồn, trông lại ngồ ngộ "mắc cười".

Vợ chồng anh Nguyễn Văn Nhã (ngụ ấp Nhà Luận, xã Tam Giang, huyện Năm Căn) sống bằng nghề bắt chù ụ trong rừng đước, chia sẻ: “Có nhiều cách săn chù ụ như: móc hang, soi đèn bắt ban đêm..., nhưng cách đơn giản nhất là dùng rập chì bỏ mồi bằng lá cây hay khóm rồi đặt trước miệng hang là chúng chui vào. 

Chù ụ tuy chậm nhưng rất hung dữ, nếu rọng chung với nhau là chúng cắn gãy ngoe gãy càng, nên khó bảo quản. Ða số thương lái thu mua chù ụ sống về chế biến liền hoặc muối đá để giữ được nguyên con, dễ tiêu thụ. Chù ụ hiện có giá 45.000 đồng/kg”.

Vùng đất này ở Cà Mau, dân vô rừng bắt con chù ụ mặt buồn "mắc cười" bán làm đặc sản lúc nào cũng hot - Ảnh 6.

Săn chù ụ bằng rập chì, mồi lá cây hay khóm là cách đơn giản, hiệu quả nhất.

Gạch chù ụ đỏ au, ăn béo ngậy, thịt thơm ngon hơn con ba khía. Vỏ chù ụ rất giòn, khi ăn có thể nhai luôn vỏ. Chù ụ chế biến được nhiều món ngon: nướng dân dã mà đậm đà, rang me, rang muối, nấu canh chua vẫn giữ nguyên được mùi thơm, vô cùng hấp dẫn...

Huỳnh Lâm (Báo Cà Mau)
Mời các bạn đồng hành cùng báo Dân Việt trên mạng xã hội Facebook để nhanh chóng cập nhật những tin tức mới và chính xác nhất.
Tin cùng chuyên mục
Xem theo ngày Xem