Bộ trưởng Đinh Tiến Dũng: Địa phương giao đất "chưa sạch", khiến thất thoát qua đấu thầu, đấu giá tăng cao

Quang Dân Thứ ba, ngày 10/11/2020 09:07 AM (GMT+7)
Qua theo dõi Bộ Tài chính thấy rằng trong thời gian qua, tình trạng thất thoát, thất thu NSNN qua giao đất không qua đấu thầu, đấu giá đã xảy ra.
Bình luận 0

Sáng 10/11, tại phiên chất vấn Bộ trưởng Bộ Tài Chính Đinh Tiến Dũng đã trả lời câu hỏi về trách nhiệm về thất thoát lãng phí thông qua đấu thầu, đấu giá đấu đai.

Bộ trưởng Đinh Tiến Dũng cho biết, theo quy định của luật đất đai về trách nhiệm của nhà nước trong quản lý đất đai thuộc Bộ Tài nguyên Môi trường, tuy nhiên, qua theo dõi Bộ Tài chính thấy rằng trong thời gian qua, tình trạng thất thoát, thất thu NSNN qua giao đất không qua đấu thầu, đấu giá đã xảy ra.

Nguyên nhân chủ yếu đến từ việc khi định giá đất không sát với gía thị trường. Bên cạnh đó, các địa phương giao cho nhà đầu tư đất chưa sạch, do đó nhà đầu tư phải ứng tiền ra để đền bù. Tuy nhiên, sau khi đền bù giá cả thay đổi lớn nhưng không được định giá lại. Qua thanh tra, kiểm tra đến nay còn rất nhiều trường hợp tương tự đang phải xử lý.

Địa phương giao đất "chưa sạch" cho chủ đầu tư, khiến thất thoát thông qua đấu thầu, đấu giá đấu đai tăng cao - Ảnh 1.

Bộ trưởng Đinh Tiến Dũng

"Đặc biệt, có những trường hợp sau khi cổ phần hóa, vấn đề chuyển đổi mục đích sử dụng đất, quy hoạch của các cơ sở do doanh nghiệp quản lý cũng đang xảy ra" ông Dũng cho hay.

Bộ trưởng Bộ Tài chính thông tin thêm, hiện nay Bộ đang phối hợp với các đơn vị liên quan hoàn thiện cơ chế quản lý, trong đó có phần đấu thầu, đấu giá cũng như cổ phần hóa doanh nghiệp nhà nước.

Trước đó, trả lời chất vấn Quốc hội vào chiều 11/9 liên quan đến nguyên nhân cổ phần hóa, thoái vốn doanh nghiệp chậm, Bộ trưởng Đinh Tiến Dũng cho biết trong thời gian vừa qua, đặc biệt là gần đây có nhiều nguyên nhân tác động đến quá trình cổ phần hóa, thoái vốn doanh nghiệp.

Cụ thể, theo ông Dũng đó là căng thẳng quốc tế, diễn biến khó lường của dịch bệnh Covid-19...các doanh nghiệp cổ phần hóa, thoái vốn trong giai đoạn này hầu hết là doanh nghiệp lớn, có tình hình tài chính phức tạp, sở hữu nhiều đất đai, hoặc các doanh nghiệp đang hoạt động trong lĩnh vực công ích, gắn liền với các hoạt động của địa phương... 

Ngoài ra, việc cổ phần hóa, thoái vốn doanh nghiệp chậm còn có các nguyên nhân chủ quan như việc tổ chức của một số bộ, ngành, địa phương, tập đoàn kinh tế, tổng công ty nhà nước... chưa thực sự nghiêm túc triển khai kế hoạch theo chỉ đạo của Thủ tướng.

Địa phương giao đất "chưa sạch" cho chủ đầu tư, khiến thất thoát thông qua đấu thầu, đấu giá đấu đai tăng cao - Ảnh 3.

Địa phương giao đất "chưa sạch" cho chủ đầu tư, khiến thất thoát thông qua đấu thầu, đấu giá đấu đai tăng cao

Bên cạnh đó, công tác lập kế hoạch cổ phần hóa, thoái vốn để trình cơ quan có thẩm quyền ban hành danh mục cổ phần hóa, thoái vốn chưa sát với thực tế. Ngoài ra, vai trò của người đứng đầu các đơn vị còn chưa cao, chưa quyết liệt trong đổi mới hoạt động của doanh nghiệp...

Hơn nữa, đa số các tập đoàn, tổng công ty, doanh nghiệp không chủ động triển khai các chính sách của nhà nước, cho đến khi phải thực hiện cổ phần hóa mới bắt đầu thực hiện sắp xếp lại, xử lý nhà đất... gây ảnh hưởng lớn đến tiến độ cổ phần hóa.

Theo Bộ trưởng Dũng, việc doanh nghiệp không muốn thoái vốn trong lĩnh vực đang phát triển mạnh, có tỷ suất lợi nhuận cao, cũng làm cho tiến độ cổ phần hóa, thoái vốn chậm. Ngoài ra, một số cơ quan, đơn vị thoái vốn đang bị cơ quan phát luật thực hiện thanh tra, kiểm tra nên quá trình này bị chậm lại.

Mời các bạn đồng hành cùng báo Dân Việt trên mạng xã hội Facebook để nhanh chóng cập nhật những tin tức mới và chính xác nhất.
Tin cùng chuyên mục
Xem theo ngày Xem