Đề xuất chủ đầu tư tự quản lý chung cư liệu có khả thi?
Đề xuất 2 mô hình
Trong phiên chất vấn chiều ngày 4/6, Bộ trưởng Phạm Hồng Hà đã trả lời trước Quốc hội về nhóm vấn đề được nhiều cử tri quan tâm là công tác lập, thẩm định, phê duyệt và quản lý thực hiện cá cudjw án đầu tư xây dựng công trình, quản lý thị trường bất động sản, xử lý bất cập trogn quản lý nhà chung cư, căn hộ du lịch, bên cạnh đó là công tác quy hoạch và quản lý trật tự xây dựng đô thị, việc di dời trụ sợ bộ, ngành khỏi nội đô Hà Nội.
Bộ trưởng Bộ Xây dựng đề xuất 2 mô hình quản lý nhà chung cư
Đặc biệt đối với nhóm vấn đề về quản lý nhà chung cư, Bộ trưởng cũng cho biết thêm, hiện nay trên cả nước có khoảng 4.422 chung cư và công tác vận hành quản lý nhà chung cư về cơ bản đáp ứng được yêu cầu, quy định pháp luật Tuy vậy, hiện có 458 nhà chung cư còn tranh chấp, chiếm khoảng 10% tổng số chung cư cả nước.
Các tranh chấp này xảy ra là do việc chậm tổ chức hội nghị nhà chung cư, bất đồng về đóng góp, kinh phí quản lý vận hành, xác định quản lý chung riêng, thu chi tài chính của ban quản lý. Đồng thời, không có sự thống nhất lựa chọn đơn vị quản lý vận hành, chậm cấp giấy chứng nhận quyền sử dụng đất, chất lượng công trình, chủ đầu tư không xây dựng công trình hạ tầng trong khu vực dự án quyết định được duyệt.
Bộ trưởng Phạm Hồng Hà cũng chỉ ra nguyên nhân dẫn tới vấn đề nêu trên là do một số quy định pháp luật chưa đầy đủ; quy định về hành vi vi phạm trong quản lý, sử dụng kinh phí bảo trì chưa đầy đủ, chế tài vi phạm chưa kịp thời; chưa có quy định về kinh phí bảo trì, sở hữu chung và phòng sinh hoạt cộng đồng.
Ngoài ra, một số chủ đầu tư, ban quản trị ít kinh nghiệm chuyên môn, vai trò quản lý địa phương chưa tốt, tư lợi cá nhân trong quá trình quản lý. Các quy định xử phạt chế tài xử phạt chưa kịp thời, chưa đủ sức răn đe đối với các đối tượng vi phạm.
Để đưa ra giải pháp thực hiện tốt hơn việc kiểm soát, quản lý vận hành nhà chung cư, Bộ Xây dựng cũng đề xuất thêm 2 mô hình quản lý đó là chủ đầu tư tự quản lý, vận hành nhà chung cư và tự quản lý, sử dụng kinh phí bảo trì nhà chung cư; giao cho các đơn vị quản lý, vận hành chuyên nghiệp.
Chủ đầu tư tự quản lý có để lại hệ lụy?
Theo như ý kiến của ông nguyễn Quang Huy, Phó tổng giám đốc Công ty Quản lý và Khai thác Tòa nhà PMC, nếu để chủ đầu tư tự quản lý các chung cư sẽ để lại rất nhiều hệ lụy và rủi ro cho cư dân dự án. Ông cho rằng, nhà chung cư là sở hữu của cư dân, cư dân có quyền thực hiện quyền sở hữu của mình đối với dự án. Chủ đầu tư là một pháp nhân có đặc thù riêng là họ kinh doanh bất động sản, chạy theo lợi nhuận.
Ông nguyễn Quang Huy, Phó tổng giám đốc Công ty Quản lý và Khai thác Tòa nhà PMC
Hai lĩnh vực quản lý nhà chung cư và kinh doanh bất động sản là hoàn toàn khác nhau, rất khó để các chủ đầu tư có thẻ có đủ năng lực chuyên môn, đứng trên lọi ích cư dân để quản lý dự án cho tốt thay vì tối đa lợi nhuận của họ.
2% phí bảo trí chung cư hiện nay là rất lớn, có ý nghĩa với công tác bảo trì bảo dưỡng, đảm bảo an toàn cho cư dân chung cư cũng như toàn dự án. Vấn đề đặt ra là việc chủ đầu tư quản lý số tiền này có được minh bạch và uy tín. Hiện nay, nhiều chủ đầu tư còn có sự chậm trễ trogn thanh toán phí bảo trì, cố tình chây ỳ ban giao phí cho ban quản trị, sử dụng phí vào mục đích hoạt động kinh doanh riêng.
Nếu như các chủ đầu tư quản lý nhà chung cư bị phá sản hoặc sa sút trong kinh doanh, đơn vị nào sẽ thay thế chủ đầu tư trả lại quyền lợi cho cư dân của dự án cũng còn chưa rõ.
Theo như những lý do trên, ông Huy cũng nhấn mạnh, nếu lựa chọn chủ đầu tư tự quản lý nhà chung cư, vô hình chung chúng ta đang đặt uy tín đạo đức của chủ đầu tư cao hơn ban quản trị.
Tuy nhiên, Bộ trưởng Phạm Hồng Hà cũng có khẳng định trước Quốc hội về vấn đền này, “Việc chọn mô hình nào, chủ đầu tư hay đơn vị chuyên nghiệp thực hiện là do cộng đồng dân cư ở nhà chung cư tự quyết định và vẫn phải có sự giám sát của cộng đồng thông qua ban quản trị chung cư”.