Thứ tư, 17/04/2024

Đề xuất tăng thêm room tín dụng, giải cứu thị trường bất động sản vào thời điểm then chốt

02/12/2022 1:00 PM (GMT+7)

Việc nới trần tín dụng thêm 1% tại thời điểm then chốt hiện nay đóng vai trò quan trọng trong việc hỗ trợ nguồn vốn tín dụng cho sản xuất kinh doanh bất động sản trong giai đoạn cao điểm trước Tết Nguyên đán.

Nới trần tín dụng giải cứu bất động sản

Thời gian qua, các doanh nghiệp, người mua nhà và nhà đầu tư bất động sản đang "chật vật", khó tiếp cận nguồn vốn tín dụng. Hệ lụy, nguồn cung thị trường giảm kỉ lục cùng thanh khoản lao dốc.

Trước tình hình trên, Hiệp hội Bất động sản TP.HCM đã gửi văn bản tới Thủ tướng Chính phủ; Ngân hàng Nhà nước Việt Nam về việc hỗ trợ nới trần tín dụng bổ sung thêm nguồn vốn tín dụng cho sản xuất kinh doanh trong giai đoạn cao điểm tháng 12/2022 và trước Tết Quý Mão".

Đề xuất tăng thêm 1% room tín dụng, giải cứu thị trường bất động sản vào thời điểm then chốt - Ảnh 1.

Người mua nhà và nhà đầu tư bất động sản đang "chật vật" vì thiếu vốn. Ảnh: H.T

Theo ông Lê Hoàng Châu, hiện nay, nhiều doanh nghiệp thiếu thanh khoản hoặc mất thanh khoản do thiếu dòng tiền hoặc âm dòng tiền, mà nếu không khẩn trương có giải pháp xử lý kịp thời, thì thị trường bất động sản có thể trượt vào suy thoái, khủng hoảng có thể kéo theo suy thoái, khủng hoảng kinh tế, tác động bất lợi đến mục tiêu giữ vững ổn định kinh tế vĩ mô, an sinh xã hội. 

Chủ tịch HoREA cho rằng, các giải pháp xử lý không phải là để "giải cứu" thị trường bất động sản, doanh nghiệp bất động sản, mà Nhà nước chỉ hỗ trợ thông qua cơ chế chính sách, pháp luật tạo điều kiện để thị trường bất động sản tự điều chỉnh, tự điều tiết, đi đôi với một số giải pháp kích cầu trực tiếp hỗ trợ cho người mua nhà để ở, người mua nhà lần đầu với lãi suất hợp lý.

Đồng thời, doanh nghiệp bất động sản phải thấy rõ trách nhiệm của mình để nỗ lực, chủ động tái cấu trúc doanh nghiệp, tái cơ cấu đầu tư, tái cơ cấu sản phẩm hướng về nhu cầu thực và thực hiện giảm giá nhà tương đối, thực chất để thị trường bất động sản và doanh nghiệp bất động sản, người mua nhà, nhà đầu tư vượt qua khó khăn để phục hồi, tăng trưởng, phát triển minh bạch, lành mạnh, an toàn, bền vững.

Đề xuất tăng thêm 1% room tín dụng, giải cứu thị trường bất động sản vào thời điểm then chốt - Ảnh 3.

HoREA đề xuất xem xét việc với thêm 1% room tín dụng. Ảnh: H.T

Một trong các giải pháp có tác động lan tỏa nhanh nhất, hiệu quả nhất chính là giải pháp tăng nguồn cung tín dụng cho nền kinh tế, cho sản xuất kinh doanh, trong đó có doanh nghiệp bất động sản. Qua đó, HoREA đề xuất Chính phủ, Ngân hàng Nhà nước xem xét việc với thêm 1% room tín dụng cho hoạt động kinh tế, sản xuất kinh doanh dịp cận Tết Nguyên đán.

Doanh nghiệp bất động sản ngủ đông vì thiếu vốn

Dòng vốn tín dụng tắc nghẽn là nguyên nhân chính khiến thị trường bất động sản rơi vào trầm lắng. Nhiêu chủ đầu tư hụt hơi, thiếu vốn phải đưa nhiều chính sách để chật vật, xoay sở tìm cách tồn tại.

HoREA đưa ra một số động thái cho thấy sự khó khăn của các doanh nghiệp bất động sản có thể kể đến như việc một số tập đoàn, doanh nghiệp bất động sản đang phải thu hẹp quy mô đầu tư sản xuất kinh doanh (dừng, đình hoãn hoạt động đầu tư, thi công xây dựng một số dự án; dừng triển khai các dự án mới; dừng phát hành cổ phiếu tăng vốn; dừng IPO).

Bên cạnh đó, cũng theo thông tin từ ông Châu thì hiện nay, một số tập đoàn, doanh nghiệp bất động sản đang ráo riết tinh giản tối đa bộ máy, giảm lực lượng lao động (thậm chí có Tập đoàn giảm đến 50% lực lượng lao động) tác động đến vấn đề an sinh xã hội, hoặc phải giảm lương tác động đến cuộc sống người lao động.

Đề xuất tăng thêm 1% room tín dụng, giải cứu thị trường bất động sản vào thời điểm then chốt - Ảnh 4.

Thị trường bất động sản bước vào giai đoạn ngủ đông vì thiếu vốn. Ảnh: H.T

Một trong những tín hiệu "đáng báo động" nữa theo vị Chủ tịch HoREA là do "tắc" nguồn vốn tín dụng, "tắc" nguồn vốn "trái phiếu", tắc cả nguồn "vốn huy động từ khách hàng", nên một số tập đoàn, doanh nghiệp bất động sản "đói vốn" nên phải vay vốn ngoài xã hội với lãi suất rất cao, đầy "rủi ro".

Không dừng lại ở đó, có doanh nghiệp đã phải tính đến việc phải bán bớt tài sản, dự án hoặc bán sản phẩm bất động sản, nhà ở với chiết khấu sâu (thậm chí đến 40% giá hợp đồng). Dù  khách hàng có thể mua với giá rẻ, nhưng sẽ có "rủi ro" do là sản phẩm hình thành trong tương lai, ông Châu cho biết.

Theo ông Châu, việc các doanh nghiệp bất động sản trong nước gặp khó khăn về dòng vồn dẫn đến phải bán tháo các tài sản với giá rẻ, đặc biệt là quỹ đất chưa triển khai có thể dẫn tới kịch bản các nhà đầu tư có tiềm lực tài chính mạnh, trong đó có nhà đầu tư nước ngoài có cơ hội "thôn tính" có thể làm mất đi "lợi thế" của doanh nghiệp nội địa trên thị trường bất động sản hiện nay.

Nhận định về thị trường, bà Trang Bùi - Tổng giám đốc Cushman & Wakefield Việt Nam cho rằng trên thị trường, nhiều nhà đầu tư đang lâm vào tình trạng áp lực khi dùng đòn bẩy tài chính cũng đang rao bán "cắt lỗ", giảm giá sâu nhằm thoát hàng.

Việc nguồn vốn tín dụng bổ sung sẽ tác động tích cực, lan tỏa đến thị trường trái phiếu doanh nghiệp để vượt qua khó khăn hiện nay để dần trở thành kênh huy động vốn xã hội hóa quan trọng để chia sẻ, làm giảm bớt áp lực cho các tổ chức tín dụng.

Bình luận của bạn
(*) Nội dung bắt buộc cần có
Bình luận
Xem thêm bình luận

Nhập thông tin của bạn

Hàng ngàn nhà ở xã hội tại TP.HCM chưa được cấp sổ hồng

Hàng ngàn nhà ở xã hội tại TP.HCM chưa được cấp sổ hồng

TP.HCM còn 4 dự án nhà ở xã hội với 2.704 căn nhà đang bị vướng mắc pháp lý, chưa thể cấp sổ hổng. Điều này ảnh hưởng đến cuộc sống và quyền lợi của người mua nhà.

Bật máy lạnh bao nhiêu độ tốt nhất?

Bật máy lạnh bao nhiêu độ tốt nhất?

Bác sĩ Nguyễn Trần Nam nhấn mạnh máy điều hòa không phải nguyên nhân gây bệnh, điều quan trọng là chúng ta sử dụng đúng cách hay chưa.

Mẫu nhà 2 tầng đã đẹp còn tiện nghi và tiết kiệm chi phí

Mẫu nhà 2 tầng đã đẹp còn tiện nghi và tiết kiệm chi phí

Phần mái ngói kiểu Nhật giúp hạn chế tình trạng nắng, mưa hắt ngược vào nhà, đồng thời tạo nên những hình khối riêng biệt, tạo điểm nhấn cho công trình.

Bán đấu giá 3.790 căn hộ tái định cư ở TPHCM lại bế tắc

Bán đấu giá 3.790 căn hộ tái định cư ở TPHCM lại bế tắc

TP.HCM phải hoàn chỉnh hồ sơ pháp lý của 3.790 căn hộ tái định cư dự kiến kéo dài từ tháng 8/2024 đến tháng 8/2025. Trước tháng 10/2025, cơ quan chức năng sẽ lựa chọn và thuê đơn vị thực hiện đấu giá. Thời gian tổ chức đấu giá trước tháng 11/2025.

Việt Nam phát triển các khu công nghiệp hiện đại, trong ngành cạnh tranh mạnh mẽ

Việt Nam phát triển các khu công nghiệp hiện đại, trong ngành cạnh tranh mạnh mẽ

Thị trường bất động sản công nghiệp Việt Nam đang phát triển mạnh để đón sự dịch chuyển liên tục của dòng vốn FDI. Song song đó là nhiều kế hoạch chuyển đổi khu công nghiệp (KCN) truyền thống sang hiện đại và thân thiện với môi trường đang được triển khai.

Cách một công ty Singapore mở rộng đầu tư vào thị trường bất động sản Việt Nam

Cách một công ty Singapore mở rộng đầu tư vào thị trường bất động sản Việt Nam

Mua lại cổ phần của một công ty bất động sản Việt Nam rồi cùng nhau phát triển các dự án nhà ở để nhanh chóng tung ra thị trường là cách làm được Keppel áp dụng như một phần trong chiến lược mở rộng kinh doanh tại Việt Nam.