ĐBSCL: Giá cát tăng cao chưa từng có, nhiều doanh nghiệp than lỗ, đồng loạt "cầu cứu" ngành chức năng

Huỳnh Xây Thứ sáu, ngày 28/05/2021 15:04 PM (GMT+7)
Giá cát xây dựng, cát san lấp tăng cao chưa từng có, làm cho nhiều dự án, công trình chậm tiến độ. Do đó, nhiều doanh nghiệp ở ĐBSCL đã phải "cầu cứu" ngành chức năng, nhờ xem xét, hỗ trợ.
Bình luận 0

Nhiều doanh nghiệp trong ngành xây dựng ở tỉnh Tiền Giang vừa làm đơn kiến nghị gửi các ngành chức năng xem xét, hỗ trợ do giá cát tăng.

ĐBSCL: Giá cát tăng cao chưa từng có, nhiều doanh nghiệp than lỗ, "cầu cứu" ngành chức năng - Ảnh 1.

Giá cát xây dựng, cát san lấp tăng cao chưa từng có, làm cho nhiều dự án, công trình chậm tiến độ. Do đó, nhiều doanh nghiệp ở ĐBSCL đã phải "cầu cứu" "cầu cứu" ngành chức năng, nhờ xem xét, hỗ trợ. (Ảnh minh hoạ)

Theo các doanh nghiệp trên, từ cuối năm 2020 đến nay, cát san lấp mặt bằng và cát xây dựng tăng đột biến, cụ thể là tăng lên 100%.

Thời điểm này, các doanh nghiệp mua giá cát san lấp với giá 220.000 đồng/m3, các xây dựng trên 300.000 đồng/m3. Mức giá này tăng gấp 2 lần so với cuối năm 2020.

Về lý do giá cát tăng, các doanh nghiệp tìm hiểu thì được biết, do các mỏ cát ở ĐBSCL gần đây đã cạn nguồn khai thác, nhiều mỏ hết phép hoạt động, dẫn đến "cầu vượt cung".

Trong thời gian, giá cát có thể sẽ tiếp tục tăng, trong khi đó các đơn giá đưa ra từ các dự án đầu tư công lâu nay vẫn cố định, thậm chí thấp hơn thị trường quá xa.

Vì vậy, các doanh nghiệp hoạt động rất khó khăn khi nguyên liệu đầu vào và mức giá trúng thầu chênh lệch quá cao, dẫn đến thua lỗ nặng, có nguy cơ không duy trì được hoạt động.

Chưa dừng lại ở đó, các doanh nghiệp xây dựng ở tỉnh Tiền Giang còn phải gánh chịu khó khăn do ảnh hưởng nghiêm trọng của dịch Covid-19.

Vì vậy, các doanh nghiệp kiến nghị các cơ quan chức năng, lãnh đạo tỉnh Tiền Giang xem xét, hỗ trợ hoặc kiến nghị lên lãnh đạo cấp cao hơn được điều chỉnh giá cát cho phù hợp với mức giá thị trường hiện nay.

Tại Cà Mau, giá cát xây dựng hiện nay từ 300.000 - 380.000 đồng/m3, tăng khoảng 150.000 đồng so với cuối năm 2020. Cũng như tỉnh Tiền Giang, các doanh nghiệp lĩnh vực xây dựng ở tỉnh này cũng gặp khó khăn do giá cát tăng, phải nhờ đến ngành chức năng can thiệp, hỗ trợ.

Theo các doanh nghiệp ở tỉnh Cà Mau, giá cát đã tăng gần gấp đôi nhưng báo giá của ngành chức năng đưa ra rất thấp so với giá thực tế. Tình trạng này làm cho một số công trình của nhà thầu bị ngưng trệ, chậm tiến độ.

An Giang được đánh giá là một trong những địa phương ở ĐBSCL có nguồn cát nhiều nhất, thế nhưng hiện nay, nguồn cát trên sông ở tỉnh này ngày càng ít. Do đó, lãnh đạo tỉnh này đã chỉ đạo chỉ ưu tiên cho các công trình trọng điểm, cấp bách của Trung ương và địa phương.

Trước thực trạng đường cao tốc Mỹ Thuận - Cần Thơ chậm tiến độ do thiếu cát, ông Nguyễn Thanh Bình - Chủ tịch UBND tỉnh An Giang cho biết, sẽ hỗ trợ 800.000m3, trong đó, trong tháng 6 và tháng 7 sẽ hỗ trợ 100.000m3 cát để nhà thầu đắp nền đường.

Được biết, sau gần 5 tháng thi công, đường cao tốc Mỹ Thuận - Cần Thơ chỉ đạt 2,1% khối lượng công trình trong khi tiến độ đề ra là 8,4%. Nguyên nhân do thiếu cát, nhà thầu không thể làm. 

Trước khó khăn trên, ban quản lý dự án đã nhờ UBND tỉnh An Giang hỗ trợ cát, giúp nhà thầu thi công cao tốc Mỹ Thuận - Cần Thơ đảm bảo tiến độ...

Mời các bạn đồng hành cùng báo Dân Việt trên mạng xã hội Facebook để nhanh chóng cập nhật những tin tức mới và chính xác nhất.
Tin cùng chuyên mục
Xem theo ngày Xem