Đây là lý do ông Tập Cận Bình không dự hội nghị thượng đỉnh về khí hậu

Phương Đăng (Foxnews) Thứ năm, ngày 04/11/2021 19:50 PM (GMT+7)
Chủ tịch Trung Quốc Tập Cận Bình đã vắng mặt tại Hội nghị thượng đỉnh Nhóm 20 ở Rome và các cuộc đàm phán về khí hậu toàn cầu trong tuần này tại Scotland và bị Tổng thống Mỹ Biden chỉ trích. Đây là 2 lý do chính khiến ông Tập quyết định ở nhà, theo Foxnews.
Bình luận 0
Đây là lý do ông Tập Cận Bình không dự hội nghị thượng đỉnh về khí hậu - Ảnh 1.

Áp phích có chân dung Chủ tịch Trung Quốc Tập Cận Bình gần lối vào Tử Cấm Thành ở Bắc Kinh vào ngày 18/9. Ảnh AP.

Trung Quốc là nước thải carbon dioxide lớn nhất thế giới và đã cam kết sẽ bắt đầu giảm mức thải vào năm 2030 và đạt được sự trung lập về carbon vào năm 2060. Mỹ và các nước khác đã thúc giục Bắc Kinh thực hiện các cam kết giảm sâu hơn, nhưng Bắc Kinh đã ngầm gửi thông điệp rằng, họ muốn một số nhượng bộ về mặt chính trị để đổi lại điều đó.

Trung Quốc đã thực thi các hạn chế đi lại nghiêm ngặt trong đại dịch Covid-19 và ông Tập đã không rời khỏi đất nước kể từ sau chuyến công du vào tháng 1/2020 tới nước láng giềng Myanmar. Trước đại dịch Covid-19, lịch trình công du nước ngoài của ông Tập được đánh giá là dày đặc, nhằm thúc đẩy chiến lược "Vành đai và Con đường" của Trung Quốc. 

Quyết định không tham dự các cuộc họp thượng đỉnh ở Rome và Glasgow dường như trái ngược với chính sách đó của ông Tập. 

"Tôi nghĩ rằng đó là một sai lầm lớn đối với Trung Quốc, liên quan đến việc Trung Quốc không xuất hiện (tạp COP)", ông Biden chỉ trích Chủ tịch Tập Cận Bình tại hội nghị khí hậu COP26 ở Glasgow đầu tuần này. 

Shi Yinhong, giáo sư quan hệ quốc tế tại Đại học Renmin ở Bắc Kinh cho rằng xích mích trong quan hệ song phương đang làm phức tạp hơn sự hợp tác về biến đổi khí hậu giữa Mỹ và Trung Quốc

Giáo sư Shi cho rằng, ông Biden coi COP26 là "một dịp quan trọng để Trung Quốc và Mỹ cạnh tranh ảnh hưởng, ý thức hệ và hình ảnh toàn cầu" nhưng ông Tập lại không xuất hiện. 

Trong khi đó, Zhao Kejin, người dạy Quan hệ quốc tế tại Đại học Thanh Hoa, Bắc Kinh cho biết, Mỹ muốn Trung Quốc hợp tác ứng phó với biến đổi khí hậu, nhưng Bắc Kinh cũng đang tìm kiếm những thay đổi trong chính sách của Mỹ, bao gồm cả việc ủng hộ Đài Loan".

“Kết quả này là do Mỹ đã không gắn kết được các mối quan hệ với Trung Quốc vào các mối quan hệ đa phương tổng thể của họ", ông Zhao nhấn mạnh.

Mời các bạn đồng hành cùng báo Dân Việt trên mạng xã hội Facebook để nhanh chóng cập nhật những tin tức mới và chính xác nhất.
Tin cùng chuyên mục
Xem theo ngày Xem