Thứ bảy, 01/06/2024

Dệt may Việt Nam mất dần ưu thế khi cạnh tranh về giá

16/07/2023 1:00 PM (GMT+7)

Nhiều doanh nghiệp dệt may không khỏi lo lắng khi đơn hàng đang dịch chuyển từ Việt Nam sang Bangladesh, Ấn Độ… bởi giá nhân công tại các quốc gia này rẻ, kéo theo giá đơn hàng rẻ hơn.


Dệt may Việt Nam mất dần ưu thế khi cạnh tranh về giá - Ảnh 1.

Giá nhân công cao, cộng với chậm đầu tư đổi mới trang thiết bị khiến dệt may Việt Nam đang mất dần ưu thế. Ảnh: Đức Thanh

Đánh mất lợi thế

Theo thống kê từ Tổ chức Thương mại thế giới (WTO), năm 2020, Việt Nam vượt qua Bangladesh, trở thành nhà xuất khẩu may mặc lớn thứ 2 thế giới. Nhưng từ cuối năm 2022 đến hết quý II/2023, nhiều doanh nghiệp dệt may trong nước đã phải thu hẹp sản xuất, sa thải hàng ngàn lao động do sụt giảm đơn hàng xuất khẩu.

Trong khi đó, tại châu Âu và Mỹ, người tiêu dùng vẫn chưa đẩy mạnh các hoạt động mua sắm trở lại, dẫn đến nhu cầu không cao khiến doanh nghiệp lo lắng tình trạng tồn kho.

Công ty cổ phần Dệt may - Đầu tư - Thương mại Thành Công (TCM) rơi vào tình trạng thiếu hụt đơn hàng trong quý II/2023, khiến các nhà máy không hoạt động đủ công suất.

Ông Trần Như Tùng, Chủ tịch HĐQT Thành Công cho biết, việc Trung Quốc mở cửa trở lại dẫn đến gia tăng nguồn cung, tăng cạnh tranh, trong khi cầu lại không tăng.

“Ngoài ra, ngành dệt may Việt Nam còn chịu sự cạnh tranh gay gắt từ Bangladesh. Ngành dệt may ở quốc gia này có lợi thế hơn so với Việt Nam về chi phí nhân công và đồng nội tệ của Bangladesh giảm mạnh hơn so với đồng Việt Nam”, ông Tùng phân tích.

Tại ĐHĐCĐ thường niên năm 2023 mới đây, ông Lê Tiến Trường, Chủ tịch HĐQT Tập đoàn Dệt may Việt Nam (Vinatex) lưu ý, chi phí tiền lương công nhân may mặc của Việt Nam đang ở ngưỡng 300 USD/người/tháng, cao hơn nhiều so với Bangladesh (95 USD/người/tháng).

Tương tự, ông Phạm Văn Việt, Phó chủ tịch Hội Dệt may - Thêu đan TP.HCM bổ sung, ngoài giá nhân công thấp hơn Việt Nam, thì Bangladesh đã đạt được công nghệ 4.0, tự động hóa, trong khi đa số máy móc, công nghệ của Việt Nam còn đang ở mức truyền thống.

“Chưa kể, ngành dệt may Bangladesh đã xác định giảm, miễn thuế thu nhập doanh nghiệp và thuế đổi mới công nghệ và hoạch định là ngành chủ lực, mũi nhọn để đầu tư. Ngược lại, tại Việt Nam, ngành dệt may lại được xem như một ngành truyền thống, thâm hụt lao động nhiều… và không còn là ngành kinh tế mũi nhọn, chủ lực, góp phần đảm bảo an sinh xã hội như trước. Các chính sách hỗ trợ doanh nghiệp hiện nay chỉ mang tính chất cổ vũ, chưa có kế hoạch cụ thể về việc sẽ thay đổi ngành dệt may như thế nào, hỗ trợ phát triển theo từng giai đoạn ra sao”, ông Việt lo lắng.

Doanh nghiệp tìm cách tháo gỡ

Tại Công ty TNHH Việt Thắng Jean, sau 6 tháng đầu năm hoạt động khó khăn, bước sang quý III/2023, doanh nghiệp tự tin có thể cạnh tranh tốt hơn trên thị trường nhờ sản phẩm đạt tiêu chuẩn xanh từ nguyên liệu đến công nghệ và đi kèm với chính sách giá tốt khi áp dụng chuyển đổi số.

Đại diện doanh nghiệp thông tin, Việt Thắng Jean đã đầu tư công nghệ 4.0 vào những công đoạn có độ phức tạp cao với máy laser, máy ozone, máy phun màu theo mong muốn, dây chuyền sấy tự động… Tất cả thiết bị đều được nhập từ châu Âu, Tây Ban Nha, Đức, Italia, Thổ Nhĩ Kỳ… giúp chi phí nhân công giảm 85%, giá thành sản phẩm giảm theo tỷ lệ thuận. Từ đó, Việt Thắng Jean vừa có thể cạnh tranh về đơn hàng, vừa thu hồi vốn để tái sản xuất, đầu tư.

Bà Tống Thị Trà My, Phó giám đốc Công ty TNHH Quốc tế Navitex chia sẻ, Công ty áp dụng biện pháp tiết kiệm. Theo đó, cắt giảm 30% chi phí hoạt động tại văn phòng, cắt giảm 30% nhân sự và giảm 20-30% lợi nhuận để mỗi sản phẩm có thể cạnh tranh tốt.

Còn ông Trần Như Tùng cho biết, Công ty cổ phần Dệt may - Đầu tư - Thương mại Thành Công đã thực hiện các trách nhiệm môi trường, xã hội và quản trị (ESG) từ lâu. Thời gian tới sẽ đẩy nhanh hơn do áp lực từ thị trường, khách hàng…

Theo Đầu tư

Bình luận của bạn
(*) Nội dung bắt buộc cần có
Bình luận
Xem thêm bình luận

Nhập thông tin của bạn

VinFast ký kết hợp tác với 4 đại lý đầu tiên tại Philippines

VinFast ký kết hợp tác với 4 đại lý đầu tiên tại Philippines

Ngày 31/05/2024, VinFast Auto chính thức ký kết hợp tác với 4 đại lý đầu tiên ở Philippines, qua đó nhanh chóng thành lập mạng lưới bán lẻ để khẳng định sự hiện diện thương hiệu tại thị trường quốc gia Đông Nam Á.

Vinfast công bố chính sách chăm sóc đặc biệt cho dòng xe cao cấp VF 9

Vinfast công bố chính sách chăm sóc đặc biệt cho dòng xe cao cấp VF 9

Từ 01/06/2024, VinFast áp dụng chính sách chăm sóc khách hàng đặc biệt dành riêng cho dòng xe cao cấp nhất dải sản phẩm - VF 9. Với những đặc quyền chưa từng có, VinFast không chỉ mang đến trải nghiệm xuất sắc, xứng tầm đẳng cấp cho khách hàng, mà còn khẳng định vị thế của hãng xe có chất lượng dịch vụ tốt nhất thị trường.

Cục Hàng không yêu cầu các hãng, sân bay chủ động ứng phó áp thấp nhiệt đới

Cục Hàng không yêu cầu các hãng, sân bay chủ động ứng phó áp thấp nhiệt đới

Cục Hàng không Việt Nam yêu cầu các hãng bay lên phương án điều chỉnh kế hoạch bay hoặc thay đổi lịch bay cho phù hợp tại một số địa phương bị ảnh hưởng áp thấp nhiệt đới.

Ngân hàng sẽ bán vàng như thế nào?

Ngân hàng sẽ bán vàng như thế nào?

Các ngân hàng cho biết đã sẵn sàng tham gia bán vàng từ ngày 3/6. Dù các ngân hàng chưa chính thức vào cuộc, giá vàng đã ngay lập tức rơi thẳng đứng kể từ khi NHNN công bố thông tin 4 ngân hàng quốc doanh bán vàng.

EVNHCMC vinh dự nhận giải Nhì -  Giải VIFOTEC lần thứ 30

EVNHCMC vinh dự nhận giải Nhì - Giải VIFOTEC lần thứ 30

Tối 30/5/2024, công trình “Nghiên cứu, xây dựng và tích hợp hệ thống giám sát vận hành trạm biến áp phân phối với chương trình quản lý mất điện (OMS) và bản đồ địa dư (GIS)” của Tổng công ty Điện lực TP.HCM (EVNHCMC) đã vinh dự được trao hạng Nhì - Giải thưởng VIFOTEC lần thứ 30 năm 2023, đánh dấu thành tựu ấn tượng trong ngành điện.

VinFast vào top 100 công ty có tầm ảnh hưởng nhất thế giới

VinFast vào top 100 công ty có tầm ảnh hưởng nhất thế giới

Hãng xe điện VinFast của Việt Nam vừa được tạp chí TIME đưa vào danh sách 100 công ty có tầm ảnh hưởng nhất trên thế giới năm 2024 của TIME. Danh sách cũng có tên các đại công ty toàn cầu như Toyota, BMW, Google, Microsoft, Amazon, Nvidia ThyssenKrupp Nucera ...