Cứ hai tuần, doanh nghiệp Việt Nam đối diện với một vụ kiện, điều tra phòng vệ thương mại

An Linh Chủ nhật, ngày 25/12/2022 16:30 PM (GMT+7)
Theo ước tính cứ 2 tuần có 1 vụ phòng vệ thương mại mới từ nước ngoài. Bên cạnh những vụ việc mới, các quốc gia vẫn tiếp tục rà soát lại các vụ điều tra từ năm trước đó.
Bình luận 0

Đây là khẳng định của ông Lê Triệu Dũng, Cục trưởng Cục Phòng vệ Thương mại, Bộ Công Thương, theo ông Dũng trong tổng số 225 vụ việc PVTM do nước ngoài điều tra, có 126 vụ việc (56% vụ việc) được khởi xướng từ năm 2016 đến nay, tức là mỗi năm trung bình ta phải ứng phó với khoảng 20 vụ việc PVTM.

Cứ hai tuần, doanh nghiệp Việt Nam đối diện với một vụ kiện, điều tra phòng vệ thương mại - Ảnh 1.

Ông Lê Triệu Dũng, Cục trưởng Cục Phòng vệ Thương mại, Bộ Công Thương

Trao đổi với báo Dân Việt mới đây, ông Lê Triệu Dũng, Cục trưởng Cục Phòng vệ Thương mại, Bộ Công Thương, số lượng vụ việc các vụ việc phòng vệ thương mại gia tăng nhanh gần đây, đặc biệt từ 2016 - 2017 đến nay. 

"Theo ước tính cứ 2 tuần có 1 vụ phòng vệ thương mại mới từ nước ngoài. Bên cạnh những vụ việc mới, các quốc gia vẫn tiếp tục rà soát lại các vụ điều tra từ năm trước đó", ông Dũng nói.

Ví dụ, các vụ điều tra cá tra, tôm của Việt Nam diễn ra từ năm 2001, 2002 nhưng đến nay họ vẫn rà soát. Theo tôi, có 3 nguyên nhân chính giải thích vì sao các vụ việc điều tra phòng vệ thương mại diễn ra ngày càng nhiều và trở thành xu hướng. 

Nguyên nhân thứ nhất và cũng là lớn nhất đó chính là năng lực và khả năng xuất khẩu của Việt Nam ngày càng tốt hơn. Đặc biệt từ năm 2016 đến nay chúng ta thực hiện mở cửa, tham ra nhiều Hiệp định thương mại song phương trên thế giới.

Và quá trình hội nhập, mở cửa, tạo ra cho chúng ta nhiều cơ hội để thâm nhập thị trường mới và được hưởng nhiều lợi thế như: Chúng ta được cắt giảm thuế, thậm chí cắt giảm 100%, rồi chuyển giao công nghệ tích cực… 

Đặc biệt, kim ngạch xuất khẩu nước ta liên tục tăng. Đến thời điểm hiện tại, kim ngạch xuất khẩu của Việt Nam đã đạt mốc kỷ lục 700 tỷ USD, là một trong những quốc gia tốc độ tăng trưởng cao nhất thế giới, cùng với đó là năng lực khả năng cạnh tranh rất lớn.

Chính vì thế sức ép cạnh tranh tại các nước nhập khẩu cao hơn. Theo đó, để bảo vệ mình, nhiều doanh nghiệp nước ngoài đã kiến nghị điều tra hàng xuất khẩu của ta. Đó có thể coi là một thực tế - một trong những tác động tiêu cực của quá trình nhập. Nhờ hội nhập mà chúng ta nhận được nhiều tích cực, nhưng trong đó cũng có tiêu cực!

Nguyên nhân thứ 2, trước tác động của dịch Covid, nhiều nước nhiều ngành gặp khó khăn, chính vì thế nhiều nước họ có nhiều biện pháp bảo vệ ngành trong nước, ngành công nghiệp nền tảng, có thể liên quan đến an ninh quốc gia như ngành thép, vì thế họ có nhiều biện pháp ngăn chặn nhập khẩu họ sẽ sử dụng nhiều biện pháp phòng vệ thương mại.

Yếu tố thứ 3, đó là một số nước có nền kinh tế lớn có nền cạnh tranh, họ sẽ định hình lại chuỗi cung ứng, rộng hơn là các liên kết kinh tế. Đặc biệt là các thị trường xuất khẩu lớn của chúng ta, họ kiểm tra chặt chẽ hơn về nguồn nguyên liệu. Chính vì vậy, trong năm 2022, trong các biện pháp phòng vệ thương mại mới, chống lẩn tránh thuế tương đối lớn. Vì thế, chúng ta cần lưu ý, khi nhập nguyên liệu từ các nước khác.

Theo ông Dũng, các vụ điều tra cá tra, tôm của Việt Nam diễn ra từ năm 2001, 2002 nhưng đến nay họ vẫn rà soát. Theo tôi, có 3 nguyên nhân chính giải thích vì sao các vụ việc điều tra phòng vệ thương mại diễn ra ngày càng nhiều và trở thành xu hướng.

Mời các bạn đồng hành cùng báo Dân Việt trên mạng xã hội Facebook để nhanh chóng cập nhật những tin tức mới và chính xác nhất.
Tin cùng chuyên mục
Xem theo ngày Xem