Diện tích cây có múi tăng chóng mặt, xuất hiện bệnh "cam ngơ", đe dọa nhiều vườn cam

Xuân Tuấn Thứ ba, ngày 10/11/2020 16:35 PM (GMT+7)
Ngày 10/11/2020, tại tỉnh Hòa Bình, Bộ NN&PTNT và UBND tỉnh Hòa Bình đã tổ chức Hội nghị thúc đẩy phát triển bền vững cây ăn quả có múi tại các tỉnh miền núi phía Bắc.
Bình luận 0

Tham dự hội nghị có Thứ trưởng Bộ NN&PTNT Lê Quốc Doanh, lãnh đạo tỉnh Hòa Bình và lãnh đạo các sở ngành nông nghiệp của các tỉnh phía Bắc.

Theo báo cáo của Cục Trồng trọt (Bộ NNPTNT), đến nay tại nhiều địa phương đã hình thành các vùng sản xuất cây có múi hàng hóa tập trung như cam Hà Giang, Hòa Bình, Bắc Giang, bưởi Phú Thọ, Bắc Giang, Hòa Bình, Tuyên Quang, quýt Bắc Kạn và Lạng Sơn. 

Tổng diện tích cây có múi của các tỉnh miền núi phía Bắc khoảng 121.000 ha (chiếm 47,5% diện tích của cả nước). 

Diện tích cây có múi tăng chóng mặt và phát sinh dịch bệnh - Ảnh 1.

Ông Lê Quốc Doanh, Thứ trưởng Bộ Nông nghiệp và Phát triển nông thôn phát biểu tại Hội nghị thúc đẩy phát triển bền vững cây ăn quả có múi tại các tỉnh miền núi phía Bắc tại Hòa Bình.

Đáng chú ý, điện tích cây có múi liên tục tăng trong những năm gần đây, với tốc độ tăng trưởng cao. Thống kê trong 10 năm từ 2009 - 2019, tốc độ tăng trưởng cây có múi bình quân 10%/năm về diện tích (tương đương 7,3 nghìn ha/năm), trên 12% về sản lượng (69,4 nghìn tấn).

Cùng với sự tăng trưởng diện tích, sản lượng, sản xuất cây có múi ở các tỉnh miền núi phía Bắc còn nhiều hạn chế và gặp nhiều khó khăn về khâu tiêu thụ sản phẩm, dịch bệnh. Ngoài ra, tình trạng lạm dụng phân bón vô cơ và thuốc bảo vệ thực vật hóa học, nguy cơ làm ô nhiễm môi trường đất, nước, bùng phát dịch hại và ảnh hưởng đến chất lượng.

Diện tích cây có múi tăng chóng mặt và phát sinh dịch bệnh - Ảnh 2.

Hiện nay tỉnh Hòa Bình đang trở thành thủ phủ cam lớn nhất ở các tỉnh Tây Bắc.

Theo báo cáo của Cục Bảo vệ thực vật, trong mấy năm trở lại đây, dịch bệnh đang bùng phát trên cây cam như bệnh vàng lá thối rễ. 

Đến nay diện tích vàng lá thối rễ là 1.416ha, nhiễm nặng 53ha, tập trung tại các tỉnh trọng điểm như Hà Giang, Yên Bái, Hòa Bình, Bắc Giang, Nghệ An… Ngoài ra, nhiều diện tích cam bị bệnh Greeninh (vàng lá thối rễ) và hiện tượng "cam ngơ" ở Nghệ An. Dịch bệnh đang trực tiếp đe dọa tới nhiều diện tích của bà con.

Diện tích cây có múi tăng chóng mặt và phát sinh dịch bệnh - Ảnh 3.

Các loại cây ăn quả có múi được trừng bày tại hội chợ cam Cao Phong năm 2020.

Trước thực trạng trên, Bộ NN&PTNT đã giao cho Cục Bảo vệ thực vật xây dựng tiêu chuẩn Việt Nam về việc thiết lập và giám sát vùng trồng phục vụ xuất khẩu. Dự kiến sẽ trình Bộ NN&PTNT ban hành trong năm 2020. 

Ngoài ra, Cục cũng kiến nghị, nên có quy định cụ thể về yêu cầu với vùng trồng được cấp mã số vùng trồng của cả nước bằng các giải pháp cụ thể như: Nhận diện được vùng trồng (sử dụng GPS); áp dụng thực hành nông nghiệp tốt trong đó chú trọng đến công tác ghi chép nhật kí canh tác; Theo dõi thường xuyên tình hình sinh vật gây hại; Thực hiện tốt vệ sinh đồng ruộng.

Mời các bạn đồng hành cùng báo Dân Việt trên mạng xã hội Facebook để nhanh chóng cập nhật những tin tức mới và chính xác nhất.
Tin cùng chuyên mục
Xem theo ngày Xem