Đại gia đi tu Nguyễn Mạnh Hùng: "Nhiều người giàu có, nổi tiếng, thành đạt luôn bất an, tôi trải qua nên biết điều đó" - Ảnh 1.

Đại gia đi tu Nguyễn Mạnh Hùng: "Nhiều người giàu có, nổi tiếng, thành đạt luôn bất an, tôi trải qua nên biết điều đó" - Ảnh 2.

i cũng như nhiều người khác, rất quan tâm đến hạnh phúc. Xin bắt đầu cuộc trò chuyện với ông bằng một câu hỏi ngược: Đã khi nào ông cảm thấy không hạnh phúc? Quan điểm của ông về hạnh phúc là gì? 

Đại gia đi tu Nguyễn Mạnh Hùng: "Nhiều người giàu có, nổi tiếng, thành đạt luôn bất an, tôi trải qua nên biết điều đó" - Ảnh 3.

- Đã là người, ai cũng muốn hạnh phúc. Mục tiêu của tất cả nhân loại là kiếm tìm hạnh phúc. Hạnh phúc có 3 tầng: từ sướng lên đến hạnh phúc và cao nhất là an lạc. Tôi nói thô thiển rằng cấp độ thấp nhất là sướng khi 9 cái lỗ trên cơ thể được thoả mãn, gồm 2 lỗ mắt, 2 lỗ tai, 2 lỗ mũi, 1 lỗ miệng trên mặt và 2 lỗ bên dưới gồm hậu môn và bộ phận sinh dục. Khi mắt thấy cái đẹp, tai nghe cái dễ chịu, mũi ngửi mùi thơm, miệng nếm cái ngon,… là sướng. Sướng cơ bản là phụ thuộc vào bên ngoài, từ ngoại cảnh, hầu như bị ngoại cảnh chi phối. Lên đến tầng 2 là nửa bên trong, nửa bên ngoài. Tức đã có niềm vui sướng từ bên trong, từ tâm mình cộng với niềm vui sướng từ bên ngoài, từ ngoại cảnh tác động vào 6 giác quan. Thời gian kéo dài hơn. Cuối cùng là an lạc khi niềm hạnh phúc, sung sướng vi tế, chỉ từ bên trong mà không cần đến ngoại cảnh bên ngoài. 

Còn chị hỏi, tôi nói luôn rằng, hồi nhỏ tôi toàn bất hạnh. Vì đói, nghèo, bị coi thường, rồi học kém nữa. Lớn lên một chút cũng chẳng hạnh phúc vì lao vào học tập rồi bằng cấp, vào kiếm tiền, vào công danh sự nghiệp, lập nghiệp..., chẳng có thời gian mà hạnh phúc. Lúc đó cứ tưởng nhiều tiền, bằng cao, chức trọng, nổi tiếng là hạnh phúc. Đến lúc giật mình nhận ra rằng mình (và tất cả mọi người) đang gánh trên vai một đôi quang gánh mà một bên là hạnh phúc còn bên kia là đau khổ. Hạnh phúc càng nhiều thì khổ đau cũng càng lớn. Chỉ khi hạ bên hạnh phúc xuống thì khổ đau biến mất và lúc đó có bình an thật sự. Nói thật là tôi mới thật sự nhận ra và thật sự có an lạc được vài năm nay thôi. Mà vẫn chưa phải lúc nào cũng có. Chắc phải đợi đắc đạo, đến khi hoàn toàn giác ngộ và giải thoát mới hết khổ. Bởi nguyên nhân của khổ là tham, sân, si. Còn tham, còn sân, còn si là còn khổ.

Nhưng rất nhiều người trẻ hiện nay họ quan niệm về hạnh phúc là khi có đầy đủ danh tiếng, địa vị, nhà xe, bằng cấp... Thực tế cho thấy, nhiều người có đầy đủ những thứ đó rồi, họ vẫn loay hoay đi tìm hạnh phúc. Từ góc độ của một người tu thiền, ông nghĩ sao? 

- Đúng thế. Ngày xưa Đức Phật là con vua Tịnh Phạn, có vợ đẹp con khôn, cung tần mỹ nữ, lầu gác 4 mùa, tiền vàng chẳng thiếu, danh vọng quyền lực lớn. Nhưng Ngài nhận rõ rằng chẳng có hạnh phúc, nên xuất gia, đi tìm con đường hết khổ. Rồi vua Trần Nhân Tông của Việt Nam, từ bỏ tất cả để đi tu, tìm con đường hết khổ. Ngài vào rừng sâu núi thẳm, nếm mật nằm gai, sống tại chốn hoang vu thiếu thốn. Nói chung cứ phải từng trải, phải kinh qua. Nếu bây giờ tôi nói rằng có chức vụ cao, có nhiều tiền vàng, nổi tiếng mà khổ thì chẳng bạn trẻ nào tin.

Nếu tiền nhiều mà sướng thì chắc là Bill Gates, Jeb Bezos phải sướng nhất thế giới, còn mấy vị tỷ phú Việt Nam đang sướng nhất nước mình. Nhưng không như thế. Họ đang rất khổ. Vì quá nhiều dự án, quá nhiều mối lo... Và chị không biết thôi, phần lớn các doanh nhân ít khi có bữa ăn nào tử tế, ngon lành. Món ăn ngon đầy bàn nhưng họ không ăn những món ăn đó mà ăn suy nghĩ, lo âu, ăn các dự án của hiện tại và tương lai.  

Nếu chị nói bằng cấp là hạnh phúc thì dĩ nhiên các vị có bằng tiến sĩ, tấm bằng cấp cao nhất và những vị giáo sư phải hạnh phúc nhất. Nhưng thực tế không như vậy. Tất cả họ (và tôi) có cản trở hạnh phúc cực lớn mà trong Đạo Phật gọi là sở tri chướng. Nói cho dễ hiểu rằng họ là cốc nước đầy, cái "tôi" to đùng rồi, không thể rót thêm gì vào nữa, kể cả trà quý hay gì gì đó.

Cũng nói luôn, những người giàu có, nổi tiếng, thành đạt luôn bất an. Họ luôn sợ bị mất tài sản, bị trộm cắp, bị bắt cóc, bị lừa, bị mất danh dự,… và rất khó có hạnh phúc vẹn toàn. Đấy là sự thật mà chỉ họ mới biết. Tôi đã trải qua, có những trải nghiệm đó tôi biết rất rõ. 

Đại gia đi tu Nguyễn Mạnh Hùng: "Nhiều người giàu có, nổi tiếng, thành đạt luôn bất an, tôi trải qua nên biết điều đó" - Ảnh 4.

Đại gia đi tu Nguyễn Mạnh Hùng: "Nhiều người giàu có, nổi tiếng, thành đạt luôn bất an, tôi trải qua nên biết điều đó" - Ảnh 5.

Theo quan niệm của ông thì hạnh phúc là an vui. Vậy làm thế nào để an vui, trong khi chúng ta vẫn đang sống trong một xã hội đầy sôi động thế kia, có những người vẫn đang vật lộn trong đời sống của cơm áo gạo tin? 

- Khó thật. Thật sự khó. Ta rất bị ảnh hưởng bởi môi trường xung quanh, bởi tác động bên ngoài. Chúng ta bị rất nhiều các sợi dây trói buộc như bố mẹ, gia đình, bạn bè, hàng xóm, phong tục, tập quán, thói quen nhiều kiếp, định kiến xã hội…  

Trong xã hội nói chung và nhất là ở Việt Nam ta, có cái gọi là tâm lý hơn thua. Tôi nhớ rằng đã đọc nghiên cứu của Đại học Warwick và Cardiff rằng, con người không cảm thấy rất vui khi họ kiếm được nhiều tiền mà chỉ vui thật sự khi kiếm được nhiều hơn bạn bè, đồng nghiệp và những người xung quanh.

Trạng thái muốn hơn bạn bè, hàng xóm là thực tế. Trong Đạo Phật gọi là ngã kiến, ngã sở kiến, ngã mạn tuỳ miên tức là của ta, ta hơn, ta kém, ta bằng, tâm lý so sánh. Đây là nguyên nhân của khổ. 

Nhưng tôi nói luôn, những thứ mình muốn và những gì mình cần khác nhau rất xa. Những gì ngay cả chị và tôi thật sự cần rất ít: ngày 3 bữa ăn, ngủ 1 cái giường, 1 cái xe đi làm, vài bộ quần áo. Nhưng những gì ta muốn thì phải có tỷ nọ tỷ kia, nhà nọ nhà kia, xe nọ xe kia, quần này giày kia… Và ít nhất 80% tiền chị và tôi kiếm được để cho người khác tiêu.

Đại gia đi tu Nguyễn Mạnh Hùng: "Nhiều người giàu có, nổi tiếng, thành đạt luôn bất an, tôi trải qua nên biết điều đó" - Ảnh 6.

Đại gia đi tu Nguyễn Mạnh Hùng: "Nhiều người giàu có, nổi tiếng, thành đạt luôn bất an, tôi trải qua nên biết điều đó" - Ảnh 7.

Có một nghịch lý rằng, ở một số đất nước phát triển, giàu có trên thế giới thì tỷ lệ người tự tử rất cao. Trong khi Bhutan được mệnh danh là "quốc gia hạnh phúc nhất thế giới" thì lại là một quốc gia nghèo, kinh tế xếp vào hạng thấp nhất thế giới, vẫn còn nạn nghèo đói và mù chữ. Chẳng lẽ, để có được hạnh phúc, người ta phải lựa chọn đứng ngoài "thế giới văn minh", nghĩa là ngừng ham muốn, ngừng cạnh tranh...? 

Đại gia đi tu Nguyễn Mạnh Hùng: "Nhiều người giàu có, nổi tiếng, thành đạt luôn bất an, tôi trải qua nên biết điều đó" - Ảnh 8.

- Đức Phật dạy rằng nguyên nhân của khổ là tham, sân, si. Bất cứ ai có tham có sân có si là có khổ. Nỗi khổ công bằng với tất cả mọi người. Bất cứ ai không biết đủ, có tâm tham là có khổ. Chị cứ ngẫm kỹ, nỗi khổ hay niềm hạnh phúc chỉ là cảm giác. Mà cảm giác là tâm chứ không phải là cảnh, không phải là vật chất. 

Hạnh phúc là tâm, đến từ bên trong, là các cảm giác, không phải đến từ bên ngoài, từ cảnh. Nếu ta chỉ cần nhớ đến một từ thôi: cảm giác, và bất cứ chuyện gì xảy đến ta đều ghi nhận cảm giác đó, không suy nghĩ, không phân tích, không phán xét, không ràng buộc thì có ngay bình an, hạnh phúc. 

Mỗi người chọn cách có hạnh phúc riêng, lối sống riêng. Điều này phụ thuộc nền giáo dục, gia đình, bạn bè, môi trường xung quanh và cả nghiệp từ các kiếp trước. Một gia đình cũng vậy. Một làng, xóm cũng thế và quốc gia cũng chẳng khác gì. Nói chi đến Bhutan, Việt Nam ta thôi, thời Lý – Trần, khi Đạo Phật phát triển huy hoàng, lúc đó dân nước ta cực kỳ hạnh phúc. Thời ấy không có trộm cắp, tà dâm, nói dối, không say sưa nghiện ngập, ra ngoài không phải khoá cửa, ai cũng an vui hạnh phúc. 

Quan điểm cá nhân của tôi cho rằng hạnh phúc và khổ đau luôn đi liền với nhau, chẳng có ai hạnh phúc và cũng chẳng có ai khổ đau mãi. Vậy nên con người hãy chấp nhận khổ đau, để thấy hạnh phúc trong khổ đau. Ông nghĩ sao? 

- Xin nhắc lại thêm một lần nữa rằng hạnh phúc là cảm giác. Hạnh phúc và khổ đau là 2 đầu của một gánh mà ta đang gánh trên vai. Bất cứ ai cũng mong hạnh phúc, chẳng ai muốn khổ. Và cả loài người đang ngày đêm tìm cách để có hạnh phúc. Bất cứ ai đều luôn sống với 2 tâm: hạnh phúc và khổ đau, 2 tâm này cứ đánh đổi cho nhau, một ngày có thể nhiều lần và rất nhiều lần. Cũng một bà vợ ấy thôi mà ông chồng có lúc thấy rất hạnh phúc, có khi lại thấy khổ đau. Cũng một ông sếp, một nhân viên đấy thôi mà có khi ta thấy đáng yêu nhiều khi lại thấy đáng ghét. Ngay cả nhìn lại chính mình cũng vậy, sáng thấy mình tuyệt vời mà chiều lại thấy mình chẳng là gì cả, bất tài vô dụng. Đấy! 

Tôi đã thuộc lòng câu nói của người Tây Tạng rằng không ai biết ngày mai đến trước hay kiếp sau đến trước. Nếu hôm nay đi làm bị tai nạn hoặc ban đêm nay đi ngủ mà trước khi trời sáng đã tắt thở rồi thì có phải là kiếp sau đến trước ngày mai không? Chỉ cần thay đổi quan niệm về khổ và biết cách là hết khổ, là có bình an ngay. Rất dễ nhưng rất khó. Dễ bởi rất dễ làm. Nhưng khó bởi tập khí, bởi thói quen nhiều đời và phong tục, tập quán, bởi giới cấm thủ trong ta rất sâu dày.  

Đại gia đi tu Nguyễn Mạnh Hùng: "Nhiều người giàu có, nổi tiếng, thành đạt luôn bất an, tôi trải qua nên biết điều đó" - Ảnh 9.

Ông thường đối diện với khổ đau bằng cách nào? 

- Thiền. Tôi có thói quen thiền. Mình ngồi xuống. Ngồi cho yên. Cho tâm lặng xuống. Có từ "yên lặng" đấy. Rồi theo dõi các cảm giác hơi thở vào, hơi thở ra. Theo dõi các cảm giác trên thân. Ghi nhận các cảm giác âm thanh. Bực tức, giận dữ cũng chỉ là cảm giác. Được mất, hơn thua, khổ vui đều là cảm giác. Mọi cảm giác ấy đến rồi đi. Vô thường. Cứ ngồi yên theo dõi, ghi nhận và tâm dần dần bình an lại.

Nếu ngồi mà không yên được, tâm vẫn rất lăng xăng, vẫn khó chịu, tôi đi thiền hành hay còn gọi là kinh hành. Bước từng bước thật nhẹ nhàng, thật chậm để ghi nhận cảm giác chân tiếp xúc với đất, da thịt tiếp xúc với không khí, ghi nhận các cảm giác hình ảnh mà các tế bào thần kinh mắt ghi nhận được. Thế là tâm an ngay. Đi thiền một lúc là người nhẹ bẫng, trống rỗng như hư không. An nhiên như nhiên!

Cũng có khi tôi nằm thiền, nằm thoải mái trên ghế, trên giường, trên sàn nhà hay ngoài sân, trên võng. Có khi tôi đứng thiền; đứng thẳng hoặc đứng dựa vào tường, vào một gốc cây… Và bí quyết vẫn là theo dõi các cảm giác, ghi nhận từng cảm giác. An lạc đến ngay. Tôi đã trải nghiệm, đã thân chứng nên khẳng định đây là sự thật.

Đại gia đi tu Nguyễn Mạnh Hùng: "Nhiều người giàu có, nổi tiếng, thành đạt luôn bất an, tôi trải qua nên biết điều đó" - Ảnh 10.

Ông quan niệm thế nào về sự khác biệt? Tôi thấy hiện nay có một số người thành đạt, giàu có sau một thời gian họ chọn lối sống tu hành. Điển hình như rất nhiều đại gia bỏ lên núi tu như ông Đặng Lê Nguyên Vũ (Tập đoàn Trung Nguyên), ông Lê Phước Vũ (Tập đoàn Hoa Sen)... Không biết có phải khi đầy đủ rồi, họ bắt buộc mình phải trở nên khác biệt, hay là một điều gì khác, thưa ông? 

- Ô hay, mỗi chúng ta là khác biệt. Không chỉ có anh Vũ là khác biệt. Không chỉ Steve Jobs là khác biệt. Tôi và chị cũng rất khác biệt, mỗi chúng ta hoàn toàn khác biệt. Chị có biết chị sinh ra trên đời, có mặt ở trái đất này là nhờ gì không: nhờ tinh cha, huyết mẹ với AND của cả cha lẫn mẹ cộng với thức tái sinh của chị từ kiếp trước. Thức tái sinh là cái mà người ta vẫn hay gọi là nghiệp, là phần hồn,… bao gồm cả ADN của kiếp trước của chị lẫn những gì chị đã từng thấy, từng biết, từng cảm nhận từ kiếp trước. Vậy nên mỗi chúng ta là hoàn toàn khác biệt. 

Có thể chị muốn nói đến việc những người như 2 anh Vũ từ bỏ công việc để sống trên núi đúng không. Không chỉ 2 anh Vũ này mà còn rất nhiều người khác đã làm như vậy. Họ không nói ra. Họ lặng yên. Vấn đề là ở chỗ khi đã đạt được tất cả những gì mình muốn: công danh, sự nghiệp, tiền bạc, nổi tiếng,… thì tự động con người tự hỏi mình xem cái đích tiếp theo là gì và mình đang đi về đâu. Những ai giật mình rằng mỗi ngày qua đi, mình đang tiến gần đến quan tài của mình, đến ngôi mộ của mình sẽ có đích mới, có cái đích thật sự. Những ai giật mình nghĩ về kiếp sau của mình, về những gì xảy ra sau cái chết, sẽ giật mình thay đổi và chỉ tập trung vào cái mình cần, chuẩn bị cái đáng chuẩn bị nhất.

Nói thật, dù có giàu có đến đâu, thành đạt đến đâu, nổi tiếng đến đâu khi đau ốm chỉ có mình mình chịu, bất cứ ai cũng chẳng chịu thay được một phần nhỏ, khi chết vẫn chỉ mình mình chết, chẳng ai chết cùng mình. Và sau khi chết mỗi người theo nghiệp của mình đi về một hướng khác nhau. Nghiệp hay là thức tái sinh thế đấy. Thói quen của ta bao lâu nay cứ thế tự động dẫn dắt ta. Những người như anh Vũ, anh Dũng (bạn tôi), rồi KTS Võ Trọng Nghĩa,… đã rẽ sang một lối riêng theo con đường giác ngộ giải thoát.

Đại gia đi tu Nguyễn Mạnh Hùng: "Nhiều người giàu có, nổi tiếng, thành đạt luôn bất an, tôi trải qua nên biết điều đó" - Ảnh 11.

Thật sự cho đến giờ này, nhiều người vẫn chưa hiểu tại sao khi đang ở đỉnh cao của sự nghiệp (ông từng học ở Liên Xô rồi về làm ở FPT, là người giàu có và nổi tiếng), đi giảng và thuyết trình khắp thế giới, đã đi hơn 40 nước, ông bất ngờ đi tu trong sự ngỡ ngàng của nhiều bạn bè lúc ấy. Ông là người sùng đạo hay có một lý do nào đặc biệt để chọn cuộc sống tu hành? 

- Chuyện đi tu hay xuất gia là một bước ngoặt. Tôi rất thích thiền, cứ ở đâu có lớp thiền, khoá thiền là tôi xách ba lô lên và đi. Ở FPT công việc nhiều, dự án lắm và dĩ nhiên lo lắng, suy nghĩ, tính toán, cũng tương đương. Sau khi FPT lên sàn năm 2005, rất nhiều người bất ngờ trở nên giàu có. Tôi nhẩm tính, ít nhất có hơn 200 triệu phú, có hơn một triệu đô nhờ bán cổ phiếu FPT. Có tiền, nhiều người nghỉ việc đi chơi, thư giãn hoặc mở cái gì đó lạ. Tôi mê sách, vốn có sẵn hơn 4.000 cuốn sách nên muốn mở không gian đọc sách hay cửa hàng sách gì đó để chơi với sách. Và tôi quyết định mở Công ty sách Thái Hà.

Rồi tôi tranh thủ đi các khoá thiền 10 ngày. Rồi bữa đó, nhóm bạn rủ tôi tham gia khoá thiền tiếp theo của ngài Sayadaw U Tejaniya, một thiền sư người Myanmar chuyên dạy quán tâm. Ngay trước khi bắt đầu diễn ra khoá thiền, bạn tôi rủ xuất gia gieo duyên, tức làm nhà sư trong 7 ngày. Tôi tìm hiểu và đồng ý ngay. Tôi được cạo đầu, học cách đắp y, mang bình bát, đi khất thực tức là xin ăn mỗi ngày và thành nhà sư, một vị sa di giữ mười giới trong một tuần. Một trải nghiệm vô cùng thú vị, bất ngờ và làm thay đổi nhân sinh quan của tôi. Ngay lúc đó tôi đã ngộ ra tại sao Đức Phật và vua Trần Nhân Tông lại từ bỏ tất cả để đi xuất gia.  

Đại gia đi tu Nguyễn Mạnh Hùng: "Nhiều người giàu có, nổi tiếng, thành đạt luôn bất an, tôi trải qua nên biết điều đó" - Ảnh 12.

Đang từ một cuộc sống đầy đủ với danh vọng, tiền bạc, ông dám bước ra khỏi số đông, bất ngờ sống cuộc sống khổ hạnh. Cuộc sống trước và sau khi ông gia nhập tu thiền có khác biệt như thế nào, tu đã thay đổi ông thế nào? 

- Thực ra tôi không sống khổ hạnh. Tôi sống thuận tự nhiên. Thế thôi. Nếu chị hay bất cứ ai đọc "Nhân tố Enzyme" cũng được biết tác giả là một bác sĩ phẫu thuật người Nhật nổi tiếng thế giới phân tích rất rõ về lối sống khoa học và cách ăn uống thuận tự nhiên. Đức Phật thì đã dạy điều này cách đây 2.600 năm trước nhưng không ai để ý, không ai biết, tất cả bị lãng quên. Tôi quay về và nương tựa chánh pháp và nương theo những lời dạy của Đức Phật và khoa học. Cụ thể là ngủ sớm dậy sớm, ăn thực vật thô là chính, sống thư giãn bình an, bỏ bớt tâm tham ái đi, dành nhiều thời gian để thiền. Cứ vậy mà sống thôi.

Đại gia đi tu Nguyễn Mạnh Hùng: "Nhiều người giàu có, nổi tiếng, thành đạt luôn bất an, tôi trải qua nên biết điều đó" - Ảnh 13.

Tôi học theo Đức Phật nên tập và thực hành ăn uống đơn giản, có gì ăn nấy, không đòi hỏi, quần áo nào mặc cũng được, đi xe nào cũng OK. Đi sân bay chẳng hạn, có khi đi xe hơi, có khi đi xe buýt, có khi về bằng xe tuyến… miễn là phương tiện đi lại. Tôi có thể ngủ ở bất kỳ đâu: khách sạn 5 sao hay trên giường chiếu đơn giản hoặc trên sàn nhà trong các khoá tu. Mấu chốt là tôi thực hành lối sống thích nghi với mọi hoàn cảnh. Ở nhà rất ít dùng máy lạnh, đồ dùng hầu như không có thứ gì đắt tiền. Vấn đề chính là sống như thế này tôi thấy hạnh phúc, thấy bình an và có hỷ lạc, luôn an và vui. Sống trên đời này như thế là nhất chứ còn gì. 

Đại gia đi tu Nguyễn Mạnh Hùng: "Nhiều người giàu có, nổi tiếng, thành đạt luôn bất an, tôi trải qua nên biết điều đó" - Ảnh 14.

Đại gia đi tu Nguyễn Mạnh Hùng: "Nhiều người giàu có, nổi tiếng, thành đạt luôn bất an, tôi trải qua nên biết điều đó" - Ảnh 15.


Trong câu chuyện với Dân Việt Trò Chuyện, ông Nguyễn Mạnh Hùng "khoe" với phóng viên Dân Việt về tủ đựng ấm trà quý và đựng sách cổ mà ông đã cất công sưu tập từ mấy chục năm nay. Trong chiếc tủ gỗ nâu trầm là hàng chục chiếc ấm được ông cất công sưu tầm ở nhiều nước với các hình dáng khác nhau. Mỗi chiếc ấm, tuỳ hoàn cảnh sử dụng mà tự thân chúng đã rất độc đáo, với những hoạ tiết, kích cỡ, màu sắc, hoa văn khác nhau. 

Đại gia đi tu Nguyễn Mạnh Hùng: "Nhiều người giàu có, nổi tiếng, thành đạt luôn bất an, tôi trải qua nên biết điều đó" - Ảnh 16.

 Bên cạnh tủ ấm trà đặc biệt, ông cũng trưng bày hàng trăm cuốn sách cổ, từ nhỏ xíu bằng bao diêm đến những cuốn sách nặng cả vài kg. Từ những cuốn được mạ vàng bìa sách, cho tới mạ vàng cả những chi tiết bên trong, với những chiếc khoá sách nhỏ cầu kỳ, cẩn thận. Có những cuốn sách cũ từ năm những năm 1651, 1697... với nhiều thứ tiếng khác nhau.

Ông bảo: "Cách đây cả vài trăm năm, người ta đã làm ra những cuốn sách rất đẹp, mạ vàng hay đính đá quý cầu kỳ. Điều đó để thấy rằng, người xưa rất yêu sách, trân trọng sách, họ đã làm rất công phu". 

Đại gia đi tu Nguyễn Mạnh Hùng: "Nhiều người giàu có, nổi tiếng, thành đạt luôn bất an, tôi trải qua nên biết điều đó" - Ảnh 17.

 Từng nổi tiếng là một người có đầu óc kinh doanh, khả năng nhạy bén khi nhìn nhận các vấn đề, tại sao ông lại chọn kinh doanh với sách mà không phải các lĩnh vực khác?

- Kinh doanh là để kiếm tiền. Những ai muốn kinh doanh là mong có nhiều tiền. Và có người bất chấp tất cả để có tiền, để giàu nhanh và hậu quả là khách hàng chịu hết, chịu ngay lập tức và chính họ chịu về sau. Trên thực tế, sau khi quan sát và nghiên cứu, tôi thấy người thật sự giàu có triết lý kinh doanh khác. Họ kinh doanh là để giải quyết một vấn đề nào đó của xã hội. Ví dụ, facebook ra đời để tạo sân chơi kết nối mọi người với nhau. Google ra đời để giải quyết bài toán tìm kiếm. Có FPT để giải quyết các bài toán về công nghệ thông tin, cả phần cứng và phần mềm. A Vượng và Vin ra đời lúc đầu để giải quyết bài toán nhà ở đang rất thiếu, nhất là nhà ở cao cấp. Tôi cũng thấy rất rõ rằng những người thật sự giàu cứ tận tâm làm, làm hết mình vì xã hội, tìm mọi cách phục vụ khách hàng tốt nhất. Và họ trở nên giàu có. Giàu có là kết quả tự nhiên.

Đại gia đi tu Nguyễn Mạnh Hùng: "Nhiều người giàu có, nổi tiếng, thành đạt luôn bất an, tôi trải qua nên biết điều đó" - Ảnh 18.

Thái Hà Books ra đời cũng là theo triết lý này. Những năm 2000 tôi quan sát và thấy sách hay, sách chất lượng, sách đẹp chưa nhiều. Hơn nữa sách lậu tràn lan. Tôi được học bên châu Âu về và tiếp xúc, chơi với rất nhiều người bạn văn minh. Họ không chấp nhận trộm cắp, nhất là ăn cắp trí tuệ. Thế là Thái Hà Books ra đời với tôn chỉ đầu tiên và trên mỗi bìa 4 đều đóng con dấu, ban đầu hình tròn, sau này là vuông với tiêu chí và quyết tâm "100% có bản quyền". 

Một điều nữa tôi phát hiện ra kiềng 3 chân để xây dựng và phát triển văn hoá đọc: có sách hay, sách tốt + có cảm hứng đọc sách + có kỹ năng chọn, đọc và ứng dụng sách vào công việc và cuộc sống. Thái Hà Books ra đời và tập trung ngay vào khâu đầu tiên là lang thang khắp các hội sách lớn nhất thế giới để tìm mua bản quyền, xuất bản sách thật chất lượng. Tuy nhiên khâu thứ 2 là phải truyền được cảm hứng cho bạn đọc. Khâu thứ 3 tôi hướng dẫn mọi người lựa chọn sách với câu nói nằm lòng rằng "Người biết đọc sách là người biết loại sách", tức là biết phân loại sách và loại bớt những cuốn sách chưa cần đọc hay không cần đọc đi. 

Nói thật, tôi tham gia ngành sách để thỏa mãn đam mê của mình, để cho mình cơ hội chính danh nhảy vào sân chơi của ngành công nghiệp tri thức, công nghiệp xuất bản.

Đại gia đi tu Nguyễn Mạnh Hùng: "Nhiều người giàu có, nổi tiếng, thành đạt luôn bất an, tôi trải qua nên biết điều đó" - Ảnh 19.

Ông từng khuyên mọi người nếu phải đọc (lựa chọn) một cuốn sách, thì nên đọc cuốn "Think and grow rich - 13 nguyên tắc nghĩ giàu, làm giàu" và ông nói đã đọc hơn 20 lần, rồi đến cuốn "Phụng sự để dẫn đầu". Tại sao ông lại khuyên mọi người đọc "13 nguyên tắc nghĩ giàu làm giàu"? Ông quan niệm thế nào về giàu có? 

- Chị làm tôi nhớ đến một phiên họp trong ngành xuất bản. Bữa đó vị chủ toạ ngồi giữa, 2 bên là tôi và cũng một anh Hùng đứng đầu một đơn vị xuất bản khác. Vị chủ toạ giới thiệu rằng có 2 anh Hùng, một anh chuyên xuất bản sách để đọc còn anh kia chuyên xuất bản sách cúng cụ. Tôi hỏi thế là thế nào. Anh bảo: "Em có thấy con gà, đĩa xôi hay đĩa trái cây bày lên cúng cụ không. Cúng xong nó còn nguyên. Sách mà xuất bản xong không ai đọc, để vẫn còn nguyên si thì gọi là sách cúng cụ". Tôi giật mình nhận ra không ít đơn vị xuất bản chuyên cho ra lò sách cúng cụ. Họ chỉ lo giải ngân tức là tiêu tiền. Có những đơn vị chuyên xuất bản sách bán cho thư viện. Đó là sách cóp nhặt, biên soạn, ít nội dung nhưng bán với chiết khấu và hoa hồng rất cao!

Đại gia đi tu Nguyễn Mạnh Hùng: "Nhiều người giàu có, nổi tiếng, thành đạt luôn bất an, tôi trải qua nên biết điều đó" - Ảnh 20.

Tôi đã đọc hàng vạn cuốn sách bằng 4 thứ tiếng là Nga, Anh, Pháp và Việt. Tôi luôn ghi chép, đánh dấu, tóm tắt, viết review. Tôi cũng chọn cho mình list 10 cuốn sách mà mình tâm huyết nhất, tùy từng giai đoạn của cuộc đời. Và trong danh sách này luôn có cuốn "Think and grow rich – 13 nguyên tắc nghĩ giàu làm giàu". Tôi đọc hơn 20 lần rồi, cả bản Tiếng Anh và Tiếng Việt, mỗi lần đọc tôi ngộ ra nhiều điều và tìm ra thêm một ý hay để ứng dụng.

Chị biết không, tôi hay luôn thách đố các học trò của mình rằng nếu em lật bất cứ 2 trang nào của cuốn sách này ra mà không tìm thấy gì hay thì tôi xin tặng 100 đô (USD), còn nếu em đọc cả cuốn không thấy gì quý giá tôi xin tặng 10.000 đô. Vậy mà từ ngày ra mắt sách, đến nay đã tái bản vài chục lần, chắc hơn 100.000 cuốn đã đến với bạn đọc mà trong bao buổi giảng và nói chuyện của tôi, chưa ai lấy nổi một tờ 100 đô mà trong ví tôi thường luôn có sẵn.   

Là Chủ tịch HĐQT của Thái Hà Books, một đơn vị kinh doanh sách lớn và nổi tiếng, tôi muốn hỏi về triết lý kinh doanh của ông? Theo quan niệm thông thường của nhiều người, kinh doanh tức là phải làm ra tiền. Ông có đặt nặng vấn đề này không? 

- Tôi chẳng có triết lý kinh doanh gì cả, chỉ có một việc làm duy nhất mà tất cả những ai join (tham gia-PV) cùng đều thấm nhuần tinh thần phụng sự. Tinh thần làm việc là phục vụ không điều kiện, cho đi không đòi hỏi, nỗ lực hết mình vì bạn đọc, ngày đêm cống hiến để có sách hay nhất, thiết thực nhất. Thế thôi. Có bạn vào ít bữa và xin nghỉ bởi họ nhìn bên ngoài thấy công ty lớn và có uy tín nhưng khi vào làm thấy tinh thần phụng sự ở đây lớn quá và họ không phù hợp. 

Ở Thái Hà Books tôi đặc biệt quan tâm các loại bảo hiểm cho các đồng nghiệp, tôi cũng khuyến khích các nhân viên thiền và tập yoga. Các buổi họp hay gặp gỡ tôi luôn cho bắt đầu bằng thiền, để đảm bảo các bạn tự rèn luyện sức khoẻ cả thân lẫn tâm. Triết lý gì không biết nhưng việc lo cho sức khoẻ, cuộc sống cho từng nhân viên là luôn được ưu tiên. Tôi cũng muốn mỗi gia đình họ đều hạnh phúc, sống trong yêu thương và cảm thông, hiểu nhau và yểm trợ cho nhau.

Còn tiền ư. Ngày mới thành lập, lương chúng tôi chỉ có 1,5 triệu mỗi tháng. Vẫn ngon lành. Bây giờ, tôi khẳng định, chúng tôi vẫn có thu nhập ổn định, chưa từng nợ lương và thu nhập của Thái Hà Books cũng thuộc loại khá. Từ ngày chúng tôi tự bỏ tiền kiếm được ra mua đất, xây toà nhà công ty đẹp, xanh, sạch ai cũng thích. Trong ngôi nhà ấy có bao nhiêu sách quý và những con người ngày đêm miệt mài phụng sự. Thế là nhất rồi. 

Đại gia đi tu Nguyễn Mạnh Hùng: "Nhiều người giàu có, nổi tiếng, thành đạt luôn bất an, tôi trải qua nên biết điều đó" - Ảnh 21.

Một người tu thiền và một người làm kinh doanh, có gì mâu thuẫn trong con người ông không? 

- Đấy, mọi người hiểu sai về thiền. Họ cho rằng thiền là phải ngồi thế hoa sen, kiết già, nhắm mắt. Nói thế không sai nhưng chưa đủ. Bởi nếu thiền là như vậy một ngày bạn ngồi thiền 2 tiếng thì thời gian còn lại không thiền à. Ngay cả các thiền sinh chuyên nghiệp có ngồi như thế được 10 tiếng không? Mà cứ cho là ngồi được đi thế thì 14 tiếng còn lại không thiền à.

Nói bí mật cho chị biết nhé, có những người hiểu như vậy và đi tham gia một số khoá thiền về, có một ít kết quả, có chút định và về nhà đau khổ hơn, bản ngã lớn hơn. Tại sao? Vì khi đó cái tôi lớn hơn, họ cho rằng họ mới giỏi, mới vào được định, còn ngươi khác kém, thua họ. Chính sự so sánh này làm họ khổ tâm hơn. Thế thì tu làm gì, thiền làm gì. Mục đích của thiền đâu phải để khổ hơn. Tu gì thì tu, thiền gì thì thiền nhưng phải thấy bớt khổ, hạnh phúc hơn, vui vẻ hơn, bình an hơn, có hỷ lạc nhiều hơn. Đấy mới là đúng.

Tóm lại thực tế của cá nhân tôi thấy rằng thiền và làm việc là song hành, là một. Thiền trong mỗi phút giây. Thiền trong từng việc làm.

Ông thấy con người nào của ông - thiền sư hay nhà kinh doanh- thú vị hơn? 

- Tôi là tôi. Tôi hay ký dưới là TS Nguyễn Mạnh Hùng. TS đây nếu hiểu là tiến sĩ thì không hay và không đúng mà phải hiểu là Thiền + Sách tức là 2 chân của tôi. Tôi hành thiền và xuất bản sách. TS cũng có nghĩa là tu sinh, là thiền sinh và là thí sinh. Tôi luôn coi mình là thí sinh đang thi vào trường giác ngộ giải thoát. Thi đến khi nào đậu thì thôi. 

Đại gia đi tu Nguyễn Mạnh Hùng: "Nhiều người giàu có, nổi tiếng, thành đạt luôn bất an, tôi trải qua nên biết điều đó" - Ảnh 22.

Tôi không là thiền sư mà chỉ là thầy giáo dậy thiền thôi (tiếng Anh thiền sư là Zen/Meditation Master còn tôi chỉ là meditation teacher). Tôi có hướng dẫn một số khoá thiền, lớp thiền, nhất là gần đây một số tập đoàn lớn có mời đến. Họ thấy kết quả tốt quá, cứ thế mời tiếp. Thế thôi.

Tôi lấy công việc hàng ngày làm đề mục để thiền, để quán thân thọ tâm pháp, để quán các cảm giác nổi trội. Tôi làm việc trong thiền và thực hành lối sống vắng lặng, thấy biết đúng như thật. Khi làm việc tôi nhận rõ bản chất của duyên khởi, rằng 2 nhân tiếp xúc với nhau cùng diệt đi thì phát sinh một quả hay nhiều quả. Khi thiền làm việc tôi thấy rõ và ghi nhận tính chất vô thường và vô ngã của mọi sự vật và hiện tượng. Thú vị lắm. An lạc lắm.

Nếu ta thiền làm việc sẽ thấy cuộc sống của ta không bị (hoặc ít bị) chi phối bởi thời gian và không gian. Vi diệu vô cùng. Rồi chị thấy rõ tâm của mình, xúc ở đâu tâm ở đó. 

Vạn pháp là sinh diệt. Bản chất các pháp là độc lập, không ràng buộc. Ứng dụng thiền vào công việc cực kỳ thú vị và hiệu quả. Năm ngoái Covid-19 như thế mà kết quả kinh doanh của chúng tôi vẫn đạt quãng 70 -80%. 

Ý nữa về thiền, rằng một trong những tác dụng vi diệu và tuyệt đỉnh của thiền là thanh lọc tâm của ta. Cứ thế từng chút, từng ngày đến khi ta không thể làm được điều sai trái được nữa. Lúc đó ta rất thanh tịnh, rất nhẹ nhàng, rất an nhiên không thể tưởng tượng nổi trước đây. 

Thành công hay thất bại, hạnh phúc hay khổ đau đều là kết quả của sự lựa chọn. Ở một khoảnh khắc nào đó, có khi nào, ông thấy mình lựa chọn sai chưa? 

- Người ta khổ vì tham dục, vì tâm mong cầu. Tiếng Anh có một câu rất hay, đại loại là tâm mong cầu mang đến khổ. Tôi thì thích câu "Tâm không mong cầu bình an đến vậy". Hạnh phúc hay đau khổ là do tâm. Thất bại và thành công là chuyện dĩ nhiên ở đời. Như chị thấy đấy, biết bao chuyện bất ngờ xảy ra và nhiều khi kết quả đâu như ta mong muốn. Cổ nhân còn nói rằng "Trăm sự tại nhân nhưng thành sự tại thiên", ý là thành công còn phụ thuộc vào ngoại cảnh, vào những gì không do ta quyết định được. Chắc chị đã nghe về 8 ngọn gió đời rồi đấy, thực tập làm sao để tâm ta bất động hay ít nhất là ít lay động là thành công.

Nói thật là tôi đã ra rất nhiều quyết định sai. Nhiều lắm. Đời là thế. Tuy nhiên tôi không hối hận. Bởi tại thời điểm đó, tầm của ta, hiểu biết và thông tin của ta, khả năng của ta chỉ có vậy nên ra quyết định như vậy. Hơn nữa mỗi lần quyết định sai là chuyện của quá khứ đã qua và là một bài học. Mỗi ngày trôi qua mỗi chúng ta ra hàng trăm quyết định và kiểu gì chẳng có quyết định sai. Đôi khi vội quá mà quyết định sai. Đôi khi không hiểu rõ mà quyết định sai. Không sao. Quá khứ không truy tìm!

Hiện nay tôi thực tập lối sống thích nghi với mọi hoàn cảnh và ghi nhận thực tại như nó đang là. Vậy nên khá nhẹ nhõm. Mọi sự xảy ra theo dõi tâm và ghi nhận để có bình an. Tuy nhiên với một số cảm giác khốc liệt, những sự cố lớn quá sức mình, đôi khi tôi vẫn phải "đầu hàng" đấy.

Có quyết định hay lựa chọn nào ông cho là đúng đắn với ông nhất trong cuộc đời của mình?

- Tôi cũng đã ra rất nhiều quyết định đúng. Ví dụ quyết định nộp hồ sơ và sẽ đi thi vào cấp 3 chuyên ngoại ngữ ở Hà Nội năm 1979. Quyết định rời Nga về VN năm 1995. Quyết định nghỉ FPT lập ra công ty sách Thái Hà năm 2007. Quyết định thực hành thiền mỗi ngày. Quyết định lập ra CLB yêu sách Thái Hà mang tên Vườn yêu thương. Quyết định làm ATM Gạo miễn phí, ATM sách miễn phí, ATM sự tử tế. Quyết định mua mảnh vườn 2 ha để sống với thiên nhiên với cây xanh và rừng núi trong không gian organic. Và quyết định dành thời gian để ngồi tâm sự với chị hôm nay.

Đại gia đi tu Nguyễn Mạnh Hùng: "Nhiều người giàu có, nổi tiếng, thành đạt luôn bất an, tôi trải qua nên biết điều đó" - Ảnh 23.

Thường thì những người có lối sống khác biệt, hay suy nghĩ khác biệt sẽ cô đơn. Ông đối diện với sự cô đơn thế nào?

- Chị lưu ý giúp 2 khái niệm cô đơn và cô độc. Cô đơn nhưng không cô độc. Thầy Viên Minh có dạy chúng tôi một ý rất hay rằng đơn độc vì thấy mình không tạo được mối quan hệ nào với xã hội gọi là cô lập, nhưng đơn độc vì không còn bị ràng buộc trong những mối quan hệ ở đời gọi là độc lập. Dù tương giao với mọi người, mọi vật nhưng vẫn độc lập gọi là phong thái thong dong tự tại của người sống đạo. Tôi rất thích ý này.

Chị biết không, ta không cần nghĩ nhiều chỉ cần sống thiện mỗi ngày. Lối sống của tôi ngày nay là giản dị, mộc mạc, thuận tự nhiên. Có ai gọi đó là khác biệt. Nói thật là nhiều năm nay tôi luôn để điện thoại ở chế độ im lặng. Thỉnh thoảng mới xem để có ai cần sẽ gọi lại. Tôi chỉ dùng nhắn tin. Tôi ăn uống đạm bạc và từ chối hầu hết các bữa tiệc tùng, nhậu nhẹt, liên hoan,… Và nói thật rằng tôi mất hầu hết bạn bè cũ. Cũng phải trả giá cho cách sống đặc biệt của mình.

Đại gia đi tu Nguyễn Mạnh Hùng: "Nhiều người giàu có, nổi tiếng, thành đạt luôn bất an, tôi trải qua nên biết điều đó" - Ảnh 24.

Tôi hình như không cô đơn. Tôi có người bạn rất thân của tôi bây giờ là tâm của tôi. Tôi luôn bám sát cậu ấy, quan sát cậu ấy, ghi nhận cậu ấy. Rỗi tôi ngồi chơi với cậu bạn khác là cảm giác. Tôi theo dõi cảm giác hơi thở của mình rồi ghi nhận các cảm giác khác. Và rất bình an, an nhiên như nhiên. Tâm trống rỗng như hư không, nhẹ bẫng như hư vô.

Một ngày của ông bắt đầu thế nào?

- Thường tôi thức giấc quãng 4 giờ sáng. Tôi ngay lập tức xoay người các phía, làm các động tác xoa mặt từ trán, mắt, mũi, cằm, tai, vuốt cổ… Rồi tôi uống một ly nước ấm, đi vệ sinh và toạ thiền. Thường tôi xả thiền lúc 5h30 và đi thiền hành, tập khí công hay yoga gì đấy. Rồi tôi đọc sách, check email, viết lách. Và ăn sáng rồi đi làm hoặc làm công việc hàng ngày. 

Buổi tối tôi cũng có một thời thiền và đọc sách. Tôi không xem ti vi, ít đọc mạng. Ăn uống thì chủ yếu là rau củ quả tươi và cơm gạo lứt và các loại hạt. Tôi thích trà gạo lứt hoặc uống nước tốt tức là có độ PH cao. Khi lên giường tôi nằm thư giãn và thiền nằm để đi vào giấc ngủ ngon và sâu. 

Điều mà ông rất muốn nói lúc này?

- Nếu chúng ta bớt tham dục, nhất là tham lam cho bản thân mình đi thì cuộc sống tốt bao nhiêu. Tôi nhớ đến tin nhắn từ một người bạn gửi đến mới hôm kia, rằng thứ đắng nhất không phải là thuốc, mà là sự hối hận khi nhận ra đã quá muộn để thay đổi lối sống. Rằng thứ đắt nhất không phải là tiền bạc, mà là thời gian tự do ta phải đánh đổi để chống đỡ bệnh tật. Rằng thứ ta nên thay đổi không phải là loại thuốc đắt hơn, bệnh viện tốt hơn, mà chính là lối sống của ta, nhóm bạn chơi cùng, bắt đầu từ việc ăn uống và sinh hoạt, đọc sách để nâng cao giá trị bản thân và giúp cho người dân có được lối sống lành mạnh hơn, an vui hơn.

Nếu ta ở cùng với những người bạn tâm giao, chẳng cần phải vất vả mới có hạnh phúc. Đơn giản cứ cảm nhận hạnh phúc và bình an. Thế thôi!

Xin cảm ơn ông về cuộc trò chuyện thú vị!

Tin cùng chuyên mục
Xem theo ngày Xem