Thứ sáu, 19/04/2024

Con đường vòng để nông sản Việt đạt chuẩn quốc tế

28/03/2022 1:00 PM (GMT+7)

Organic JAS là tấm vé thông hành để nông sản Việt Nam vào thị trường khổng lồ của Nhật Bản và thế giới. Dù khó lấy nhưng có con đường nào chạm đến vinh quang mà không trải qua khó khăn?

Con đường vòng để nông sản Việt đạt chuẩn quốc tế - Ảnh 1.

Đồng lúa hữu cơ ở Thị xã Ngã Năm, tỉnh Sóc Trăng. Ảnh: Cisdoma


Organic JAS là các tiêu chuẩn về nông sản hữu cơ Nhật Bản. Có giấy chứng nhận Organic JAS thì doanh nghiệp Việt có thể tiếp cận dễ dàng thị trường khổng lồ của Nhật Bản và thế giới bởi Organic JAS còn “khó nhằn” hơn các bộ tiêu chuẩn của EU, Mỹ và GlobalGAP (tiêu chuẩn thực hành nông nghiệp tốt trên toàn cầu).

Nhưng để mở rộng đường ra cho nông sản Việt không thể không vượt qua các “ải” trên sau khi nông dân đã có chuẩn VietGAP. Con đường vòng truân chuyên nhưng không thể không đi.

Hành trình “10 năm, 3 chuẩn” của Chín Vui

Tại Festival lúa gạo tổ chức hồi tháng 1 vừa rồi tại Vĩnh Long, HTX Tấn Đạt được vinh danh là nơi đầu tiên và duy nhất ở đồng bằng sông Cửu Long đạt tiêu chuẩn chất lượng hữu cơ của cả ba nơi “khó tính” nhất là EU, Mỹ và Nhật Bản.

Cuộc hành trình tới lúc được công nhận đạt chuẩn hữu cơ của Tấn Đạt bắt đầu từ 10 năm trước. Năm 2012, ông Đoàn Văn Tài, còn gọi là Chín Vui, tự áp dụng quy trình sản xuất hữu cơ trên diện tích 1 héc ta. Hai năm sau, ông mới hoàn thiện quy trình. Suốt bốn năm miệt mài, ông chỉ kêu gọi được bảy nông dân vào tổ hợp tác sản xuất lúa sạch của ông với tổng diện tích vỏn vẹn 6 héc ta.

Khi hiệu quả của canh tác hữu cơ gần gấp đôi so với sản xuất lúa thông thường, ông vận động thành lập HTX sản xuất dịch vụ nông nghiệp Tấn Đạt với 15 thành viên, diện tích chỉ hơn 11 héc ta. Năm 2019, HTX có 65 thành viên với diện tích “nở nồi” lên đến 100 héc ta, hoàn toàn canh tác hữu cơ.

Con đường vòng để nông sản Việt đạt chuẩn quốc tế - Ảnh 2.

Các loại nông sản hữu cơ của Seagull ADC. Ảnh: Quỳnh Trần

Rồi ông Chín Vui vận động thành lập Liên hiệp HTX lúa gạo Vĩnh Long, phân lập từng khu chuyển đổi để sản xuất theo hướng hữu cơ trên diện tích 400 héc ta, với nhiều giống lúa, loại nào cũng không đủ bán.

Với hơn 27 triệu héc ta đất canh tác nông nghiệp, hàng năm Việt Nam sử dụng trên 10 triệu tấn phân bón các loại, trong đó phân hóa học chiếm tỷ lệ lớn. Chẳng hạn như năm 2020, ngành nông nghiệp đã sử dụng 10,23 triệu tấn, trong đó 7,6 triệu tấn phân bón vô cơ và 2,63 triệu tấn phân bón hữu cơ, theo số liệu của Bộ Nông nghiệp và Phát triển nông thôn.

Hào phóng rải phân hóa học đã thành thói quen không tốt trong sản xuất nông nghiệp tại Việt Nam trong nhiều thập niên. Bởi thế chuyển sang không canh tác hữu cơ không thể là chuyện ngày một ngày hai.

“Chuyện đó vừa dễ mà cũng vừa khó. Khó vì chúng tôi đi trước. Từ chuyện không thể tiếp cận các chế phẩm sinh học, mà phải tận dụng các phương pháp dân gian. Các loại phân hữu cơ cũng không có, nên rất khó khăn. Khi đó nói thật chúng tôi không nghĩ phải đạt tiêu chuẩn gì, chỉ muốn sản xuất ra các sản phẩm sạch và giữ gìn được môi trường”, ông Chín Vui kể tại tọa đàm “Chinh phục tiêu chuẩn Organic JAS, lợi thế kết nối thị trường Nhật” hồi tuần rồi.

Chinh phục JAS thế nào?

So với chuẩn hữu cơ của EU và Mỹ, cái logo xanh của Organic JAS là loại khó nhất. JAS thực sự là một bộ tiêu chuẩn khắc nghiệt, nhưng có quá khó không? Ông Trần Phong Lan, Giám đốc công ty nông nghiệp sạch Seagull ADC, cho biết: “Doanh nghiệp chúng tôi không cảm thấy khắt khe, không cảm thấy khó khăn. Bởi chúng tôi bắt đầu với tiêu chuẩn VietGAP rồi sau đó là GlobalGAP”.

Ông nói ghi chép là bằng chứng của việc tuân theo tiêu chuẩn. Từ việc bón phân gì, đến gieo hạt và trồng cây vào thời gian nào. “Ghi chép đầy đủ không chỉ để cho cơ quan giám sát hay điều tra, mà còn giúp ta biết sai ở đâu, cần rút kinh nghiệm như thế nào”, ông nói tại tọa đàm hôm 18-3.

Hành trình chinh phục JAS của ông Phong Lan bắt đầu bằng VietGAP và GlobaGAP và cụ thể bắt đầu với các ghi chép tỉ mỉ.

Ban đầu, ông nói với công nhân là chỉ muốn là ra sản phẩm sạch, không cần chứng nhận gì cả. Nhưng có đơn vị Nhật Bản đi tìm kiếm thị trường, đến trang trại của Seagull ở Tây Ninh thì họ rất ngạc nhiên. Ông Lan trả lời rằng chỉ muốn làm sản phẩm hữu cơ, áp dụng các phương pháp cha ông để lại, cộng thêm phương pháp ghi chép đã học được từ VietGap và GlobalGap. “Phía Nhật nói rằng như vậy là có thể đạt chứng nhận JAS. Thế là họ giúp chúng tôi làm các thủ tục để đạt được tiêu chuẩn JAS”, vị giám đốc Seagull kể.

Đường trần ai của nông nghiệp hữu cơ

Ai cũng biết lợi ích của thực phẩm sạch, của canh tác hữu cơ. Thế nhưng ráp vào làm mới thấy cái khó lo ra. Đầu tiên là năng suất của nông nghiệp hữu cơ sụt giảm đến 30% so với bón phân hóa học. “Muốn vậy thì chúng ta phải chấp nhận ba năm đầu không có lợi nhuận. Nhưng nông dân thấy năng suất kém là chán là bỏ liền”, ông Chín Vui nói.

Đó không phải là chuyện riêng của Chín Vui.

Năm 2018-2019, với sự hỗ trợ của tổ chức Bánh mỳ cho thế giới (BfdW) và tổ chức phi chính phủ Action On Poverty, Viện tư vấn phát triển kinh tế xã hội nông thôn và miền núi (Cisdoma) của Việt Nam đã triển khai mô hình canh tác lúa theo quy trình hữu cơ cho nông dân ở thị xã Ngã Năm, Sóc Trăng. Diện tích trồng 10 héc ta lúa ST24 và gạo đỏ của 10 hộ gia đình được doanh nghiệp gia đình của kỹ sư Hồ Quang Cua và Công ty Đại Dương Xanh bao tiêu. Ông Võ Long Vương, một nông dân tham gia dự án, cho biết: “Lúa này trồng ra chất lượng gạo ngon hơn, bán được 8.000 đồng/ký, cao hơn lúa thường 2.000 đồng và được bao tiêu, bao nhiêu cũng hết…”.

Nhưng ông Vương cũng e ngại rằng sẽ có một số người không tự giác, không tuân thủ quy trình mà làm hỏng chuyện…

Đa phần các nước muốn trồng hữu cơ phải bỏ hoang đất đến ba năm để đất nghỉ ngơi, ở Việt Nam “du di” còn hai năm. “Nhưng người nông dân Việt Nam giờ kiếm đâu ra mảnh đất mà chưa từng canh tác hóa học ở đó. Đó là câu hỏi khó”, ông Lan nói.

Nhưng Seagull chọn phương án ba năm. Trong ba năm đó, Seagull không bỏ hoang đất mà canh tác theo tiêu chuẩn riêng, nhưng tuyệt đối nói không với chất hóa học. Seagull đưa ra nhãn riêng và nói rõ là “sản phẩm sản xuất theo định hướng hữu cơ”. Tức là, trong khi chưa thể đạt tiêu chuẩn JAS thì chúng ta có thể áp dụng GlobalGap để từng bước nâng cao chất lượng sản phẩm.

Phần lớn mọi người quan niệm nông sản hữu cơ thì hình dáng xấu xí, bị sâu ăn. “Nhưng chúng tôi đã chứng minh đó là quan niệm sai lầm. Chúng tôi đã áp dụng và trồng theo quy trình hữu cơ nghiêm ngặt nhưng vẫn ra được những sản phẩm mẫu mã đẹp, thời gian bảo quản lâu dài chứ không phải dễ hỏng, khó bảo quản”, ông Lan khẳng định.

Bước đệm lên đời

“Hiện các siêu thị của Nhật Bản có quầy bán riêng nông sản hữu cơ. So với khoảng 15 năm trước thì diện tích quầy này đã tăng gấp hai”, bà Ino Mayu, điều phối viên chương trình Seed to Table phát biểu.

Nhật Bản đang nhập nhiều nông sản hữu cơ của các nước, nhưng đa phần là chế biến, nông sản tươi chưa nhiều. “Sản xuất nông sản sạch bây giờ không chỉ cho mang lại nông sản an toàn mà còn bảo vệ môi trường, bởi muốn có đồ sạch thì môi trường phải xanh và sạch”, nữ chuyên gia Nhật Bản có gần 20 năm làm việc và sinh sống tại Việt Nam nói.

Organic JAS hay các bộ tiêu chuẩn hữu cơ của EU và Mỹ là cơ hội cho nông sản Việt Nam thâm nhập vào các thị trường khó tính, đồng thời đem lại bộ mặt mới cho nền nông nghiệp nước nhà – chuyên gia kinh tế Phạm Chi Lan trả lời chúng tôi trong một hội nghị hồi năm 2021.

Tuy nhiên, thời gian để áp dụng GlobalGAP có thể kéo dài đến ba năm và chi phí giấy tờ lên đến 200 triệu đồng. Ngay cả khi đạt các tiêu chuẩn VietGAP rồi thì đây vẫn là rào cản rất lớn đối với hộ nông dân cá thể và cả các HTX.

Năm 2010, Hội Doanh nghiệp Hàng Việt Nam chất lượng cao đã hợp tác GlobalGAP để hình thành bộ tiêu chí LocalGAP. Đây là bước trung chuyển cho nông nghiệp Việt Nam bước hơn nấc cao hơn trong thang tiêu chuẩn toàn cầu. Hai tổ chức quốc tế là Bureau Veritas và Eurofins phối hợp để cấp giấy chứng nhận.

“LocalGAP là bước trung chuyển giữa VietGAP và tiêu chuẩn quốc tế GlobalGAP. Bước đệm này sẽ tạo thuận lợi cho các nông trại nhỏ vốn chiếm hơn 70% trong cơ cấu nông nghiệp Việt Nam có thể tiếp cận thị trường quốc tế, tức tham gia xuất khẩu”, theo lời bà Vũ Kim Hạnh, Chủ tịch Hội.

Bình luận của bạn
(*) Nội dung bắt buộc cần có
Bình luận
Xem thêm bình luận

Nhập thông tin của bạn

Xóa ám ảnh đầu tư trái phiếu doanh nghiệp

Xóa ám ảnh đầu tư trái phiếu doanh nghiệp

Mặc dù thị trường trái phiếu doanh nghiệp đã "rã đông" nhưng vẫn chưa thực sự khởi sắc bởi tâm lý nhà đầu tư chưa thoát khỏi nỗi ám ảnh. Xếp hạng tín dụng được xem là một giải pháp tăng niềm tin đầu tư, nâng bền vững thị trường.

Xe điện khuấy động thị trường taxi

Xe điện khuấy động thị trường taxi

Tiềm năng của thị trường gọi xe công nghệ ở Việt Nam còn rất lớn, các doanh nghiệp dẫn đầu đang vẽ lại bức tranh thị trường

Quyết liệt kiểm soát thị trường vàng

Quyết liệt kiểm soát thị trường vàng

Ngân hàng Nhà nước sẽ triển khai ngay giải pháp tăng cung vàng miếng để xử lý tình trạng giá vàng trong nước và thế giới chênh lệch cao

NHNN đề xuất giảm 50% tỷ lệ dự trữ bắt buộc đối với ngân hàng nhận chuyển giao TCTD yếu kém

NHNN đề xuất giảm 50% tỷ lệ dự trữ bắt buộc đối với ngân hàng nhận chuyển giao TCTD yếu kém

Ngân hàng Nhà nước (NHNN) đang dự thảo Thông tư sửa đổi, bổ sung một số điều của Thông tư 30/2019/TT-NHNN quy định về thực hiện dự trữ bắt buộc của các tổ chức tín dụng, chi nhánh ngân hàng nước ngoài với dự kiến sẽ sửa đổi, bổ sung 4 điều trong Thông tư 30 là Điều 3, Điều 7, Điều 13 và Điều 16.

Giá vàng liên tục "nhảy số", bất thường nằm ở đâu?

Giá vàng liên tục "nhảy số", bất thường nằm ở đâu?

Giá vàng không còn đứng ở mức đỉnh "chót vót" ghi nhận trong ngày hôm qua đối với vàng nhẫn 9999, song giá vàng miếng SJC vẫn đang "đu đỉnh" gần 85 triệu đồng/lượng. Các chuyên gia chỉ điểm "bình thường" và "bất thường" khi vàng "nhảy múa".

Đất nền tan băng nhưng khó sốt

Đất nền tan băng nhưng khó sốt

Trong khi phân khúc chung cư tăng giá vùn vụt suốt cả năm 2023 kéo dài tới hiện tại vẫn ở biểu đồ đi lên thì đất nền, nhất là đất ven đô lại "ngủ" khá lâu.