Covid-19: Sự vô ý thức làm dịch lây lan

Diệu Linh Thứ sáu, ngày 14/05/2021 06:00 AM (GMT+7)
Liên tục có những cá nhân thiếu trung thực khi khai báo y tế, không thực hiện phòng dịch Covid-19 khi đi từ vùng dịch tễ về. Kết quả đã gây hậu quả nghiêm trọng: Làm lây lan dịch và tổn hại kinh tế, sức người khi chạy theo khoanh vùng, cách ly...
Bình luận 0

Một người gian dối, hàng trăm người bị cách ly

Ngày 13/5, Bộ Y tế đã công bố 2 ca Covid-19 mới ở Hà Nội (BN3633-BN3634). Hai ca bệnh này sau đó được làm rõ là vợ chồng ông Nguyễn Văn Thanh - Giám đốc Công ty Đầu tư Xây dựng số 2 Hà Nội. Hai vợ chồng ông Thanh đã Đà Nẵng từ ngày 30/4 - 2/5, là vùng có dịch Covid-19. Tuy nhiên, ông Thanh mới chỉ khai báo y tế ở sân bay. Hơn nữa, hai vợ chồng ông Thanh không áp dụng biện pháp tự cách ly tại nhà, theo dõi sức khỏe như yêu cầu của ngành y tế khi đi từ các vùng có yếu tố dịch tễ về mà vẫn tham dự nhiều buổi làm việc, đại hội cổ đông, liên hoan và gặp gỡ nhiều người.

Đến ngày 8/5, vợ ông Thanh viêm họng đi khám tại Phòng khám Thu Cúc nhưng khi nghe vợ chồng ông Thanh đi từ Đà Nẵng về nên đã từ chối khám. Hai vợ chồng ông này đi về và tiếp tục đi làm, giao lưu tiếp xúc đông người. Đến ngày 11/5, khi vẫn tiếp tục ho, đau họng, hai vợ chồng tiếp tục đi khám tại Bệnh viện Hữu nghị Việt - Xô, và phát hiện dương tính với SARS-CoV-2.

Sự vô ý thức làm dịch lây lan - Ảnh 1.

Lực lượng chức năng tiến hành phong tỏa Hồ Gươm Plaza. Ảnh: Lê Hiếu

"Tôi xác định, với cán bộ nếu đã giao nhiệm vụ thì phải làm, ai không làm thì phải đứng sang một bên, không được chậm trễ bất cứ một phút nào. Vĩnh Phúc sẽ khách quan, xử lý nghiêm những trường hợp vi phạm, lơ là phòng dịch gây ra hậu quả nghiêm trọng".

Ông Lê Duy Thành

Thông tin từ Bệnh viện Hữu nghị Việt - Xô cho biết, khi khai vào tờ khai y tế, hai vợ chồng ông Thanh cũng cho biết mình không đi ra ngoài Hà Nội. Chỉ đến khi xét nghiệm cho thấy bị mắc Covid-19, hai vợ chồng mới "thú nhận" đã đi Đà Nẵng về.

Việc không khai báo trung thực, không áp dụng các biện pháp phòng dịch dù đi từ vùng có dịch về đã khiến gần 200 người trở thành F1 phải đi cách ly tập trung, hàng trăm người khác là F2, 2 bệnh viện phải cách ly y tế khoa khám bệnh, cấp cứu, nhiều tòa nhà bị phong tỏa. Tính đến trưa ngày 13/5 đã xác định được 2 F1 bị Covid-19, lây nhiễm từ vợ chồng ông Thanh. Trước đó, ca Covid-19 (BN 3051), sinh năm 1989, ở 42 Hàm Nghi, phường Hải Tân, TP.Hải Dương cũng đã vượt cảnh từ Lào (ngày 20/4) vào Việt Nam. Thanh niên này đi nhiều nơi ở các tỉnh, thành phố gồm Hải Dương, Hải Phòng, Hà Nam, Hà Nội, Quảng Trị nên yếu tố dịch tễ rất phức tạp.

img

Phó Thủ tướng Vũ Đức Đam: Quán triệt "chống dịch như chống giặc"

Các bộ, ngành, địa phương tiếp tục quán triệt sâu sắc hơn nữa quan điểm "chống dịch như chống giặc", tập trung cao độ thực hiện có hiệu quả các chỉ đạo của Bộ Chính trị, Ban Bí thư, Chính phủ, Thủ tướng Chính phủ... Đặc biệt, cần xác định rõ trách nhiệm người đứng đầu theo tinh thần chỉ đạo của Thường trực Ban Bí thư và Thủ tướng Chính phủ: Lãnh đạo cấp tỉnh chịu trách nhiệm về công tác phòng, chống dịch trên địa bàn; kiên quyết không để dịch xâm nhập và lây lan trên diện rộng.

Ngoài ra phải thực hiện nghiêm các biện pháp phòng chống dịch có hiệu quả: Đối với cá nhân là thực hiện 5K, đặc biệt là phải bắt buộc đeo khẩu trang khi ra khỏi nhà; đối với cơ sở, đơn vị, cơ quan, doanh nghiệp phải đánh giá, cập nhật lên hệ thống an toàn Covid-19, xử lý nghiêm người không đeo khẩu trang, kiên quyết đóng cửa các cơ sở, đơn vị, doanh nghiệp nếu không bảo đảm an toàn; xử lý kịp thời các trường hợp nhập cảnh trái phép; các trường hợp không khai báo y tế, khai báo y tế không trung thực, không chấp hành cách ly khi nhập cảnh, không thực hiện nghiêm theo dõi y tế sau cách ly tập trung.

img

PGS-TS Trần Đắc Phu - Cố vấn cao cấp Trung tâm Đáp ứng sự kiện y tế khẩn cấp Việt Nam: Ý thức là yếu tố quyết định

"Nếu trong đám đông đó có người nhiễm sẽ dẫn đến lây nhiễm với số ca trong cộng đồng rất lớn và rất khó truy vết nhanh. Do đó, giai đoạn dịch Covid-19 phức tạp như hiện nay, ý thức người dân cần nâng cao hơn. Càng chỗ đông người càng cần tuân thủ các biện pháp phòng chống dịch, đặc biệt là tuân thủ 5K…

Về phía chính quyền, cũng cần phát loa thông tin hoặc phân công nhân lực nhắc nhở để người dân tuân thủ quy định về phòng chống dịch; xử phạt nghiêm những người vi phạm. Trong tình hình hiện nay cả người dân và chính quyền địa phương càng cần phải nâng cao tinh thần phòng chống dịch".

D.L (ghi)

Khi anh họ tại Lào của T gọi điện về báo tin trong số những người T từng tiếp xúc tại Lào đã có ít nhất 4 người (trong đó có cả người anh họ) mắc Covid-19, đang được cách ly điều trị. Từ đêm 29/4, T bắt đầu có biểu hiện ho khan và rát cổ nhưng vẫn tiếp tục đi nhiều nơi, đến khi thấy tình trạng sốt không thuyên giảm mới đi làm xét nghiệm và được xác nhận mắc Covid-19. Liên quan ca bệnh này, tính đến ngày 8/5 đã có ít nhất 2 trường hợp bị lây nhiễm Covid-19 từ T.

Đình chỉ chức vụ, làm rõ trách nhiệm người đứng đầu

Ngày 13/5, Tổng Công ty Đầu tư và Phát triển nhà Hà Nội (Handico) đã tạm thời đình chỉ chức vụ Bí thư Đảng ủy, Giám đốc Công ty Đầu tư Xây dựng số 2 Hà Nội của ông Nguyễn Văn Thanh để kiểm điểm làm rõ trách nhiệm tập thể, cá nhân vi phạm quy định phòng chống dịch Covid-19. Trước đó, UBND TP.Hà Nội đã ra công văn "thượng khẩn" yêu cầu Tổng Công ty Đầu tư và Phát triển Nhà Hà Nội kiểm điểm, làm rõ trách nhiệm của tập thể và cá nhân trong vi phạm quy định phòng chống dịch Covid-19 của ông Thanh.

Về BN 3051 ở Hải Dương, hiện cơ quan chức năng đang củng cố hồ sơ để xử lý hành vi vi phạm các quy định về phòng chống dịch bệnh, gây lây nhiễm trong cộng đồng đối với bệnh nhân này. Trong thời gian qua, hàng loạt cán bộ cũng đã bị kỷ luật, đình chỉ chức vụ vì đã lơ là trong công tác phòng dịch Covid-19.

Tại Vĩnh Phúc, thời gian qua, tỉnh đã tạm đình chỉ công tác 7 cán bộ do lơ là, chậm trễ trong công tác chống dịch, gồm: ông Nguyễn Mạnh Hùng - Chủ tịch UBND huyện Bình Xuyên; với ông Nguyễn Khắc Lập - Phó Giám đốc phụ trách Sở Y tế; ông Hà Thanh Hùng - Chủ tịch UBND phường Khai Quang; 2 trưởng công an phường và 2 cán bộ cấp phường. Ngoài ra, Vĩnh Phúc đã khởi tố 2 vụ án hình sự về việc tổ chức cho người khác ở lại Việt Nam trái phép; bắt tạm giam hàng chục người Trung Quốc nhập cư trái phép. Tỉnh cũng đã đình chỉ 4 doanh nghiệp.

"Tôi xác định, với cán bộ nếu đã giao nhiệm vụ thì phải làm, ai không làm thì phải đứng sang một bên, không được chậm trễ bất cứ một phút nào. Vĩnh Phúc sẽ khách quan, xử lý nghiêm những trường hợp vi phạm, lơ là phòng dịch gây ra hậu quả nghiêm trọng " - Chủ tịch UBND tỉnh Vĩnh Phúc Lê Duy Thành cho biết...

Tại ổ dịch Hà Nam, Cơ quan Công an tỉnh Hà Nam đã khởi tố vụ án làm lây lan dịch bệnh truyền nhiễm tại thôn Quan Nhân, xã Đạo Lý, huyện Lý Nhân theo Điều 240, Bộ luật Hình sự. Trước đó, do không áp dụng biện pháp phòng dịch sau khi đi từ khu cách ly tập trung về, BN2899 làm lây nhiễm Covid-19 cho 15 người tại tỉnh và 6 người tại địa phương khác. Ngoài ra, Chủ tịch UBND xã Đạo Lý (Lý Nhân, Hà Nam) và nhiều cán bộ khác bị kỷ luật vì lơ là công tác phòng dịch.

Còn tại Yên Bái, cán bộ y tế đã lơ là quản lý, để lây nhiễm virus SARS-CoV-2 từ chuyên gia Ấn Độ sang nhân viên khách sạn và chuyên gia người Trung Quốc tại cơ sở cách ly làm bùng phát nhiều ổ dịch ở nhiều tỉnh tại khác. Do đó, Chủ tịch UBND tỉnh Yên Bái đã quyết định thi hành kỷ luật bằng hình thức "Cảnh cáo" đối với ông Nguyễn Trường Giang - Giám đốc Trung tâm Y tế TP.Yên Bái do đã có vi phạm trong thực hiện nhiệm vụ phòng, chống dịch Covid-19.

Ngày 9/5, Thủ tướng Phạm Minh Chính đã đi kiểm tra công tác phòng chống dịch tại các tỉnh biên giới Tây Nam và họp trực tuyến với 6 tỉnh biên giới Tây Nam. Tại cuộc họp, Thủ tướng yêu cầu phải rút kinh nghiệm, chấn chỉnh những trường hợp cán bộ, nhất là người đứng đầu lơ là, chủ quan trong phòng chống dịch. Thủ tướng đề nghị Ban Chỉ đạo quốc gia phòng chống dịch Covid-19 tiếp tục chỉ ra địa chỉ, con người cụ thể vi phạm, không được nể nang. 


Mời các bạn đồng hành cùng báo Dân Việt trên mạng xã hội Facebook để nhanh chóng cập nhật những tin tức mới và chính xác nhất.
Tin cùng chuyên mục
Xem theo ngày Xem