Để Gươi mãi là “linh hồn làng” của người Cơtu

Bài và ảnh: Nguyễn Văn Sơn Chủ nhật, ngày 02/02/2014 13:03 PM (GMT+7)
Gươl là loại hình kiến trúc độc đáo của đồng bào dân tộc người Cơtu vùng núi tỉnh Quảng Nam. Gươl gắn với cồng chiêng, những điệu múa tung tung-da dá, những đêm hát lý của người Cơtu từ bao đời.
Bình luận 0
Gươl - ngôi nhà làng truyền thống là một cái gì đó thiêng liêng cao quí và rất dõi thân thương không thể thiếu trong đời sống của người Cơtu trên vùng Trường Sơn bao la và rộng lớn này.

Với người Cơtu, ngôi nhà làng truyền thống - Gươl luôn đóng vai trò quan trọng trong đời sống, luôn được tỉnh Quảng Nam quan tâm, khôi phục. Từ nhiều năm đến nay, tại huyện Tây Giang đã có 60/78 thôn (làng) có Gươl. Tại hai huyện Nam Giang và Đông Giang có 70/119 thôn (làng) có nhà Gươl.

Để khôi phục lại Gươl, những nghệ nhân và đông đảo bà con dân tộc Cơtu thuộc 3 huyện: Nam Giang, Đông Giang và Tây Giang đã tự nguyện đóng góp biết bao công sức và tiền bạc dù đời sống của bà con vẫn còn nhiều khó khăn thiếu thốn. Với đồ nghề đơn sơ gồm cái rìu, cái rựa và cái đục nghệ nhân Cơtu làm Gươl và điêu khắc tượng trang trí đặt trong Gươl rất sinh động đã làm phong phú thêm cho Gươl.

Tuy nhiên, thời gian qua việc khôi phục lại Gươl truyền thống của người Cơtu ở một số thôn (làng) thuộc 3 huyện nói trên còn mang tính tự phát, chưa thể hiện rõ nét văn hóa và bản sắc riêng. Một số Gươl đã và đang ngày càng xuống cấp, hư hỏng nghiêm trọng cũng như những thay đổi trong kiến trúc, trang trí nội thất Gươl truyền thống đã dẫn đến nguy cơ hiện đại hóa Gươl bằng phẩm màu, sơn, đinh, ốc vít đến kết cấu khung, sườn, mái nhà, sàn,...

Đâu đó cũng xuất hiện nhiều mô típ, hoạ tiết mới, không đại diện cho quan niệm thẩm mỹ, không phản ánh được trình độ nhận thức cũng như nhân sinh quan, thế giới quan của tộc người Cơtu... Sự đầu tư, hỗ trợ nhiều cho Gươl, song hiệu quả từ việc khôi phục lại nhà làng truyền thống này như đang thiếu một sự nghiên cứu bài bản, cặn kẽ; thậm chí nhiều nơi, nhiều địa phương có khi "tự ai nấy làm".

Kiểu của Gươl truyền thống và những tác phẩm tạo hình đầy tính bản địa, hoang dã của người Cơtu đã có từ bao đời nay dẫn đến nguy cơ mai mọt và ít dần đi. Ngày xưa làng người Cơtu nào cũng có những nghệ nhân đảm nhiệm việc thiết kế, dựng nhà Gươl và thực hiện các tác phẩm nghệ thật điêu khắc, trang trí đúng với bản sắc... Bây giờ, số đó đang ít dần đi, nhiều làng Cơtu muốn dựng lại Gươl không tìm đâu ra những nghệ nhân phải bỏ công sức ra đi đến các làng khác để tìm và thuê nghệ nhân của người Cơtu làng khác.

Hy vọng nét kiến trúc Gươl vốn có của đồng bào Cơtu ở 3 huyện: Nam Giang, Đông Giang và Tây Giang sẽ sớm được khôi phục, góp phần bảo vệ, gìn giữ hình tượng Gươl, để Gươl mãi là niềm tự hào, là ”linh hồn làng” của người Cơtu vùng núi Quảng Nam.
img Để hoàn tất một số hạng mục của Gươl, những nghệ nhân Cơtu bao giờ cũng dùng rìu, rựa và các phẩm màu từ thiên nhiên.
img Một số Gươl truyền thống của người Cơtu vùng núi tỉnh Quảng Nam.
img
img
img Gươl hình nón-loại Gươl độc đáo còn sót lại trên vùng Trường Sơn tại thôn Tống Coóih, xã Ba, huyện Đông Giang(Quảng Nam).
img Toàn cảnh Khu làng truyền thống huyện Tây Giang.
img Người Cơtu thôn Áp Lô 2 và thôn Xà Ơi, xã A Vương, huyện Tây Giang(Quảng Nam) khôi phục lại Gươl của làng.
img
img Gươl được Hội đồng Vùng Nord - Pas de Calais của Pháp tài trợ, phục dựng tại thôn Cần Đol, xã Chà Val, huyện Nam Giang(Quảng Nam) vào tháng 3 năm 2006.
img Người Cơtu thôn Tống Coóih, xã Ba, huyện Đông Giang(Quảng Nam) tổ chức khánh thành Gươl mới của làng vào tháng 7.2007.
img Gươl thôn Tống Coóih, xã Ba, huyện Đông Giang(Quảng Nam) bị hư hỏng nặng.
img Và Gươl thôn Tống Coóih, xã Ba, huyện Đông Giang(Quảng Nam) hiện nay.
Mời các bạn đồng hành cùng báo Dân Việt trên mạng xã hội Facebook để nhanh chóng cập nhật những tin tức mới và chính xác nhất.
Tin cùng chuyên mục
Xem theo ngày Xem