Dạy nghề lao động nông thôn bị gián đoạn do Covid-19: Thay đổi kế hoạch và tăng tốc đào tạo

Nguyệt Tạ Thứ tư, ngày 29/07/2020 13:27 PM (GMT+7)
Dịch Covid-19 đã khiến cho việc đào tạo nghề nói chung và đào tạo nghề cho lao động nông thôn nói riêng bị ảnh hưởng nghiêm trọng. Nhiều địa phương đã phải thay đổi kế hoạch, tăng tốc đào tạo để đạt mục tiêu trong năm.
Bình luận 0

6 tháng chỉ đào tạo được hơn 700.000 người

Do tác động của dịch Covid-19, thời gian qua hoạt động đào tạo nghề cho nông dân tại Trung tâm Dạy nghề và Hỗ trợ nông dân Bắc Ninh đã bị gián đoạn. Sau 6 tháng "bế tắc", đầu tháng 7 vừa qua, đơn vị này mới triển khai được 8 lớp dạy nghề; còn 3 lớp chưa khai giảng được.

Dạy nghề lao động nông thôn bị gián đoạn do Covid-19:  Thay đổi kế hoạch và tăng tốc đào tạo - Ảnh 1.

Mô hình trồng rau sạch của gia học viên Lê Đắc Lý (Tiên Du, Bắc Ninh) mỗi tháng thu về từ 14-17 triệu đồng. Ảnh: P.V

Theo kế hoạch năm 2020, Bộ LĐTBXH đặt chỉ tiêu đào tạo 1,68 triệu lao động nông thôn được học sơ cấp dưới 3 tháng, trong đó số lao động nông thôn được hỗ trợ đào tạo chiếm khoảng 1 triệu. Tuy nhiên, trong 6 tháng đầu năm 2020, việc đào tạo chỉ dừng ở con số trên 700.000 lao động được đào tạo trình độ sơ cấp và các trình độ nghề nghiệp khác.

Ông Đào Trọng Đại - Giám đốc Trung tâm cho biết: "Để đẩy mạnh tốc độ triển khai và hoàn thành mục tiêu, chúng tôi đã tăng cường mời thêm giáo viên cơ hữu, sắp xếp chương trình đào tạo phù hợp. Thế nhưng việc này sẽ rất khó khăn, thậm chí có nguy cơ ảnh hưởng tới chất lượng đào tạo do hạn chế thời gian, tiến độ".

Mới đây, ngày 20/7, trong hội nghị giao ban về giáo dục nghề nghiệp (GDNN) với các địa phương, Tổng cục GDNN cũng đã thông tin về thực trạng này. 

Ông Đào Trọng Độ - Phó Vụ trưởng Vụ Đào tạo thường xuyên (Tổng cục GDNN) cho biết, chương trình đào tạo nghề lao động nông thôn nằm trong Chương trình xây dựng nông thôn mới giai đoạn 2016-2020 đặt mục tiêu mỗi năm phải đào tạo cho hơn 1 triệu lao động nông thôn.

Theo kế hoạch năm 2020, Bộ LĐTBXH đặt chỉ tiêu 1,68 triệu lao động nông thôn được đào tạo sơ cấp dưới 3 tháng, trong đó số lao động nông thôn được hỗ trợ đào tạo chiếm khoảng 1 triệu.

Tuy nhiên, trong 6 tháng đầu năm 2020, tác động của dịch Covid-19 đã khiến việc đào tạo chỉ dừng ở con số trên 700.000 lao động được đào tạo trình độ sơ cấp và các trình độ nghề nghiệp khác. Các địa phương đang nỗ lực nhằm tăng số lượng lao động nông thôn được hỗ trợ học nghề mới.

Bên cạnh đó, ông Độ cho biết, sau 5 năm, Tổng cục đã tập hợp lại một số vấn đề khó khăn vướng mắc cần tháo gỡ. Đáng chú ý, dù Bộ Tài chính thông báo kinh phí phân bổ cho đào tạo nghề lao động nông thôn tương đối lớn, tuy nhiên việc thực hiện ở các địa phương lại không đảm bảo. Cơ chế tài chính trong nội dung nâng cao chất lượng đào tạo nghề cho lao động nông thôn trong Chương trình mục tiêu quốc gia xây dựng nông thôn mới ở các địa phương vẫn gặp khó khăn.

"Chúng tôi đi khảo sát, một số địa phương cho biết, không dùng đến kinh phí đào tạo cho lao động khuyết tật do gặp khó khăn trong việc tổ chức đào tạo. Nhiều nơi hiệu quả của việc đào tạo nghề cho lao động nông thôn không đồng đều, chẳng hạn như các khu vực như Tây Bắc, Tây Nguyên và Tây Nam Bộ kết quả đạt được chưa bền vững" - ông Độ cho biết thêm.

Gỡ nút thắt để hoàn thiện mục tiêu

Trước thực trạng trên, đại diện Vụ Đào tạo thường xuyên (Tổng cục GDNN) cũng đề ra các giải pháp tháo gỡ. Theo đó, thời gian tới cần thực hiện 4 nội dung trọng tâm.

Giải pháp đầu tiên, các địa phương và cơ sở cần tập trung tăng cường công tác tuyển sinh, đa dạng hóa các hình thức đào tạo, chú ý dành cho các đối tượng lao động nông thôn bị mất việc làm, kể cả các lao động ở các nhà máy, xí nghiệp bị nghỉ việc tạm thời.

Bên cạnh đó, 6 tháng cuối năm cần nâng cao đào tạo kiến thức kỹ năng cho các đối tượng bị thôi việc, mất việc do ảnh hưởng của đại dịch Covid-19.

"Đặc biệt, Bộ LĐTBXH đã có nhiều văn bản hướng dẫn yêu cầu các địa phương rà soát, đánh giá việc hỗ trợ cho các đối tượng này. Đồng thời, các địa phương bị ảnh hưởng kép do đại dịch lẫn chịu tác động của biến đổi khí hậu, nước biển dâng và lao động người khuyết tật" - ông Đào Trọng Độ nói.

Tổng cục cũng đề nghị phải tăng cường việc kiểm tra giám sát việc thực hiện đào tạo nghề cho lao động nông thôn. Hiện nay tại nhiều nơi xảy ra những sai phạm trong việc tổ chức đào tạo nên các địa phương cần tăng cường giám sát việc này.

Vấn đề quan trọng nữa là tập trung tổ chức tổng kết việc thực hiện đề án đào tạo nghề lao động nông thôn trong 5 năm. Đây là căn cứ quan trọng để Tổng cục đưa ra chỉ tiêu nhiệm vụ và nguồn lực trong giai đoạn tới.

Việc xây dựng chỉ tiêu kế hoạch cho giai đoạn 2021-2025 cần chú trọng đào tạo lại cho người lao động, đào tạo nâng cao kiến thức phục vụ chuyển dịch cơ cấu kinh tế, cơ cấu lao động xây dựng nông thôn mới tương ứng với những thay đổi của công nghệ và chuyển đổi số.n

Mời các bạn đồng hành cùng báo Dân Việt trên mạng xã hội Facebook để nhanh chóng cập nhật những tin tức mới và chính xác nhất.
Tin cùng chuyên mục
Xem theo ngày Xem