Đào tạo AI phát hiện ung thư tuyến tiền liệt giai đoạn sớm ở nam giới

Huỳnh Dũng Thứ bảy, ngày 10/07/2021 08:40 AM (GMT+7)
Các nhà nghiên cứu tại Đại học RMIT đã phát triển một mô hình AI có thể phát hiện các dấu hiệu sớm của ung thư tuyến tiền liệt, bằng cách phân tích các bản chụp cắt lớp vi tính (CT).
Bình luận 0

Được phát triển cùng với các bác sĩ lâm sàng tại Bệnh viện St Vincent, Melbourne, mô hình AI đã được đào tạo bằng cách sử dụng ảnh chụp CT của những bệnh nhân không có triệu chứng, có và không mắc ung thư tuyến tiền liệt, để phát hiện những bất thường nhỏ nhất, đặc điểm của bệnh...

Khi đào tạo mô hình AI, RMIT cho biết công nghệ này hoạt động tốt hơn so với các bác sĩ X quang, khi chúng đã xem những hình ảnh gần giống nhau và có thể phát hiện sự phát triển của ung thư tiềm ẩn tích tắc chỉ "trong vài giây".

Ảnh: @Bệnh viện St Vincent.

Ảnh: @Bệnh viện St Vincent.

Tiến sĩ Ruwan Tennakoon của RMIT cho biết: "Chúng tôi đã đào tạo phần mềm của mình để xem những gì mắt người không thể hoặc phải mất một thời gian mới phát hiện, với mục đích phát hiện ung thư tuyến tiền liệt thông qua phát hiện chuẩn xác một cách tình cờ, Tiến sĩ Ruwan Tennakoon của RMIT cho biết.

"Nó giống như huấn luyện một con chó đánh hơi - chúng ta có thể dạy AI nhìn thấy những thứ mà chúng ta không thể tận mắt, giống như cách một con chó có thể ngửi thấy những thứ mà mũi người không thể ngửi thấy được".

Trưởng khoa CT chẩn đoán hình ảnh tại Bệnh viện St Vincent's Melbourne, Tiến sĩ Mark Page tin rằng can thiệp sớm đối với ung thư tuyến tiền liệt là chìa khóa để có kết quả sức khỏe tốt hơn.

Ông nói: "Úc không có chương trình tầm soát ung thư tuyến tiền liệt nhưng khi được trang bị công nghệ này, chúng tôi hy vọng sẽ phát hiện sớm các ca bệnh tiềm ẩn, khó phát hiện hơn vì những lý do khác nhau".

Ảnh: @Bệnh viện St Vincent.

Ảnh: @Bệnh viện St Vincent.

"Ví dụ, những bệnh nhân cấp cứu được chụp CT có thể được đồng thời tầm soát ung thư tuyến tiền liệt nhờ tích hợp đồng bộ với công nghệ mới này".

"Nếu chúng tôi có thể phát hiện sớm hơn và chuyển họ đến cơ sở chăm sóc chuyên khoa nhanh hơn, điều này có thể tạo ra sự khác biệt đáng kể cho tiên lượng của họ".

RMIT cho biết thêm, công nghệ này có tiềm năng được tích hợp với các thiết bị chẩn đoán hình ảnh khác như máy MRI và DEXA.

Đối với các bước tiếp theo, nhóm nghiên cứu cho biết hiện họ sẽ tìm kiếm các đối tác thương mại quan tâm để phát triển phần mềm nhằm tích hợp hơn nữa công nghệ AI với thiết bị bệnh viện để có thể thử nghiệm lâm sàng đồng loạt.

Tương tự vào đầu tháng 1/2020, giới khoa học toàn cầu xôn xao trước thông tin công nghệ trí tuệ nhân tạo của Google Health và Imperial College London có thể phát hiện ung thư vú chính xác. Đây là công trình cho thấy trí tuệ nhân tạo có khả năng cải thiện độ chính xác của việc sàng lọc ung thư vú.

Theo thống kê của Tổ chức Y tế Thế giới (WHO), mỗi năm có 2,1 triệu phụ nữ mắc ung thư vú. Hiệp hội Ung thư Mỹ báo cáo chỉ tính riêng tại nước này, các bác sĩ X-quang chẩn đoán sót khoảng 20% ca bệnh. Trong 10 năm, một nửa số phụ nữ được kiểm tra có kết quả dương tính và âm tính giả. Điều này dẫn đến sự lo lắng không cần thiết hoặc điều trị nhầm.

Nhóm nghiên cứu đã đào tạo AI xác định ung thư dựa trên hàng chục nghìn hình ảnh chụp quang tuyến vú. Sau đó, họ so sánh hiệu suất của hệ thống với kết quả thực tế từ 25.856 hình chụp nhũ ảnh ở Anh và 3.097 hình ảnh từ Mỹ.

Kết quả cho thấy, hệ thống trí tuệ nhân tạo có thể tầm soát bệnh ung thư chính xác tương đương với các chuyên gia, thậm chí giảm 5,7% kết quả dương tính giả, 9,4% kết quả âm tính giả ở Mỹ. Trong khi đó, con số này tại Anh lần lượt là 1,2% và 2,7%.

Huỳnh Dũng

Từ khóa:
Mời các bạn đồng hành cùng báo Dân Việt trên mạng xã hội Facebook để nhanh chóng cập nhật những tin tức mới và chính xác nhất.
Tin cùng chuyên mục
Xem theo ngày Xem