Thứ bảy, 20/04/2024

ĐHĐCĐ OCB: Lợi nhuận tăng 29%, tăng vốn điều lệ lên 17.885 tỷ đồng trong năm 2022

23/04/2022 1:16 PM (GMT+7)

Sáng nay (23/4), Ngân hàng TMCP Phương Đông (HoSE: OCB) tổ chức ĐHĐCĐ thường niên 2022 nhằm thông qua kế hoạch kinh doanh, phân phối lợi nhuận cũng như tăng vốn điều lệ.

ĐHĐCĐ OCB: Lợi nhuận tăng 29%, tăng vốn điều lệ lên 17.885 tỷ đồng trong năm 2022 - Ảnh 1.

Toàn cảnh đại hội đồng cổ đông thường niên 2022 của OCB. Ảnh: Quốc Hải

Kế hoạch lợi nhuận tăng 29%

OCB đề ra kế hoạch lợi nhuận trước thuế năm 2022 tăng 29% so với năm trước, đạt 7.110 tỷ đồng. Tổng tài sản dự kiến tại thời điểm cuối năm 2022 tăng 25% so với đầu năm, lên mức 230.112 tỷ đồng,. Huy động thị trường 1 và dư nợ thị trường 1 lần lượt tăng 23% và 25%, đạt 155.003 tỷ đồng và 129.493 tỷ đồng. Tỷ lệ nợ xấu tiếp tục kiểm soát dưới 1%.

ĐHĐCĐ OCB: Lợi nhuận tăng 29%, tăng vốn điều lệ lên 17.885 tỷ đồng trong năm 2022 - Ảnh 2.

Nguồn: OCB

Năm 2021, lợi nhuận trước thuế của OCB đạt 5.519 tỷ đồng, tăng 25% so với năm 2020. Tính đến 31/12/2021, huy động từ thị trường 1 tăng trưởng 16,6%, đạt 126.430 tỷ đồng. Cơ cấu huy động vốn tập trung đẩy mạnh các ngồn vốn có chi phí thấp như tiền gửi không kỳ hạn (CASA).

Dư nợ tín dụng thị trường 1 đạt gần 103.600 tỷ đồng, tăng 15% so với đầu năm. Khối KHDN tập trung cho vay những ngành có tiềm năng tăng trưởng tốt và bền vững, tạo điều kiện bán chéo các sản phẩm cho Khối KHCN và đa dạng hóa hệ sinh thái của toàn hàng. 

Ngân hàng cũng chủ động đẩy mạnh phát triển các sản phẩm khác như UPASS/LC, phân phối trái phiếu doanh nghiệp… để đáp ứng nhu cầu khách hàng cũng như gia tăng thu nhập của Ngân hàng.

ĐHĐCĐ OCB: Lợi nhuận tăng 29%, tăng vốn điều lệ lên 17.885 tỷ đồng trong năm 2022 - Ảnh 3.

Nguồn: OCB

Nhờ chuyển đổi số và áp dụng mô hình ngân hàng số OCB OMNI, đã giúp tỷ lệ CIR của OCB đạt 26.9%, mở rộng cơ sở khách hàng và CASA. Trong năm 2021, OCB đã thu hút được 600 nghìn khách hàng mới và hoạt động ngân hàng số đã trở thành kênh chính thu hút khách hàng mới cho OCB, đóng góp 58% số lượng khách hàng mới trong năm. Số lượng giao dịch qua kênh số tiếp tục tăng gấp đôi so với 2020, chiếm 85% số lượng giao dịch toàn hàng trong năm và eKYC tăng 15 lần so với 2020.

Tăng vốn điều lệ lên 17,885 tỷ đồng

Một nội dung quan trọng khác được trình cổ đông thông qua tại cuộc họp là phương án tăng vốn điều lệ năm 2022 thêm 4.186 tỷ đồng lên 17.885 tỷ đồng.

Cụ thể, OCB sẽ thực hiện tăng vốn điều lệ thêm 4.127 tỷ đồng thông qua việc phát hành 412,7 triệu cổ phiếu thưởng cho cổ đông hiện hữu, tương đương tỷ lệ 30% và phát hành cổ phiếu theo chương trình lựa chọn cho người lao động (ESOP).

Với số tiền thu được từ việc tăng vốn, ngân hàng sẽ dùng phần lớn để bổ sung nguồn vốn kinh doanh, đầu tư và cho vay (hơn 3.200 tỷ), bên cạnh đó còn để đầu tư công nghệ, nâng cấp tài sản, trang bị tài sản cố định,…

OCB cho biết, với kế hoạch tăng trưởng quy mô kinh doanh liên tục hàng năm, việc tăng vốn điều lệ là cần thiết để giúp ngân hàng nâng cao năng lực tài chính, đảm bảo hệ số an toàn vốn (CAR) theo quy định của các cơ quan chức năng.

ĐHĐCĐ OCB: Lợi nhuận tăng 29%, tăng vốn điều lệ lên 17.885 tỷ đồng trong năm 2022 - Ảnh 4.

Nguồn: OCB

Với số vốn tăng thêm, OCB sẽ dùng hơn 908 tỷ đồng đầu tư mua sắm, xây dựng cơ sở vật chất và gần 3.278 tỷ đồng bổ sung nguồn vốn kinh doanh, đầu tư và cho vay.

Sau khi tăng vốn, Aozora Bank, Ltd hiện là cổ đông lớn của Ngân hàng với tỷ lệ sở hữu không đổi là 15%.

Đại hội bước vào phần thảo luận:

Vấn đề nhiều cổ đông quan tâm là các khoản vay liên quan đến Tập đoàn FLC và Tập đoàn Đại Nam khi cả ông Trịnh Văn Quyết lẫn bà Nguyễn Phương Hằng đều đang bị tam giam.

Trả lời về các khoản vay với FLC, ông Nguyễn Đình Tùng – Tổng Giám đốc OCB cho biết, FLC là tập đoàn có nhiều dự án triển khai ấn tượng ở Quảng Ninh, Quy Nhơn, Thanh Hóa. Và mục tiêu của OCB là phát triển mảng bán lẻ nên thời gian qua đã hợp tác với FLC để cho tập đoàn này vay hai dự án ở Quảng Ninh.

"Thời gian qua OCB cũng cho vay một số doanh nghiệp BĐS như Khang Điền, Nam Long, Sơn Kim Land, chứ không riêng gì FLC", ông Tùng nói.

Theo ông Tùng, với khoản vay của FLC, OCB cho vay tập đoàn này vay 1.500 tỷ đồng. Khi cho vay , OCB dựa vào dự án cụ thể, có đầy đủ pháp lý, và điều kiện tiên quyết là doanh nghiệp phải giải phóng mặt bằng xong thì ngân hàng mới cho vay.

"Với khoản vay trên, OCB có tài sản đảm bảo bằng bất động sản có giá trị trên 2.000 tỷ, đất đai mà ngân hàng nhận là có sổ chứ không phải hình thành trong tương lai. Tài sản đảm bảo được OCB kiểm tra, thẩm định rất chặt chẽ", ông Tùng khẳng định.

Chưa kể, FLC đang có nguồn thu từ khách hàng trả theo tiến độ dự án còn 2.400 tỷ đồng, dư sức để ngân hàng thu hồi các khoản nợ.

Cũng theo Tổng Giám đốc OCB, trước khi sự việc ông Trịnh Văn Quyết vi phạm pháp luật thì đây là khách hàng luôn đảm bảo trả nợ đúng hạn, là khách hàng tốt.

Ngoài dư nợ cho vay FLC, OCB cũng cho vay Bamboo Airways, dư nợ khoảng 1.000 tỷ đồng và tài sản đảm bảo cũng là bất động sản, cổ phiếu. Tuy nhiên, khoản vay này được OCB đánh giá cao về nguồn tiền trả nợ cũng như khả năng thanh toán nợ của khách hàng.

"Giống như Sacombank, hiện nay OCB cũng đang thương thảo thu trước khoảng 1.500 tỷ đồng với các khoản vay liên quan đến FLC", ông Tùng chia sẻ thêm và nhấn mạnh, sự kiện FLC là nghiêm trọng với danh mục quản trị rủi ro của OCB nhưng ngân hàng làm đúng ngay từ đầu nên xác định không có thiệt hại.

"Hiện nay vụ việc này cũng được báo cáo chặt chẽ với Ngân hàng Nhà nước. Chúng tôi cho rằng, sự việc của ông Trịnh Văn Quyết là vấn đề cá nhân, tập đoàn vẫn phát triển bình thường", ông Tùng nói.

Về khoản cho vay đối với Tập đoàn Đại Nam. Theo chia sẻ của ông Nguyễn Đình Tùng, các khoản nợ của Đại Nam không đáng lo, tất cả đều có sổ đỏ.

"Nói thật, 30 năm làm ngành ngân hàng chưa bao giờ gặp trường hợp như chị Nguyễn Phương Hằng" - ông Tùng chia sẻ với cổ đông.

Theo ông Tùng, mới đây Đại Nam đã trả cho OCB 450 tỷ đồng, trong 2 tháng tới Đại Nam sẽ thu hồi 4.500 tỷ đồng từ các khoản bán tài sản nên sẽ thừa sức trả cho OCB và cả các ngân hàng khác nữa.

Một số cổ đông đặt vấn đề, mục tiêu tăng trưởng tín dụng 25% trong cả năm 2022 liệu có quá cao?

Trả lời vấn đề này, ông Tùng cho hay, đây sẽ là thách thức, tuy nhiên OCB sẽ phấn đấu đạt được khi đáp ứng đầy đủ các quy định của NHNN để được cấp room tín dụng ưu tiên…

 Với sự đồng thuận cao của các cổ đông, đại hội đã thông qua tất cả tờ trình.

Bình luận của bạn
(*) Nội dung bắt buộc cần có
Bình luận
Xem thêm bình luận

Nhập thông tin của bạn

Cổ phiếu tăng phi mã, tài sản của gia đình Cường Đô La tăng gần 1.360 tỷ đồng sau 1 tháng

Cổ phiếu tăng phi mã, tài sản của gia đình Cường Đô La tăng gần 1.360 tỷ đồng sau 1 tháng

Cổ phiếu QCG đã tăng phi mã tới 89%, từ mức 9.160 đồng/CP lên tới 17.350 đồng/CP. Như vậy, chỉ trong 1 tháng, tài sản của gia đình Cường Đô La đã tăng gần 1.360 tỷ đồng, lên hơn 2.880 tỷ đồng.

Lực bán giải chấp của công ty chứng khoán xuất hiện, VN-Index giảm tới hơn 23 điểm

Lực bán giải chấp của công ty chứng khoán xuất hiện, VN-Index giảm tới hơn 23 điểm

Sát giờ nghỉ trưa, VN-Index có thời điểm giảm sâu tới hơn 23 điểm khi lực bán giải chấp của công ty chứng khoán xuất hiện.

Quý đầu năm, kiều hối về TP.HCM hơn 2,8 tỷ USD

Quý đầu năm, kiều hối về TP.HCM hơn 2,8 tỷ USD

Ngân hàng Nhà nước (NHNN) chi nhánh TP.HCM cho biết, quý I/2024, kiều hối chuyển về TP.HCM đạt 2,869 tỷ USD, tăng 3,5% so với quý trước và tăng 35,4% so với cùng kỳ, đây cũng là mức tăng trưởng cao nhất của kiều hối trong 3 năm gần đây.

Giá vàng bật tăng trở lại sau kỳ nghỉ lễ, vượt 84 triệu đồng/lượng

Giá vàng bật tăng trở lại sau kỳ nghỉ lễ, vượt 84 triệu đồng/lượng

Giá vàng hôm nay (19/4) đã đảo chiều tăng trở lại do lo ngại rủi ro địa chính trị, nhà đầu tư cũng tăng nhu cầu trú ẩn với vàng.

Cổ phiếu tiêu điểm hôm nay (19/4): Vì sao cổ phiếu "quốc dân" HPG có tiềm năng tăng giá tới 21%?

Cổ phiếu tiêu điểm hôm nay (19/4): Vì sao cổ phiếu "quốc dân" HPG có tiềm năng tăng giá tới 21%?

Ngành thép kỳ vọng đi vào hồi phục từ năm 2024 nhờ sự ấm dần lên của ngành bất động sản và đẩy mạnh đầu tư công. Từ đó, SHS đặt giá mục tiêu của HPG là 34.300 đồng trong vòng 12 tháng tới, tiềm năng tăng giá 21% (giá hiện tại của cổ phiếu này là 28.000 đồng).

Thị phần môi giới chiếm 9,32%, công ty của ông Nguyễn Duy Hưng báo lãi quý I tăng 53%

Thị phần môi giới chiếm 9,32%, công ty của ông Nguyễn Duy Hưng báo lãi quý I tăng 53%

SSI ước doanh thu hợp nhất đạt 2.022 tỷ đồng và lợi nhuận trước thuế đạt 945 tỷ đồng, tương ứng tăng 36% và 53% so với quý I/2023.