Thứ năm, 25/04/2024

Cuộc đua khốc liệt chuỗi nhà thuốc: Long Châu, Pharmacity, An Khang đang kinh doanh ra sao?

31/07/2022 4:07 PM (GMT+7)

Cuộc đua mở chuỗi nhà thuốc đang được các "ông lớn" cạnh tranh quyết liệt. Không chỉ tập trung vào một vài con đường, các chuỗi nhà thuốc đang mở rộng, bành trướng ra nhiều khu vực đông dân cư tại TP.HCM.

Cạnh tranh quyết liệt

Đường Bùi Đình Túy (quận Bình Thạnh) mới được mở rộng gần đây với dân cư tập trung đông đúc đã nhanh chóng thu hút sự chú ý của nhiều chuỗi nhà thuốc.

Nhà thuốc Long Châu của FPT Retail có mặt sớm nhất, sau đó, Pharmacity mở ngay một nhà thuốc đối diện. An Khang cũng vừa góp mặt cách đó không xa. Trên đoạn đường chưa đến 100mét, cả ba doanh nghiệp đứng đầu chuỗi nhà thuốc hiện nay là Long Châu, Pharmacity và An Khang đang kèn cựa nhau quyết liệt.

Cuộc đua khốc liệt chuỗi nhà thuốc: Long Châu, Pharmacity, An Khang đang kinh doanh ra sao? - Ảnh 1.

Chuỗi nhà thuốc Long Châu có 719 cửa hàng, tính đến ngày 31/7. Ảnh: FRT

Thế Giới Di Động đang đặt nhiều tham vọng vào chuỗi nhà thuốc An Khang. Từ cuối tháng 5/2022, mỗi tháng hệ thống mở mới trên dưới 100 cửa hàng. Chỉ trong vòng vài tháng, từ 178 nhà thuốc, hệ thống đã cán mốc 500 cửa hàng vào giữa tháng 7/2022 và liên tục mở rộng cho đến nay.

"Việc mở rộng thần tốc là quá trình tất yếu sau thời gian thăm dò thị trường. Tham gia cuộc đua có phần muộn hơn trên thị trường, An Khang chắc chắn sẽ duy trì tốc độ để rút ngắn khoảng cách với các nhà bán lẻ khác", ông Đoàn Văn Hiểu Em, CEO Công ty CP Thế Giới Di Động quả quyết.

Các nhà bán lẻ khác đang xếp trước An Khang về số lượng cửa hàng nhà thuốc là Long Châu và Pharmacity. Tính đến cuối tháng 7, chuỗi nhà thuốc Long Châu có 719 cửa hàng (theo cập nhật trên website hệ thống, ngày 31/7). Tại thời điểm cuối năm 2021, Long Châu có 400 nhà thuốc. Như vậy, trong 7 tháng đầu năm 2022, Long Châu đã nhanh chóng phát triển thêm đến hơn 300 điểm bán.

Pharmacity đang có hơn 1.100 nhà thuốc, gần bằng tổng số lượng điểm bán của An Khang và Long Châu. Tham vọng của hệ thống này là có 1.750 nhà thuốc vào cuối năm nay và đến năm 2025, sẽ cán mốc 5.000 nhà thuốc trên toàn quốc.

Cuộc đua càng thêm khốc liệt hơn khi mới đây, nhiều thông tin trên thị trường cho biết tập đoàn Masan của tỷ phú Nguyễn Đăng Quang cũng sẽ gia nhập với một chuỗi nhà thuốc mang tên Dr.Win. Chuỗi này đang thông báo tuyển dụng dược sĩ rầm rộ. Nhiều khả năng nhà thuốc Dr.Win sẽ được tích hợp trong các cửa hàng, siêu thị WinMart và WinMart+ do Masan đang vận hành.

Các chuỗi nhà thuốc đang kinh doanh ra sao?

Thị trường bán lẻ dược phẩm tại Việt Nam ước tính có quy mô khoảng 7-8 tỷ USD và dự kiến tăng trưởng 2 con số trong các năm tới. Dù thị trường bán lẻ dược phẩm có quy mô lớn nhưng chưa có bất kỳ một tên tuổi nào giữ thị phần lớn nhất nên các "ông lớn" đều kỳ vọng sẽ là người dẫn đầu đường đua.

Tuy nhiên, nhìn về quá trình phát triển của các chuỗi nhà thuốc, chặng đường chinh phục này không mấy dễ dàng. Chỉ đến khi Covid-19 xuất hiện, ngành bán lẻ dược phẩm mới thuận lợi hơn, các doanh nghiệp đồng loạt ghi nhận những đồng lãi đầu tiên.

Cuộc đua khốc liệt chuỗi nhà thuốc: Long Châu, Pharmacity, An Khang đang kinh doanh ra sao? - Ảnh 2.

Đến cuối tháng 7/2022, Pharmacity đang có hơn 1.100 nhà thuốc, gần bằng tổng số lượng điểm bán của An Khang và Long Châu. Ảnh: Phúc Minh

Pharmacity không công khai kết quả kinh doanh hàng năm nhưng qua các báo cáo gửi Sở Giao dịch Chứng khoán Hà Nội những năm trước theo quy định công bố thông tin sau khi phát hành trái phiếu, thì bức tranh tài chính của hệ thống này cũng một phần hé lộ. Năm 2019, Pharmacity lỗ ròng 265 tỷ đồng. 6 tháng đầu năm 2020, Pharmacity lỗ 194 tỷ đồng.

Thông tin mới nhất từ Pharmacity cho biết năm 2021, chuỗi đạt doanh thu 3.567 tỷ đồng - tăng gấp đôi so với năm 2020, đồng thời ghi nhận có lãi từ tháng 7/2021 theo chỉ số EBITDA (lợi nhuận trước thuế).

Thâu tóm chuỗi nhà thuốc Phúc An Khang vào cuối năm 2017 (sau đó đổi tên thành An Khang), nhưng Thế Giới Di Động vẫn chưa đủ tự tin mở rộng. Số lượng nhà thuốc An Khang dường như giậm chân tại chỗ suốt 3-4 năm sau khi thâu tóm. 

Chủ tịch HĐQT Thế Giới Di Động nhiều lần cho biết kinh doanh nhà thuốc tại Việt Nam có nhiều quy định chưa rõ ràng, chẳng hạn cùng một chuỗi nhưng cửa hàng là do cá nhân đăng ký kinh doanh, mà không phải doanh nghiệp, nếu đầu tư bài bản có thể gặp rủi ro pháp lý. Do đó, tính đến đầu năm 2020, chuỗi nhà thuốc An Khang lỗ lũy kế vài tỷ đồng.

Cuộc đua khốc liệt chuỗi nhà thuốc: Long Châu, Pharmacity, An Khang đang kinh doanh ra sao? - Ảnh 3.

An Khang đặt kế hoạch 800 nhà thuốc trong năm 2022. Ảnh: MWG

Thế Giới Di Động mới chỉ đầu tư vào An Khang gần đây, khi Covid-19 khiến thị trường này được hưởng lợi. Theo báo cáo mới nhất của tập đoàn này, doanh thu trung bình mỗi nhà thuốc đã hoạt động ổn định là 700-800 triệu/tháng đối với mô hình độc lập và 400-500 triệu/tháng đối với mô hình bên cạnh cửa hàng Bách Hóa Xanh.

Ông Đoàn Văn Hiểu Em chia sẻ: "Tốc độ mở chuỗi của An Khang đang vượt qua kỳ vọng ban đầu của Ban Giám đốc và có thể hoàn thành sớm kế hoạch 800 cửa hàng trong năm 2022. Hơn ai hết, tôi cảm nhận được hơi thở của chuỗi này như thế nào và vì thế tôi có thể tin tưởng cuối năm nay An Khang sẽ có lời".

FPT Retail gia nhập thị trường dược phẩm năm 2018 với chuỗi nhà thuốc Long Châu. Đến năm 2020, Long Châu đạt doanh thu 1.191 tỷ đồng, tăng trưởng 133% nhưng lợi nhuận vẫn âm do dồn lực đầu tư cho quá trình mở rộng. 

Phải đến nửa cuối năm 2021, Long Châu mới bắt đầu có lãi. Đây cũng là thời điểm căng thẳng nhất của dịch Covid-19 tại Việt Nam, nhu cầu dược phẩm và các sản phẩm chăm sóc sức khỏe tăng cao. 

Báo cáo mới nhất của FPT Retail cho biết 6 tháng đầu năm 2022, doanh thu chuỗi nhà thuốc Long Châu đạt 4.008 tỷ đồng, tăng gấp 3 lần so với cùng kỳ năm 2021. Kết quả này được FPT Retail đánh giá là khả quan dù tình hình dịch bệnh đã được kiểm soát tốt, nhu cầu về các sản phẩm chăm sóc sức khoẻ giảm so với thời điểm dịch bùng phát.

Bình luận của bạn
(*) Nội dung bắt buộc cần có
Bình luận
Xem thêm bình luận

Nhập thông tin của bạn

Dừa tươi tăng giá gấp đôi mùa nắng nóng

Dừa tươi tăng giá gấp đôi mùa nắng nóng

Chỉ sau 1 tháng, giá dừa tươi bán sỉ đã tăng gần gấp đôi nên các tiểu thương phải tìm cách để người tiêu dùng bớt sốc

Tiếp tục đấu thầu 16.800 lượng vàng miếng vào ngày 25/4

Tiếp tục đấu thầu 16.800 lượng vàng miếng vào ngày 25/4

Ngày 25/4, Ngân hàng Nhà nước tiếp tục tổ chức phiên đấu thầu vàng miếng với dự kiến đấu thầu 16.800 lượng.

Mặt bằng bán lẻ khu vực trung tâm TP.HCM hút khách thuê

Mặt bằng bán lẻ khu vực trung tâm TP.HCM hút khách thuê

Lĩnh vực bán lẻ cao cấp các ngành hàng xa xỉ như trang sức, đồng hồ,... tại TP.HCM trong thời gian qua ngày càng tăng với nhiều tên tuổi lớn. Do đó, mặt bằng tại khu vực trung tâm quận 1 đang được các đơn vị tập trung lựa chọn.

Chuyên gia nhận định giá vàng sẽ giảm nhẹ

Chuyên gia nhận định giá vàng sẽ giảm nhẹ

Thị trường vàng trong nước trong trạng thái ổn định hiếm thấy hôm nay 21/4. Các chuyên gia dự đoán giá vàng sẽ giảm nhưng không đáng kể.

Nếu Masan đưa công ty hàng tiêu dùng lên HOSE, nền tảng CrownX có thể hoãn IPO

Nếu Masan đưa công ty hàng tiêu dùng lên HOSE, nền tảng CrownX có thể hoãn IPO

Các chuyên gia từ HSBC vừa nêu ra yếu tố giúp kế hoạch niêm yết Masan Consumer Holdings trên sàn HOSE trong thời gian này trở nên khả quan. Tuy nhiên, tập đoàn Masan có thể sẽ phải lùi tiến độ IPO của nền tảng bán lẻ The CrownX.

Giá vàng nhẫn tiếp tục tăng, lên mốc 77 triệu đồng/lượng

Giá vàng nhẫn tiếp tục tăng, lên mốc 77 triệu đồng/lượng

Giá vàng nhẫn sáng nay (20/4) tăng mạnh theo đà tăng của giá thế giới, lên trên mốc 77 triệu đồng/lượng. Trong khi đó, giá vàng miếng SJC quay đầu giảm sau khi có thông tin đấu thầu vàng vào thứ Hai tuần tới.