Điểm danh các DN Nhà nước đứng đầu bảng nợ nần, thua lỗ

Nguyên Phương Thứ năm, ngày 28/12/2017 14:45 PM (GMT+7)
Theo báo cáo hợp nhất của một số tập đoàn, tổng công ty có nợ phải trả lớn, gồm Tập đoàn Điện lực Việt Nam (EVN) gần 487.000 tỷ đồng, công ty mẹ góp hơn 313.500 tỷ. Số nợ phải trả của Tập đoàn Dầu khí Việt Nam (PVN) cũng trên 338.580 tỷ đồng…
Bình luận 0

img

Tập đoàn Dầu khí quốc gia Việt Nam có số lợi nhuận năm 2016 giảm 38% so với năm trước (Ảnh: Zing)

Dầu khí, hóa chất giảm lợi nhuận

Theo báo cáo số 441/B-CP của Chính phủ về tình hình tài chính, kết quả hoạt động sản xuất kinh doanh năm 2016 của 583 doanh nghiệp do Nhà nước nắm giữ 100% vốn điều lệ, tổng tài sản của các DN Nhà nước là 3.053.547 tỷ đồng, tăng 3,7% so với thực hiện năm 2015. Tỷ trọng tài sản cố định bình quân chiếm 36% tổng tài sản. Trong đó, khối các Tập đoàn, Tổng Công ty, Công ty mẹ - con có tổng tài sản là 2.822.131 tỷ đồng, chiếm 92% tổng tài sản; các Công ty TNHH MTV độc lập còn lại chiếm 8% tổng tài sản.

Trong khi đó, vốn chủ sở hữu của các DN là 1.398.183 tỷ đồng, tăng 4,3% so với năm 2015. Khối các Tập đoàn, Tổng Công ty, Công ty mẹ - con tăng 1.267.007 tỷ đồng, tăng 3,8% so với năm 2015, chiếm 90,6% tổng vốn chủ sở hữu (Tập đoàn là 918.647 tỷ đồng, tăng 2% so với năm 2015; khối các Tổng Công ty là 320.774 tỷ đồng, tăng 9,4% so với năm 2015; khối công ty mẹ - con là 27.585 tỷ đồng, tăng 1% so với năm 2015).

Tuy nhiên, về tổng toanh thu, các DN chỉ đạt 1.515.821 tỷ đồng, giảm 1% so với năm 2015. Còn lợi nhuận trước thuế của các DN giảm 14% so với thực hiện 2015, chỉ đạt 139.658 tỷ đồng. Trong đó, khối 7 tập đoàn đạt 78.870 tỷ đồng, giảm 25%, chiếm 56% tổng lợi nhuận trước thuế của các doanh nghiệp toàn quốc.

Đáng chú ý, tập đoàn Dầu khí quốc gia Việt Nam có số lợi nhuận năm 2016 giảm 38% so với năm trước, chỉ còn 26.517.266 triệu đồng. Tập đoàn Hóa chất Việt Nam có số lợi nhuận kế toán trước thuế năm 2016 là âm 335.078 triệu đồng, trong khi năm 2015 là 2.134.810 triệu đồng.

Lý giải cho điều này, Báo cáo của Chính phủ cho biết, một số nguyên nhân chính khiến lợi nhuận của tập đoàn Dầu khí giảm là giá dầu trung bình năm 2016 (43,69 USD/thùng) giảm so với 2015 (52,46 USD/thùng) dẫn đến giảm doanh thu, lợi nhuận trực tiếp tại các đơn vị khai thác, chế biến, kinh doanh xăng dầu và gián tiếp tại các đơn vị dịch vụ và các đơn vị khác. Ngoài ra, tỷ lệ dầu trang trải chi phí tại Liên doanh Việt- Nga "Vietsovpetro" tăng từ 35% lên 45% áp dụng từ năm 2016 theo Hiệp định giữa Chính phủ Việt Nam và Nga dẫn đến lợi nhuận được chia từ Vietsovpetro giảm.

Đối với trường hợp của Tập đoàn Hóa chất Việt Nam, nguyên nhân chính là do trong năm 2016 có 4 Công ty con bị lỗ: Công ty TNHH MTV Đạm Ninh Bình, Công ty cổ phần Phân đạm và Hóa chất Hà Bắc, Công ty cổ phần DAP-Vinachem; Công ty Công ty cổ phần DAP số 2-Vinache. Theo đó, các Dự án, DN này đều nằm trong danh sách 12 Dự án yếu kém, thua lỗ thuộc ngành Công Thương.

EVN, PVN đứng đầu bảng nợ nần

Như mọi năm, báo cáo của Chính phủ tiếp tục tách riêng tình hình tài chính và kết quả hoạt động sản xuất, kinh doanh của các tập đoàn, tổng công ty nhà nước, công ty mẹ - công ty con, và đưa ra các số liệu so sánh xét trong cùng số lượng doanh nghiệp hiện có năm 2015.

Cùng với tổng tài sản tăng, nợ phải trả của 583 doanh nghiệp Nhà nước cũng tăng 3%, lên mức trên 1,5 triệu tỷ đồng trong năm ngoái. Hệ số nợ phải trả trên vốn chủ sở hữu năm 2015 là 1,22 lần, trong đó tỷ lệ này tại 18 tập đoàn, tổng công ty là 3 lần.

img

Số nợ phải trả của Tập đoàn Điện lực Việt Nam (EVN) gần 487.000 tỷ đồng (Ảnh: I.T)

Theo báo cáo hợp nhất của một số tập đoàn, tổng công ty có nợ phải trả lớn, gồm Tập đoàn Điện lực Việt Nam (EVN) gần 487.000 tỷ đồng, công ty mẹ góp hơn 313.500 tỷ. Số nợ phải trả của Tập đoàn Dầu khí Việt Nam (PVN) cũng trên 338.580 tỷ đồng; Tập đoàn Công nghiệp Than & khoáng sản Việt Nam (Vinacomin) là 100.729 tỷ đồng; Tập đoàn Viễn thông Quân đội (Viettel) cũng nợ hơn 75.110 tỷ đồng, Tập đoàn Bưu chính viễn thông Việt Nam, nợ phải trả 25.848 tỷ đồng (Công ty mẹ: 19.117 tỷ đồng)...

Ngoài nợ phải trả lớn, một số DN còn có nợ quá hạn cao, không có khả năng trả như Tổng công ty Giấy Việt Nam (dự án Nhà máy sản xuất bột giấy Phương Nam) khoản nợ quá hạn hơn 2.700 tỷ. Trong số này, nợ phải trả Bộ Tài chính khoảng 1.610 tỷ đồng. Ngoài ra, công ty con của Tổng công ty Giấy là Công ty TNHH một thành viên Nguyên liệu giấy Miền Nam cũng có khoản nợ quá hạn tại Chi nhánh Ngân hàng phát triển Kon Tum 504 tỷ đồng (gốc và lãi).

Để cứu vãn tình hình, Tổng công ty Giấy đã có văn bản xin gia hạn nợ vay đến 1.1.2018 và trình cấp có thẩm quyền về cơ chế vay với phương án chuyển đổi 25 năm của dự án này.

Dù nhiều tập đoàn, tổng công ty có số nợ phải trả lớn, vài chục nghìn tỷ tới trăm nghìn tỷ, nhưng số nợ này đã được tách khỏi nợ công (theo Luật Ngân sách Nhà nước) và các đơn vị này phải tự vay, tự trả. Riêng các khoản vay do Chính phủ bảo lãnh, nếu doanh nghiệp không trả được nợ thì ngân sách sẽ ứng trả thay, như trường hợp Tổng công ty Giấy Việt Nam.

Báo cáo tình hình sản xuất, kinh doanh của các doanh nghiệp Nhà nước cũng cho thấy nhiều đơn vị đang kinh doanh thua lỗ. Tổng hợp báo cáo hợp nhất, 17 tập đoàn, tổng công ty đang lỗ luỹ kế 12.500 tỷ đồng. Doanh nghiệp đang gánh khoản lỗ lớn nhất là Tổng công ty Hàng hải Việt Nam (Vinalines) với hơn 5.000 tỷ; Tập đoàn Hoá chất Việt Nam (Vinachem) 1.300 tỷ đồng, hay Tổng công ty viễn thông Toàn cầu (Gtel) lỗ hơn 3.900 tỷ....

Báo cáo Chính phủ nhận xét: “Hiệu quả sản xuất kinh doanh và đóng góp của một số doanh nghiệp Nhà nước còn thấp, chưa tương xứng với nguồn lực Nhà nước đầu tư; nợ nần, thua lỗ, thất thoát lớn vẫn còn xảy ra”.

Mời các bạn đồng hành cùng báo Dân Việt trên mạng xã hội Facebook để nhanh chóng cập nhật những tin tức mới và chính xác nhất.
Tin cùng chuyên mục
Xem theo ngày Xem