Đẩy mạnh chuyển đổi cây trồng

PV Thứ sáu, ngày 14/10/2016 16:05 PM (GMT+7)
Ngày 13.10, tại TP.Phan Rang - Tháp Chàm (Ninh Thuận), Bộ NN-PTNT phối hợp UBND tỉnh Ninh Thuận và Công ty Cổ phần Phân bón dầu khí Cà Mau tổ chức hội nghị sơ kết sản xuất vụ hè thu, vụ mùa và cả năm 2016; triển khai sản xuất vụ ĐX 2016-2017 các tỉnh duyên hải Nam Trung bộ và Tây Nguyên...
Bình luận 0

img

Toàn cảnh hội nghị.

Báo cáo tại hội nghị, ông Nguyễn Văn Hòa, Phó Cục trưởng Cục Trồng trọt cho biết, vụ Hè thu, vụ mùa 2016, ElNino tiếp tục gây ảnh hưởng gây bất lợi cho SXNN các tỉnh duyên và Tây Nguyên. Nắng nóng khô hạn ở Tây Nguyên kéo dài đến tháng 5, mùa mưa đến muộn gần 1 tháng so với TBNN đã gây thiệt hại lớn về cây công nghiệp dài ngày, cây rau màu và ngắn ngày. Tiếp đến, cơn bão số 4, mưa lớn từ ngày 12 -14.9 cũng đã gây ngập úng, thiệt hại một số diện tích lúa HT muộn nhiều nơi như Quảng Nam, Quảng Ngãi… Tuy nhiên, SX lúa trên toàn vùng cơ bản thuận lợi, đặc biệt vùng Nam Trung bộ ít xuất hiện gió Tây Nam khô nóng nên lúa làm đòng trỗ bông thuận lợi.

img

Thứ trưởng Lê Quốc Doanh chủ trì hội nghị.

Tây Nguyên, mặc dù mưa đến muộn, thời vụ xuống giống một số vùng có muộn hơn so với năm trước, nhưng lượng mưa tương đối đều và phổ biến trên diện rộng, góp phần tăng năng suất lúa. Theo ông Hòa, vụ HT 2016 toàn vùng gieo sạ 218.187ha, tăng 2.719ha; năng suất ước đạt 59,7 tạ/ha, tăng 2,77 tạ/ha, sản lượng ước đạt hơn 1.300 ngàn tấn, tăng 75,8 ngàn tấn so với HT 2015.

Còn vụ mùa toàn vùng gieo sạ 227.019ha, giảm 1.867 ha, năng suất ước đạt gần 50 tạ/ha, tăng 1,5 tạ/ha; sản lượng ước đạt hơn 1.131 ngàn tấn, tăng 24,5 ngàn tấn. Như vậy, sau 3 vụ SX lúa toàn vùng gieo sạ 741.422ha, giảm 15.694ha; năng suất ước đạt hơn 56 tạ/ha, giảm 0,1 tạ/ha, tương đương giảm 8,4 ngàn tấn; sản lượng ước đạt 4.164 ngàn tấn, giảm 96,6 ngàn tấn so với năm 2015. Ngoài ra, diện tích ngô gieo trồng cả năm 2016 hơn 310 ngàn ha, năng suất hơn 53 tạ/ha, sản lượng 1.650 ngàn tấn, sắn 267 ngàn tấn, sản lượng 6.276 ngàn tấn. Đối với SX cây công nghiệp dài ngày, riêng cây cà phê niên vụ 2015-2016, toàn vùng đạt 579.922ha, năng suất đạt 24,9 tạ/ha, sản lượng hơn 1.342.158 tấn. Hồ tiêu diện tích 53.227ha, sản lượng 100.349 tấn. Cao su 279.052 ha, sản lượng 199.698 tấn…...

img

Ông Nguyễn Văn Hòa, Phó Cục trưởng Cục Trồng trọt.

Theo dự báo, sau ElNino là LaNina trời mưa nhiều và khả năng mùa mưa dứt muộn trong tháng 12.2016.Vì vậy Cục Trồng trọt khuyến cáo các địa phương cần bố trí thời vụ SX lúa các vùng cho phù hợp.Đối với vùng chủ động nguồn nước nên tập trung canh tác đúng lịch thời vụ, tăng cường thâm canh. Còn vùng có nguy cơ ngập lũ thì cần có phương án thoát nước và chờ nước rút mới xuống giống, thời vụ có thể trễ hơn bình thường.

Cụ thể, vùng Nam Trung bộ bố trí xuống giống đại trà tập trung từ ngày 10.12 – 31.12.2016, thu hoạch dứt điểm trước 30.4.2017. Riêng chân ruộng 3 vụ lúa ở Bình Định gieo từ ngày 25.11 – 5.12.2016; Khánh Hòa, Ninh Thuận, Bình Thuận gieo từ 15.11 và kết thúc trong tháng 12.2016. Lưu ý những diện tích không chủ động nguồn nước, cần gieo sạ sớm hơn lúa đại trà chính vụ trước ngày 10.12. Vùng trũng thoát nước kém, tranh thu nước rút đến đâu xuống giống đến đó, phấn đấu gieo sạ trước 10/1.

Đối với diện tích nước rút quá chậm sau ngày 10.1, có thể gieo mạ cấy để tranh thủ thời gian và rút ngắn sinh trưởng, lúa trỗ bông sớm.Tây Nguyên tập trung xuống giống trong khung thời vụ từ 10.12.2016 – 10.1.2017. Những vùng cân đối nguồn nước có nguy cơ thiếu vào cuối vụ các địa phương phải tính toán cân đối diện tích phù hợp lượng nước trong hồ đập và sử dụng giống ngắn ngày, gieo sạ sớm hơn lúa đại trà trước 10.12. Riêng một số diện tích vụ 3 tại Lâm Đồng bố trí gieo sạ từ ngày 15.11 – 10.12.2016…...

Thứ trưởng Bộ NN-PTNT Lê Quốc Doanh cho biết, tình hình nguồn nước ở các tỉnh Nam Trung bộ và Tây Nguyên đã được cải thiện rất nhiều. Theo dự báo lượng mưa các tháng tiếp theo khu vực Nam Trung bộ ở mức xấp xỉ trên TBNN. Tuy nhiên đôi khi như thế lại là thời tiết cực đoan, vì vậy các tỉnh cần thận trọng, chủ động bố trí thời vụ cho từng tiểu vùng cho phù hợp nhằm tránh thiệt hại.Bên cạnh đó, tiếp tục đẩy mạnh chuyển đổi cơ cấu cây trồng; giảm mật độ giống gieo sạ. Mỗi địa phương lưu ý nên chọn 3 - 4 giống chủ lực để dễ kiểm soát, quản lý khâu dịch bệnh; đồng thời đẩy mạnh tưới tiết kiệm, thu gom nước, đặc biệt quyết liệt phòng trừ sâu bệnh, nhất là sâu bệnh trên cây ăn quả, hồ tiêu, sắn, mía…...

Mời các bạn đồng hành cùng báo Dân Việt trên mạng xã hội Facebook để nhanh chóng cập nhật những tin tức mới và chính xác nhất.
Tin cùng chuyên mục
Xem theo ngày Xem