Dịch Covid-19 và cuộc đối đầu trong thoả thuận thương mại của Chính quyền Donald và Tập Cận Bình

12/03/2020 11:08 GMT+7
Bùng nổ đại dịch Covid-19 kéo theo sự bất ổn kinh tế cũng như đe dọa khả năng hoàn thành giai đoạn 1 trong thỏa thuận thương mại giữa Mỹ và Trung Quốc hai tháng trước. Mặc dù Chính quyền Donald Trump khẳng định Trung Quốc khó hoàn thành, nhưng Chính quyền Tập Cận Bình khẳng định có thể đạt được.
Mỹ lo ngại, Trung Quốc khó đạt thỏa thuận khi dịch Covid-19 phức tạp - Ảnh 1.

Chính quyền Donald Trump cũng tuyên bố chính thức các vấn đề liên quan đến Covid-19 có thể gây trì hoãn kim ngạch nhập khẩu của Trung Quốc trong năm nay.

Tổng thống Donald Trump khẳng định trước đó, cam kết nhập khẩu của Trung Quốc là phần quan trọng của thỏa thuận. Theo đó, Trung Quốc kì vọng nhập khẩu với tổng giá trị 200 tỷ USD trong hai năm, trong đó, 77 tỷ USD được yêu cầu thêm trong năm 2020 và 123 tỷ USD trong năm 2021. Tuy nhiên, bùng nổ đại dịch Covid-19 khiến kinh tế Trung Quốc chịu thiệt hại nặng nề cả về cung và cầu, tình hình chiến tranh giá dầu hiện nay và sự suy yếu của vận tải góp phần đặt thách thức lên khả năng Trung Quốc có thể hoàn thành thỏa thuận hợp tác với Mỹ.

Một báo cáo mới đây cho rằng, 200 tỷ USD mục tiêu giờ đã là điều khó có thể thực hiện được, trong khi đó, diễn biến phức tạp của dịch Covid-19 hiện nay chỉ khiến tình huống trở nên tệ hơn. Chính quyền Donald Trump cũng tuyên bố chính thức rằng, các vấn đề liên quan đến virus corona có thể gây trì hoãn kim ngạch nhập khẩu của Trung Quốc trong năm nay. Tuy nhiên, chính quyền Tập Cận Bình khẳng định nước này sẽ hoàn thành thỏa thuận. 

Các chuyên gia kinh tế chỉ ra điểm yếu của thỏa thuận thương mại này nằm ở việc không đề cập đến hiểm họa thiên nhiên và sự kiện vượt ngoài tầm kiểm soát, theo đó, điều này cần được xem xét lại bởi cả hai bên. Tuy nhiên, trưởng văn phòng đại diện vấn đề thương mại Mỹ-Trung phía Mỹ là ông Robert Lighthizer, bên có trách nhiệm thực hiện thỏa thuận, nói rằng chưa có bất cứ cuộc thảo luận nào như vậy với Trung Quốc. Do vậy, phía Mỹ vẫn kì vọng Trung Quốc có thể thực hiện thỏa thuận đúng hạn.

Kì vọng này xuất phát từ khả năng đặt máy bay, sản phẩm năng lượng và nông nghiệp của Mỹ từ các doanh nghiệp nhà nước Trung Quốc là rất lớn. Tuy nhiên những sản phẩm này đi cùng mức thuế lớn, điều này có thể ngăn cản Trung Quốc thực hiện thỏa thuận đúng hạn với nền kinh tế đang chịu thiệt hại không nhỏ từ dịch bệnh.

Trung Quốc vừa thông báo giảm 4% kim ngạch nhập khẩu trong hai tháng đầu năm, so với một năm trước đó. Tuy nhiên, sản lượng nhập khẩu thịt lợn, đậu nành và khí ga tự nhiên vẫn tăng.

Chính quyền Donald Trump hiện đang đề cập đến những khía cạnh khác của thỏa thuận, bao gồm việc Trung Quốc mở rộng thị trường cho sản phẩm gà nhập khẩu từ Mỹ và ban hành chính sách bảo vệ quyền sở hữu trí tuệ của Mỹ tại Trung Quốc. Mục tiêu nhấn mạnh của thỏa thuận thương mại đã biến đổi rất nhiều, trước đó, thỏa thuận này ưu tiên phá bỏ rào cản nhằm tạo môi trường thương mại cởi mở hơn, dựa trên thị trường. Cùng với thỏa thuận nhập khẩu, Trung Quốc đồng thuận với việc ngăn chặn trộm hay trao đổi bí mật thương mại cũng như bảo vệ quyền sở hữu trí tuệ trong giai đoạn 1 thỏa thuận. Mỹ cũng mong đợi những thỏa thuận hợp tác thiếp theo.

Trước khi đại dịch bùng nổ, các công ty Mỹ đã báo cáo mức lợi nhuận tháp kỷ lục ở Trung Quốc khi điều kiện kinh doanh không thuận lợi cũng như nền kinh tế Trung Quốc tăng trưởng giảm mạnh xuống mức thấp kỉ lục trong 10 năm, theo một khảo sát các công ty Mỹ hoạt động ở thị trường Trung Quốc. Tình thế này được dự đoán sẽ còn mang lại nhiều thử thách hơn trước diễn biến phức tạp của đại dịch Corona và tác động của nó đến nền kinh tế lớn thứ hai trên thế giới.

Câu hỏi đặt ra là liệu các công ty Mỹ ở Trung Quốc có được chuẩn bị để đối phó với tình hình kinh tế không mấy khả quan ở nước này, nhất là khi thị trường Trung Quốc luôn là mảnh đất màu mỡ của nhiều doanh nghiệp Mỹ. Nhiều tập đoàn lớn hiện nay đang là đòn bẩy cho những doanh nghiệp vừa và nhỏ, vì vậy nếu các doanh nghiệp lớn gặp khó khăn về doanh thu và dòng chảy vốn, điều này có thể tác động rộng hơn đến các doanh nghiệp vừa nhỏ liên quan, theo ông Greg Gilligan, chủ tich Phòng Thương mại Mỹ.

Lo ngại về tác động của dịch Covid-19 đến tăng trưởng toàn cầu đã làm bốc hơi hàng ngàn tỷ đồng từ thị trường cổ phiếu toàn cầu, và tình hình lây nhiễm nhanh chóng của vi rút ngoài Trung Quốc có thể ảnh hưởng xấu đến mức tiêu thụ, kìm hãm đầu tư cũng như phá hoại chuỗi cung ứng. Trước đó, các công ty Mỹ đã quan ngại về triển vọng kinh doanh ở Trung Quốc khi phải chịu mức thuế khổng lồ cũng như chi phí nhà máy tăng, trong khi nhu cầu tiêu thụ lại giảm.

Chi phí nhân công tăng ở Trung Quốc cũng dẫn đến việc nhiều công ty Mỹ chuyển chuỗi cung ứng ra khỏi Trung Quốc, trong khi một số ý kiến cho rằng kinh tế chững lại của nước này khiến vận hành kinh doanh của các công ty Mỹ gặp nhiều bất lợi. 

Theo khảo sát của Phòng Thương mại Mỹ AmCham, 61% các công ty Mỹ báo cáo lợi nhuận trong năm 2019 đạt mức ổn định, giảm 8% so với năm ngoái. Tuy nhiên, những vấn đề này được chuyên gia nhận định đang ngày càng trở nên nghiêm trọng. Với hơn 10 triệu người Trung Quốc vẫn đang trong diện cách ly, nhiều công ty vẫn phải đối mặt với trách nhiệm chi trả lương cho nhân công, dù họ có thể làm việc hay không. Chuyên gia dự đoán các công ty Mỹ có thể mất khoảng nửa doanh thu từ Trung Quốc nếu đại dịch không được kiểm soát sớm.

Khảo sát này được gửi tới 771 công ty thành viên, trong đó 372 công ty hoàn thành hầu hết các câu hỏi, theo AmCham. Đây là các công ty lớn, vừa và nhỏ từ nhiều lĩnh vực kinh doanh khác nhau, bao gồm nhiều doanh nghiệp toàn cầu. Trước khủng hoảng dịch bệnh, hơn 40% các công ty Mỹ hoạt động trong lĩnh vực nguồn cung ứng và công nghiệp – bao gồm nông nghiệp, ô tô, thị trường linh kiện, công ty ga và dầu mỏ - cho rằng họ không kì vọng thị trường sẽ tăng trưởng trong năm 2020.


Vân Anh
Cùng chuyên mục