Con mình dài, da trơn tuồn tuột, màu nâu nâu… bắt bao nhiêu, bán bấy nhiêu, không sợ “ế” hàng

Thăng Bình Thứ hai, ngày 24/05/2021 14:13 PM (GMT+7)
Ở tỉnh Bình Định có rất nhiều sông, ao hồ lươn trú ẩn, người dân mang đồ nghề với dụng vụ gồm một đoạn cây tre, phía trên gắn một khúc sắt hình chữ V rồi đưa xuống đáy cào lươn.
Bình luận 0

Đoạn sắt dài khoảng 40 cm được dát mỏng, uốn cong hình chữ V, do thợ cào lươn tự chế. Theo quy trình, khi cào qua cào lại, lươn to hay nhỏ sẽ mắc kẹt vào thanh sắt.

Lươn sống ở tầng đáy các ao nhiều bùn, đầm lầy, kênh mương và ruộng lúa, nên thợ cào lươn phải dầm mình trong nước.

Theo các "cao thủ" làm nghề cào lươn, khi cào trúng lươn thì phải nhanh chóng đưa lên khỏi mặt nước, dùng tay kẹp chặt thì lươn mới không thoát.

Con mình dài, da trơn tuồn tuột, màu nâu nâu… bắt bao nhiêu, bán bấy nhiêu, không sợ “ế” hàng - Ảnh 1.

Dùng thanh sắt cào lươn dưới đáy sông.

Với thâm niên hơn 15 năm làm nghề, ông Nguyễn Hồng Sơn (58 tuổi, thôn Xuân Phương, xã Phước Sơn, huyện Tuy Phước, tỉnh Bình Định) cho biết: "Nghề cào lươn luôn phải mò mẫm dưới sông. Bởi, con lươn sống chui lủi dưới bùn sâu, khi cào nó sẽ mắc kẹt vào thanh sắt, gậy cào sẽ khựng lại và nặng hơn. Lúc đó, thợ cào phải nhanh chóng đưa lên khỏi mặt nước, dùng tay kẹp chặt không lươn sẽ tuột mất vì lươn có nhớt rất trơn".

Ông Sơn cho biết, thợ cào lươn thường chọn những vùng sông, ao hồ nhiều bùn, ít gạch đá thì việc cào mới dễ dàng. Mỗi ngày thợ cào lươn làm từ 7-10h sáng, ngày gặp may cào được 4-5 kg, bình thường 2-3 kg.

"Lươn có giá trị dinh dưỡng cao, nhất là lươn cào trong tự nhiên nên không sợ bị ế. Thương lái đến tận nhà mua sỉ với giá bình quân 100.000 đồng/kg, lươn loại to được giá đến 120.000 đồng/kg. Mưu sinh có thu nhập như nghề này là khá ổn định với cuộc sống ở quê", ông Sơn chia sẻ.

Con mình dài, da trơn tuồn tuột, màu nâu nâu… bắt bao nhiêu, bán bấy nhiêu, không sợ “ế” hàng - Ảnh 2.

Nghề cào lươn đòi hỏi phải ngâm mình dưới nước.

Nghề cào lươn thường đi từng tốp 4 đến 5 người, sau đó giàn hàng ngang hoặc người trước, người sau. Nếu người này không bắt được thì người đi cùng bắt, lươn chạy rất nhanh, khi phối hợp ăn ý sẽ bắt được nhiều hơn.

Người dân xã Phước Sơn, huyện Tuy Phước (Bình Định) chia sẻ, lươn có nhiều ở các sông, ao hồ, đầm lầy, ruộng đồng. Đặc biệt, ở hạ lưu các nhánh sông Hà Thanh (đoạn thuộc huyện Tuy Phước). Nghề cào lươn có từ xa xưa, đến nay, nhiều người dân địa phương vẫn bám trụ để mưu sinh.

Dụng cụ để bắt lươn đơn giản chỉ cần một đoạn cây tre một (cây tre nhỏ chắc) dài khoảng 1,5m. Ở đầu gắn một thanh sắt hình chữ V. Thanh sắt này do thợ cào tự chế hoặc thuê thợ rèn làm. Khi cào qua cào lại dưới đáy bùn, lươn sẽ mắc kẹt vào đoạn thanh sắt uốn cong.

Con mình dài, da trơn tuồn tuột, màu nâu nâu… bắt bao nhiêu, bán bấy nhiêu, không sợ “ế” hàng - Ảnh 3.

Thanh sắt hình chữ V.

Ông Võ Văn Bốn (65 tuổi, xã Phước Sơn, huyện Tuy Phước) cho biết, từ thời xưa ông bà ông đã dùng cách này để bắt lươn dưới sông, ao hồ kiếm sống. Dụng cụ của người thợ bắt lươn đơn giản chỉ là một đoạn cây tre một (cây tre nhỏ chắc) dài khoảng 1,5 m.

"Có những chỗ nước ngập ngang cổ, nếu không có nghề thì khó mà bắt được lươn. Thậm chí, thợ mới vào nghề khi cào ở chỗ nước sâu không cẩn thận còn bị sắt móc cả vào chân", ông Bốn nói.

Nghề cào lươn làm quanh năm, nhưng thời điểm dân đi cào lươn nhiều bắt đầu từ tháng 9-10. Thời điểm này bắt đầu vào mùa mưa lũ nên chủ các hồ tôm, hồ cá lo thu hoạch sớm vì sợ bị lũ cuốn trôi. Nếu gặp may, thợ cào lươn khỏe có thể thu được 5-7 kg lươn/ngày, kiếm 500.000-700.000 đồng, còn bình quân kiếm 300.000-400.000 đồng. 


Mời các bạn đồng hành cùng báo Dân Việt trên mạng xã hội Facebook để nhanh chóng cập nhật những tin tức mới và chính xác nhất.
Tin cùng chuyên mục
Xem theo ngày Xem