Thứ ba, 23/04/2024

Ngân hàng chỉ ra lý do khiến nhiều doanh nghiệp nhỏ và vừa khó vay vốn

16/03/2023 9:54 AM (GMT+7)

Tín dụng với doanh nghiệp nhỏ và vừa (DNNVV) chiếm gần 19% tổng dư nợ nền kinh tế, song nhiều doanh nghiệp than khó tiếp cận vốn. Theo bà Nguyễn Thị Hồng, Thống đốc Ngân hàng Nhà nước, DNNVV là bộ phận trong thành phần kinh tế tư nhân, có vai trò quan trọng trong sự phát triển của nền kinh tế.

Theo Vụ Tín dụng các ngành kinh tế, thời gian qua, NHNN đã triển khai nhiều chính sách để thúc đẩy cho vay với DNNVV thông qua nhiều kênh. Bình quân giai đoạn 2018-2022, dư nợ tín dụng đối với DNNVV tăng 14,17%, cao hơn bình quân chung toàn nền kinh tế. Đến cuối năm 2022, dư nợ tín dụng đối với DNNVV tăng 8,28% so với cuối năm 2021, chiếm khoảng gần 19% tổng dư nợ tín dụng chung toàn nền kinh tế.

Ngân hàng chỉ ra lý do khiến nhiều doanh nghiệp nhỏ và vừa khó vay vốn - Ảnh 1.

Tín dụng với doanh nghiệp nhỏ và vừa chiếm gần 19% tổng dư nợ nền kinh tế, song nhiều doanh nghiệp than khó tiếp cận vốn. Ảnh: VGP

 Đâu là nguyên nhân khiến nhà băng khó cho vay với các DNNVV?

Ông Trần Phương, Phó Tổng Giám đốc BIDV, cho hay thời gian qua, tại BIDV, nhóm DNNVV chiếm 98% về số lượng, 40% về dư nợ, là phân khúc khách hàng quan trọng trong chiến lược kinh doanh được nhà băng ưu tiên các nguồn lực, hỗ trợ các giải pháp toàn diện để thúc đẩy và phát triển.

Mặc dù vậy, Phó tổng giám đốc BIDV thừa nhận, trong quá trình triển khai cho vay DNNVV, BIDV đối diện với nhiều khó khăn.

Thứ nhất, về nguồn vốn, NHNN quy định trần lãi suất cho vay ngắn hạn 5%/năm đối với DNNVV thuộc đối tượng ưu tiên. Tuy nhiên, các ngân hàng thương mại phải dùng nguồn vốn thương mại từ huy động vốn cá nhân/tổ chức (với mức lãi suất huy động cao) để cho vay.

Bên cạnh đó, với nhóm khách hàng này, ngân hàng phải dành nhiều thời gian tác nghiệp cho khoản vay quy mô nhỏ, dẫn tới chi phí đầu vào cao.

Đâu là lý do khiến nhiều doanh nghiệp nhỏ và vừa khó tiếp cận vốn vay? - Ảnh 2.

Bà Nguyễn Thị Hồng, Thống đốc Ngân hàng Nhà nước. Ảnh: Vụ truyền thông NHNN

Về điều kiện tín dụng, DNNVV thường có mô hình kinh doanh nhỏ lẻ, thiếu minh bạch trong báo cáo tài chính. Báo cáo tài chính thường chưa được kiểm toán, trình độ quản lý, tổ chức, điều hành, nguồn vốn, năng lực sản xuất... còn hạn chế, nên trong nhiều trường hợp khó đáp ứng điều kiện vay vốn.

Về tài sản bảo đảm, DNNVV thường không có đủ để đáp ứng nhu cầu tín dụng ngày tăng cao để phát triển kinh doanh.

Tại Agribank, theo Phó tổng giám đốc Nguyễn Quang Hùng, dư nợ cho vay khách hàng pháp nhân là DNNVV đến nay trên 325.000 tỷ đồng/hơn 20 ngàn khách hàng (chiếm tỷ lệ 80,64% dư nợ khách hàng pháp nhân). 

Hiện, Agribank đang tập trung cho vay DNNVV trên địa bàn nông nghiệp, nông thôn theo đúng định hướng.

Lãnh đạo NHNN cũng khẳng định sở dĩ còn có phản ánh DNNVV khó tiếp cận vốn ngân hàng là do nhiều vướng mắc.

Về phía ngân hàng, các TCTD đang ngày càng đẩy mạnh áp dụng các chuẩn mực quản trị rủi ro theo thông lệ quốc tế, đòi hỏi ngày càng cao tính minh bạch về thông tin, tài chính, tài sản bảo đảm, do đó, không thể thực hiện các giải pháp về "hạ chuẩn" điều kiện cấp tín dụng.

DNNVV là một trong 5 lĩnh vực ưu tiên được áp dụng chính sách trần lãi suất cho vay ngắn hạn, do đó doanh nghiệp phải đáp ứng được điều kiện về tình hình tài chính minh bạch, lành mạnh để được tiếp cận chính sách ưu tiên trần lãi suất theo quy định.

Thời gian qua, mặt bằng lãi suất cho vay có giai đoạn tăng cao, việc tiếp cận chính sách hỗ trợ lãi suất theo Nghị định 31 của Chính phủ còn gặp khó khăn.

Đâu là lý do khiến nhiều doanh nghiệp nhỏ và vừa khó tiếp cận vốn vay? - Ảnh 3.

Đại diện các DNNVV ý kiến tại hội nghị. Ảnh: Vụ truyền thông NHNN

Việc tiếp cận thông tin về DNNVV còn hạn chế,do hiện nay các ngân hàng chủ yếu khai thác thông tin thông qua việc tìm hiểu trực tiếp doanh nghiệp và qua Trung tâm thông tin tín dụng (CIC); chưa khai thác được tối đa các thông tin từ các hiệp hội, ngành nghề, cơ quan thuế, cơ quan hải quan...

Về phía DNNVV, theo phân tích từ phía NHNN, nhóm này cũng còn nhiều vướng mắc nội tại.

Hầu hết là doanh nghiệp nhỏ và siêu nhỏ, nên quy mô vốn, vốn chủ sở hữu, năng lực tài chính, trình độ quản trị hạn chế, thiếu phương án kinh doanh khả thi, số liệu tài chính thiếu minh bạch, chính xác, thiếu tài sản bảo đảm, không có báo cáo tài chính được kiểm toán… không đáp ứng các chuẩn mực theo quy định nên ngân hàng khó xem xét cấp tín dụng.

Đa số khó khăn trong việc tiếp cận vốn tín dụng là các DNNVV mới thành lập, mới gia nhập các ngành, lĩnh vực kinh tế mới... Ngân hàng hông có dữ liệu lịch sử hoạt động, không thể thực hiện xếp hạng tín nhiệm khi thẩm định, đánh giá khả năng trả nợ.

Cùng với đó, DNNVV trong thời gian qua dù từng bước phục hồi sản xuất kinh doanh nhưng nhiều doanh nghiệp vẫn chưa đủ khả năng trả nợ các khoản nợ đã được cơ cấu lại và khoản nợ đến hạn…

DNNVV còn hạn chế về kỹ năng hoạch định, xây dựng phương án sản xuất kinh doanh, phương thường thiếu tính khả thi và chưa có kế hoạch ứng phó với biến động thị trường.

Ngoài ra, còn có vướng mắc pháp lý đối với tài sản thế chấp cũng là rào cản lớn, dẫn đến không đáp ứng được điều kiện vay vốn của doanh nghiệp.

Ngân hàng muốn cơ chế hỗ trợ bơm vốn cho vay DNNVV

Ngân hàng chỉ ra lý do khiến nhiều doanh nghiệp nhỏ và vừa khó vay vốn - Ảnh 4.

Phía ngân hàng cho rằng cần có cơ chế hỗ trợ đối với các ngân hàng thương mại khi cho DNNVV vay vốn. Ảnh: TP

Để DNNVV có thể tiếp cận nguồn vốn với chi phí hợp lý phục hồi sản xuất kinh doanh, Phó Tổng giám đốc BIDV Trần Phương, cho rằng Chính phủ, NHNN cần có cơ chế hỗ trợ đối với các ngân hàng thương mại, như chính sách tái cấp vốn, cấp bù lãi suất… khi cho vay DNNVV, đồng thời mở rộng quy mô cũng như nâng cao hiệu quả hoạt động của các Quỹ phát triển DNNVV.

Chính phủ cần nghiên cứu các biện pháp gia tăng hiệu quả của bảo lãnh tín dụng cho DNNVV, nhằm chia sẻ rủi ro với hệ thống ngân hàng. 

Bên cạnh đó, DNNVV cần chủ động nâng cao năng lực hoạt động - quản trị, xây dựng chiến lược phát triển hướng tới minh bạch tài chính, đầu tư kỹ thuật-công nghệ để nâng cao chất lượng sản phẩm, tăng khả năng cạnh tranh, nhằm đáp ứng các điều kiện vay vốn tại các ngân hàng.

Thống đốc NHNN Nguyễn Thị Hồng khẳng định DNNVV là bộ phận trong thành phần kinh tế tư nhân, có vai trò quan trọng trong sự phát triển của nền kinh tế. Trên cơ sở NHNN đã ban hành, triển khai nhiều chính sách về tiền tệ, tín dụng, ngân hàng tạo điều kiện thuận lợi cho doanh nghiệp nhỏ và vừa tiếp cận vốn.

Bình luận của bạn
(*) Nội dung bắt buộc cần có
Bình luận
Xem thêm bình luận

Nhập thông tin của bạn

TP.HCM chấn chỉnh hoạt động mua bán ngoại tệ

TP.HCM chấn chỉnh hoạt động mua bán ngoại tệ

Các đại lý đổi ngoại tệ chỉ được dùng đồng Việt Nam mua ngoại tệ tiền mặt của cá nhân và không được bán ngoại tệ tiền mặt cho cá nhân lấy đồng Việt Nam (trừ các đại lý đổi ngoại tệ được phép thoái hối đặt tại khu cách ly ở các cửa khẩu quốc tế được bán ngoại tệ tiền mặt cho cá nhân mang hộ chiếu nước

Tour nội địa “lép vế” tour nước ngoài dịp lễ 30/4

Tour nội địa “lép vế” tour nước ngoài dịp lễ 30/4

Nhu cầu đi du lịch lễ 30/4 năm nay tăng cao khi kỳ nghỉ kéo dài đến 5 ngày. Tuy nhiên, sức nóng lại đang dồn vào các tour du lịch nước ngoài hơn là du lịch nội địa.

TP.HCM: Phát hành trái phiếu để "nắn" dòng kiều hối vào hạ tầng

TP.HCM: Phát hành trái phiếu để "nắn" dòng kiều hối vào hạ tầng

Đây là đề xuất được nhiều chuyên gia đưa ra tại buổi tọa đàm “Nắn dòng kiều hối vào hạ tầng” do báo Sài Gòn Giải Phóng tổ chức sáng 23/4.

Còn dư 13.400 lượng vàng SJC sau đấu thầu

Còn dư 13.400 lượng vàng SJC sau đấu thầu

Chỉ có hai trong tổng cộng 11 thành viên được trúng thầu hôm nay (23/4) với tổng khối lượng 34 lô (3.400 lượng vàng). Như vậy, còn dư lại 13.400 lượng vàng miếng SJC.

Bán lẻ hiện đại TP.HCM tiếp tục "quyến rũ"

Bán lẻ hiện đại TP.HCM tiếp tục "quyến rũ"

TP.HCM, đầu tàu kinh tế của khu vực phía Nam, vẫn là thỏi nam châm cho các nhà đầu tư trong lĩnh vực bán lẻ. Các kênh hiện đại như chuỗi bán lẻ và trung tâm mua sắm ghi nhận nhiều địa chỉ mới.

Các hãng ôtô tung khuyến mãi kích cầu thị trường dịp lễ 30/4

Các hãng ôtô tung khuyến mãi kích cầu thị trường dịp lễ 30/4

Dịp lễ 30/4, nhiều hãng xe đã sớm tung ra các chương trình ưu đãi nhằm kích cầu thị trường ô tô trong nước.