Cuộc sống khổ sở trên toàn thế giới vì khủng hoảng khí hậu

Thứ ba, ngày 05/10/2021 10:13 AM (GMT+7)
Những vấn đề về biến đổi khí hậu đang gây nhiều tác động tiêu cực đến toàn thế giới. Trong tương lai, một số thảm họa có thể xảy ra, để lại hậu quả nặng nề.
Cuộc sống khổ sở vì khủng hoảng khí hậu - Ảnh 1.

Tại thành phố Bamiyan (Afghanistan), các cô gái trẻ gặp phải trận bão cát lớn khi trên đường tới trường. Thành phố này được bao quanh bởi các sườn núi dốc và thung lũng sâu. Bamiyan có mùa đông khắc nghiệt và điều kiện thời tiết ngày càng tệ trong những năm gần đây. Kể từ năm 2018, Afghanistan đã phải đối mặt với đợt hạn hán làm ảnh hưởng tới 2,2 triệu người. Trong quý đầu năm 2020, hơn 40.000 người Afghanistan đã phải rời bỏ nhà cửa do thiên tai.

Cuộc sống khổ sở vì khủng hoảng khí hậu - Ảnh 2.

Ở Tây Bengal (Ấn Độ), việc cung cấp điện gặp nhiều khó khăn do lượng mưa lớn, bão... Điện gió đã giúp cuộc sống của họ bớt khó khăn phần nào do tận dụng được lượng gió từ vị trí ven biển.

Cuộc sống khổ sở vì khủng hoảng khí hậu - Ảnh 3.

Người dân địa phương trong trận cháy rừng trên đảo Evia (Hy Lạp). Khi cây bị cháy, chúng sẽ giải phóng carbon vào bầu khí quyển, tạo nên những tác động khủng khiếp. Hạn hán, nắng nóng cùng lượng khí thải nhà kính gia tăng sẽ khiến những vụ cháy rừng xảy ra ngày càng nhiều trong các năm tới.

Cuộc sống khổ sở vì khủng hoảng khí hậu - Ảnh 4.

Bức ảnh chụp cuộc sống thường ngày của chàng trai làm việc trong một mỏ than. Điều kiện làm việc độc hại, bẩn thỉu khiến sức khỏe người lao động gặp nhiều vấn đề.

Cuộc sống khổ sở vì khủng hoảng khí hậu - Ảnh 5.

Các sản phẩm chạy bằng năng lượng mặt trời đang là giải pháp cho nhiều ngôi làng nghèo khó.

Cuộc sống khổ sở vì khủng hoảng khí hậu - Ảnh 6.

Người phụ nữ đang đẩy một tảng băng trôi để nó không kéo lưới đánh cá của họ xuống. Băng trôi xuất hiện ngày một nhiều ở Greenland do tác động của biến đổi khí hậu. Những tảng băng trôi cuốn theo lưới của ngư dân, gây thiệt hại về tài chính và ảnh hưởng môi trường dưới đáy biển.

Cuộc sống khổ sở vì khủng hoảng khí hậu - Ảnh 7.

Ảnh chụp phụ nữ Amazon trong cuộc vận động nhân ngày Quốc tế Phụ nữ (8/3/2020). Họ yêu cầu chính quyền tôn trọng chủ quyền các vùng đất tổ tiên của mình. Ngày nay, nhiều vùng đất của các bộ lạc bị xâm phạm để phục vụ lợi ích cho những công ty lớn. Họ không quan tâm tới cuộc sống của những người dân trong khu vực này.

Cuộc sống khổ sở vì khủng hoảng khí hậu - Ảnh 8.

Trời còn nhá nhem nhưng Mike Winkler, một người da đỏ ở Quinault (Mỹ), đã đào cát để thu hoạch trai. Năm ngoái, Hội đồng Bộ lạc đã bỏ phiếu để di dời vĩnh viễn ngôi làng Taholah, bang Washington, tránh xa bờ biển và cửa sông Quinault. Nguy cơ ngập lụt ngày càng tăng, gây nguy hiểm đến tính mạng người dân.

Cuộc sống khổ sở vì khủng hoảng khí hậu - Ảnh 9.

Billal Hossain chia tay ngôi nhà của mình. Anh đập nó để lấy những viên gạch và đi nơi khác lập nghiệp. Do cuộc khủng hoảng khí hậu, ngôi nhà của Hossain đã bị cuốn trôi. Bangladesh là một trong những quốc gia chịu nhiều tác động tiêu cực nhất từ biến đổi khí hậu do con người gây ra.

Cuộc sống khổ sở vì khủng hoảng khí hậu - Ảnh 10.

Ảnh chụp sông băng Gepang Gath (Ấn Độ) và khu vực hồ bên dưới. Trong 40 năm qua, thể tích hồ đã tăng hơn 20 lần do các mảnh sông băng tan chảy. Các chuyên gia dự đoán hồ này sẽ gây ra trận lũ lụt nguy hiểm, đe dọa những ngôi làng xung quanh. Nhiệt độ ngày càng tăng khiến viễn cảnh đấy cũng không còn quá xa.

Theo Zing

Thanh Hà
Mời các bạn đồng hành cùng báo Dân Việt trên mạng xã hội Facebook để nhanh chóng cập nhật những tin tức mới và chính xác nhất.
Tin cùng chuyên mục
Xem theo ngày Xem