Thứ sáu, 19/04/2024

CPI tháng 1 tăng mạnh vì Tết Nguyên đán

29/01/2023 7:00 PM (GMT+7)

Chỉ số giá tiêu dùng (CPI) tháng 1 đã tăng 0,52% so với tháng trước và tăng 4,89% so với cùng kỳ năm 2022, lạm phát cơ bản trong tháng cũng tăng 5,21%.




CPI tháng 1 tăng mạnh vì Tết Nguyên đán - Ảnh 1.

Nhu cầu mua sắm dịp Tết Nguyên đán là nguyên nhân khiến CPI tháng 1 tăng cao. Ảnh: Quỳnh Danh.

Tổng cục Thống kê vừa công bố chỉ số giá tiêu dùng (CPI) tháng 1 với mức tăng cao so với cùng kỳ năm 2022. Theo đơn vị này, Tết Nguyên đán Quý Mão đã đẩy nhu cầu mua sắm của người dân lên cao, giá hàng hóa và dịch vụ tăng theo quy luật tiêu dùng vào dịp Tết. Do đó, so với cùng kỳ năm 2022, CPI tháng 1 đã tăng 4,89%, trong khi lạm phát cơ bản tăng 5,21%.

Cùng với đó, giá xăng dầu trong nước tăng theo giá nhiên liệu thế giới và điều chỉnh theo mức thuế bảo vệ môi trường từ ngày 1/1 cũng là những yếu tố khiến CPI tháng 1 tăng 0,52% so với tháng trước.

Theo cơ quan thống kê, có 8 nhóm hàng hóa và dịch vụ có chỉ số giá tăng trong tháng 1; 2 nhóm hàng có chỉ số giá giảm và 1 nhóm hàng (bưu chính viễn thông) giữ giá ổn định.

Cụ thể, ở nhóm hàng hóa, dịch vụ gia tăng, nhóm giao thông có mức tăng cao nhất (+1,39%), làm CPI chung tăng 0,13 điểm phần trăm. Chủ yếu do giá xăng dầu được điều chỉnh tăng vào ngày 1/1, 3/1 và 11/1 theo giá nhiên liệu thế giới và điều chỉnh theo mức thuế bảo vệ môi trường đối với xăng, dầu, mỡ nhờn theo Nghị quyết 30/2022 của Ủy ban Thường vụ Quốc hội làm cho giá xăng tăng 2,31%.

Cũng tại nhóm này, giá dầu diezen giảm 2,15%. Bên cạnh đó, chỉ số giá nhóm phụ tùng tháng 1 cũng tăng 0,48%; dịch vụ khác đối với phương tiện vận tải cá nhân tăng 0,56%; dịch vụ giao thông công cộng tăng 8,81%.

%TỐC ĐỘ TĂNG/GIẢM CPI THÁNG 1 GIAI ĐOẠN 2019-2023Nguồn: Tổng cục Thống kê.2019202020212022202301234567

Nhóm đồ uống và thuốc lá tăng 1,12% do nhu cầu tiêu dùng và sử dụng làm quà biếu tặng trong dịp Tết khiến giá rượu bia tăng 1,66%; thuốc hút tăng 0,71%; đồ uống không cồn tăng 0,49%.

Nhóm hàng ăn và dịch vụ ăn uống tăng 0,82%, tác động làm CPI chung tăng 0,27 điểm phần trăm. Trong đó, lương thực tăng 0,89% (làm CPI chung tăng 0,03 điểm phần trăm); thực phẩm tăng 0,95% (làm CPI chung tăng 0,2 điểm phần trăm) và ăn uống ngoài gia đình tăng 0,46% (làm CPI chung tăng 0,04 điểm phần trăm).

Tương tự, các nhóm hàng hóa, dịch vụ ghi nhận giá cả tăng trong tháng đầu năm 2023 là may mặc, mũ nón, giày dép tăng 0,62% do nhu cầu mua sắm quần áo dịp Tết Nguyên đán Quý Mão tăng; hàng hóa và dịch vụ khác tăng 0,7%; văn hóa, giải trí và du lịch tăng 0,42%; thiết bị và đồ dùng gia đình tăng 0,36%; thuốc và dịch vụ y tế tăng 0,07%.

Trong khi đó, 2 nhóm hàng hóa, dịch vụ có chỉ số giá giảm gồm giáo dục giảm 0,15% (làm CPI chung giảm 0,01 điểm phần trăm). Trong đó, dịch vụ giáo dục giảm 0,2% với nguyên nhân chủ yếu do ngày 20/12/2022, Chính phủ ban hành Nghị quyết 165 yêu cầu các địa phương giữ ổn định mức thu học phí năm 2022-2023 như năm 2021-2022 để tiếp tục hỗ trợ người dân nên một số địa phương đã điều chỉnh giảm mức học phí sau khi đã thu theo Nghị định 81/2021 của Chính phủ.

Nhóm nhà ở và vật liệu xây dựng giảm 0,12% do giá gas giảm 4,69%, giá dầu hỏa giảm 2,12% và giá nước sinh hoạt giảm 0,35%. Ngược lại, giá điện sinh hoạt tăng 0,08% do nhu cầu dùng điện để sưởi ấm tăng khi thời tiết chuyển lạnh, giá vật liệu bảo dưỡng nhà ở tăng 0,23%, giá dịch vụ sửa chữa nhà ở tăng 0,9% do nhu cầu sửa chữa, bảo dưỡng nhà ở tăng vào dịp Tết Nguyên đán.

Nhóm hàng hóa, dịch vụ duy nhất giữ giá ổn định trong tháng 1 là bưu chính viễn thông.

Theo cơ quan thống kê, lạm phát cơ bản tháng 1 đã tăng 0,46% so với tháng trước, tăng 5,21% so với cùng kỳ năm trước, cao hơn mức CPI bình quân chung (+4,89%) chủ yếu do giá gas và giá dịch vụ giáo dục giảm là yếu tố kiềm chế tốc độ tăng CPI trong tháng. Các nhóm hàng hóa, dịch vụ này lại thuộc nhóm được loại trừ trong danh mục tính lạm phát cơ bản.

Cũng theo ghi nhận của Tổng cục Thống kê, giá vàng trong nước biến động cùng chiều với giá vàng thế giới. Tính đến ngày 20/1, bình quân giá vàng thế giới ở mức 1.885 USD/ounce, tăng 4,32% so với tháng 12/2022 do thông tin Cục Dự trữ Liên bang Mỹ (Fed) tăng lãi suất lên khoảng 5-5,25% trong năm 2023 và sau đó sẽ được giảm dần. Đây cũng dự báo là yếu tố khiến USD giảm và vàng tăng lên.

Ngoài ra, nhu cầu tìm đến vàng trong năm nay dự báo cao hơn do nhà đầu tư lo ngại kinh tế thế giới rơi vào suy thoái. Trong nước, nhu cầu mua sắm vàng trước Tết Nguyên đán tăng làm chỉ số giá vàng tháng 1 tăng 0,51% so với tháng trước và tăng 3,57% so với cùng kỳ năm trước.

Theo Zing

Bình luận của bạn
(*) Nội dung bắt buộc cần có
Bình luận
Xem thêm bình luận

Nhập thông tin của bạn

Xóa ám ảnh đầu tư trái phiếu doanh nghiệp

Xóa ám ảnh đầu tư trái phiếu doanh nghiệp

Mặc dù thị trường trái phiếu doanh nghiệp đã "rã đông" nhưng vẫn chưa thực sự khởi sắc bởi tâm lý nhà đầu tư chưa thoát khỏi nỗi ám ảnh. Xếp hạng tín dụng được xem là một giải pháp tăng niềm tin đầu tư, nâng bền vững thị trường.

Xe điện khuấy động thị trường taxi

Xe điện khuấy động thị trường taxi

Tiềm năng của thị trường gọi xe công nghệ ở Việt Nam còn rất lớn, các doanh nghiệp dẫn đầu đang vẽ lại bức tranh thị trường

Quyết liệt kiểm soát thị trường vàng

Quyết liệt kiểm soát thị trường vàng

Ngân hàng Nhà nước sẽ triển khai ngay giải pháp tăng cung vàng miếng để xử lý tình trạng giá vàng trong nước và thế giới chênh lệch cao

NHNN đề xuất giảm 50% tỷ lệ dự trữ bắt buộc đối với ngân hàng nhận chuyển giao TCTD yếu kém

NHNN đề xuất giảm 50% tỷ lệ dự trữ bắt buộc đối với ngân hàng nhận chuyển giao TCTD yếu kém

Ngân hàng Nhà nước (NHNN) đang dự thảo Thông tư sửa đổi, bổ sung một số điều của Thông tư 30/2019/TT-NHNN quy định về thực hiện dự trữ bắt buộc của các tổ chức tín dụng, chi nhánh ngân hàng nước ngoài với dự kiến sẽ sửa đổi, bổ sung 4 điều trong Thông tư 30 là Điều 3, Điều 7, Điều 13 và Điều 16.

Giá vàng liên tục "nhảy số", bất thường nằm ở đâu?

Giá vàng liên tục "nhảy số", bất thường nằm ở đâu?

Giá vàng không còn đứng ở mức đỉnh "chót vót" ghi nhận trong ngày hôm qua đối với vàng nhẫn 9999, song giá vàng miếng SJC vẫn đang "đu đỉnh" gần 85 triệu đồng/lượng. Các chuyên gia chỉ điểm "bình thường" và "bất thường" khi vàng "nhảy múa".

Đất nền tan băng nhưng khó sốt

Đất nền tan băng nhưng khó sốt

Trong khi phân khúc chung cư tăng giá vùn vụt suốt cả năm 2023 kéo dài tới hiện tại vẫn ở biểu đồ đi lên thì đất nền, nhất là đất ven đô lại "ngủ" khá lâu.