Để nông sản an toàn của Bắc Kạn đi từ nông trại đến bàn ăn

Chiến Hoàng Chủ nhật, ngày 08/11/2020 06:15 AM (GMT+7)
Bà Đỗ Thị Minh Hoa, quyền Chủ tịch UBND tỉnh Bắc Kạn cho biết, tỉnh Bắc Kạn sẽ nỗ lực để đưa nông sản an toàn Bắc Kạn từ nông trại đến bàn ăn, thông qua việc tổ chức liên kết sản xuất từ người sản xuất đến doanh nghiệp kết nối, khắc phục những hạn chế về hạ tầng giao thông…
Bình luận 0

Bắc Kạn là một tỉnh miền núi với diện tích gần 5000km2, có lợi thế là rừng, sản phẩm nông, lâm nghiệp. Tuy nhiên, Bắc Kạn nằm ở trung tâm nội địa vùng Đông Bắc, không có đường biên giới, không có sân bay, không có đường biển, không có đường cao tốc… nên có nhiều hạn chế trong phát triển kinh tế.

Tính đến thời điểm hiện nay, dù Bắc Kạn đã có 107 sản phẩm nông sản được gắn sao OCOP, nhưng việc đưa các sản phẩm nông sản tiêu biểu của Bắc Kạn đến với thị trường lớn còn nhiều hạn chế.

Để Nông sản Bắc Kạn đi từ nông trại đến bàn ăn - Ảnh 1.

Hội nghị Kết nối cung cầu hàng hóa tỉnh Bắc Kạn ngày 7/11.

Ông Kiều Song Hào, Quản lý thu mua của hệ thống Mm Mega Market Việt Nam cho biết, miến dong, gừng cắt lát, các sản phẩm từ nghệ là những sản phẩm mà chúng tôi rất quan tâm trong thời gian tới. Chúng tôi hy vọng sẽ có sự hợp tác trực tiếp với nông dân, với HTX, các hộ cá thể, để làm sao đưa nông sản từ nông trại đến bàn ăn.

Để Nông sản Bắc Kạn đi từ nông trại đến bàn ăn - Ảnh 2.

Đại biểu thích thú với những sản phẩm OCOP được trưng bày tại hội nghị.

"Cái khó, cái trắc trở mà chúng tôi quan tâm chính là địa lý. Các sản phẩm tập trung chủ yếu ở Bắc Kạn, chưa có các đơn vị xúc tiến, các văn phòng đại diện, các trung tâm lớn như ở TP.Hồ Chí Minh, Hà Nội...

Chúng tôi cần những mặt hàng tiêu thụ nhanh để quay vòng, do đó việc trao đổi hai bên sẽ hơi khó khăn. Trung tâm lớn sẽ thuận lợi trong việc giao dịch trực tiếp với nhau"- ông Kiều Song Hào cho biết.

Để Nông sản Bắc Kạn đi từ nông trại đến bàn ăn - Ảnh 3.

Ông Hoàng Văn Hoàn, Chủ tịch Hội đồng quản trị Công ty CPTM và Du lịch HAH Việt Nam

Ông Hoàng Văn Hoàn, Chủ tịch Hội đồng quản trị Công ty CPTM và Du lịch HAH Việt Nam cho biết, là doanh nghiệp mua trực tiếp, chúng tôi mong được tỉnh Bắc Kạn quan tâm chất lượng, hình ảnh sản phẩm của tỉnh, có hướng quy hoạch vùng sao cho mua hợp lý để giảm chi phí vận chuyển.

"Chúng tôi bỏ tiền, đi làm thực tế, chứ không làm viễn cảnh. Chất lượng chưa cao thì chúng tôi đưa nội địa, vì chúng tôi có kênh phân phối nội địa. Chúng ta phải ra thị trường mới biết thị trường thiếu như thế nào, chúng tôi là trung gian nên rất cần", ông Hoàn cho biết thêm.

Để Nông sản Bắc Kạn đi từ nông trại đến bàn ăn - Ảnh 4.

Để Nông sản Bắc Kạn đi từ nông trại đến bàn ăn - Ảnh 5.

Niềm vui của các HTX khi nhận được sự quan tâm từ các Bộ, ngành và tỉnh Bắc Kạn.

Trao đổi bên lề Hội nghị kết nối cung cầu hàng hóa tỉnh Bắc Kạn chiều 7/11, bà Đỗ Thị Minh Hoa, quyền Chủ tịch UBND tỉnh Bắc Kạn cho biết, để đưa nông sản từ nông trại đến bàn ăn, tỉnh Bắc Kạn cần tổ chức liên kết sản xuất tốt, phải khép kín từ người sản xuất (nông dân, HTX) đến doanh nghiệp để kết nối.

Doanh nghiệp kết nối phải gắn kết trực tiếp với đơn vị sản xuất mới đảm bảo quản lý được từ nguồn gốc nguyên liệu đến bàn ăn. Với điều kiện địa hình, việc đầu tư hệ thống giao thông là yêu cầu tất yếu.

Hiện nay, ngoài hệ thống giao thông chính là các đường quốc lộ, đường liên tỉnh, liên huyện, liên xã, hệ thống đường vào các khu vực sản xuất, đặc biệt là các khu vực sản xuất tập trung cần thiết được đầu tư.

Với hướng đi này, Đảng bộ tỉnh Bắc Kạn nhiệm kỳ 2020-2025 đề xuất 2 dự án lớn tập trung nguồn vốn đầu tư công để đầu tư. Đó là hệ thống đường lâm nghiệp và các khu vùng sản xuất tập trung với cây ăn quả, cây công nghiệp để giải quyết khó khăn", bà Hoa cho biết thêm.

Theo bà Hoa, đặc thù tỉnh Bắc Kạn địa hình chia cắt lớn, 87 - 90% là địa hình đồi núi cao, chia cắt mạnh, khó có thể hình thành vùng sản xuất tập trung. Bắc Kạn cũng là tỉnh có dân số ít nhất cả nước (chỉ hơn 300.000 dân), chưa kể lao động ở nông thôn chuyển dịch mạnh. Lao động trong khu vực nông nghiệp rất khó khăn.

"Chúng tôi xác định chỉ tham gia vào trục sản phẩm quốc gia với hai sản phẩm gỗ và lâm sản, dược liệu. Trục sản phẩm cấp tỉnh gồm: Miến dong (gắn với vùng nguyên liệu của Bắc Kạn) và các sản phẩm khác như cam, quýt, mơ và chuối. Trục sản phẩm thứ 3 là trục sản phẩm đặc sản địa phương, làm theo hướng sản phẩm nhỏ nhưng giá trị, khai thác nguồn gen và tiểu vùng khí hậu tại địa phương.

Quy trình sản xuất hữu cơ, môi trường, đất, không khí phải sạch. tỉnh Bắc Kạn đang có những điều kiện tiên quyết, nhất là khi có tỉ lệ che phủ rừng hơn 70% (cao nhất cả nước). Đó là những hướng mà tỉnh Bắc Kạn xác định", quyền Chủ tịch UBND tỉnh Bắc Kạn khẳng định.

Mời các bạn đồng hành cùng báo Dân Việt trên mạng xã hội Facebook để nhanh chóng cập nhật những tin tức mới và chính xác nhất.
Tin cùng chuyên mục
Xem theo ngày Xem