Điều chỉnh quy hoạch cảng biển Việt Nam

Thứ năm, ngày 05/09/2013 06:35 AM (GMT+7)
Cục Hàng Hải Việt Nam vừa gửi trình Bộ Giao thông - Vận tải “Phê duyệt điều chỉnh quy hoạch phát triển hệ thống cảng biển Việt Nam đến năm 2020, định hướng 2030”.
Bình luận 0
Trong đó có nội dung đáng chú ý, cảng trung chuyển quốc tế Vân Phong sẽ trở thành cảng tổng hợp.

Cụ thể từ chỗ được quy hoạch để trở thành cảng trung chuyển quốc tế, thì tại quy hoạch điều chỉnh này, tờ trình xác định Vân Phong trong giai đoạn đầu phát triển các bến tổng hợp và chuyên dùng cho tàu biển trọng tải lớn. Ngoài ra tờ trình cũng ghi rõ, các cảng thuộc TP.Hồ Chí Minh trong nhóm cảng số 5 (Đông Nam Bộ) được xác định cụ thể như sau:

Khu bến Hiệp Phước (trên sông Soài Rạp) là khu bến chính của cảng, phát triển thay thế các bến hiện có trên sông Sài Gòn hiện nay và là đầu mối tiếp chuyển hàng xuất nhập khẩu cho vùng đồng bằng sông Cửu long. Khu bến Cát Lái trên sông Đồng Nai sẽ là khu bến container chính của khu vực trong giai đoạn trước mắt, quy mô tiếp nhận tàu 2-3 vạn DWT vận hành theo luồng Lòng Tàu.

Đối với khu bến trên sông Sài Gòn, Nhà Bè, các bến trên sông Sài Gòn sẽ từng bước di dời, trong đó tận dụng một phần cầu bến tại Khánh Hội để làm bến tàu khách nội địa và trung tâm dịch vụ hàng hải. Các bến trên sông Nhà Bè sẽ không mở rộng cho tàu trọng tải đến 3 vạn DWT vận hành qua luồng Lòng Tàu mà sẽ xây mới thành bến tàu khách, tiếp nhận tàu du lịch quốc tế đến 5 vạn GRT tại Phú Thuận (hạ lưu cầu Phú Mỹ).

Cũng theo đề xuất này, cảng Vũng Tàu – Bà Rịa Vũng Tàu sẽ là cảng tổng hợp quốc gia, cửa ngõ quốc tế (loại 1A) với các khu chức năng: Hàng tổng hợp, container xuất nhập khẩu trên tuyến biển xa kết hợp làm trung chuyển container quốc tế sẽ do bến chính Cái Mép, Sao Mai – Bến Đình đảm nhận, tiếp nhận được tàu chở container từ 8-15.000 TEUs.

Khu vực Sao Mai – Bến Đình cũng có thể tiếp nhận được tàu chở khách du lịch quốc tế 10 vạn GRT để trở thành đầu mối tiếp nhận tàu khách du lịch quốc tế cỡ lớn cho toàn vùng

Theo ý kiến các chuyên gia thu hút các nguồn lực cho phát triển cảng biển cũng là những vấn đề được quan tâm hiện nay. Cần tập trung nguồn vốn ngân sách đầu tư kết cấu hạ tầng cảng biển của các dự án trọng điểm, có tính đột phá. Các bến cảng không thuộc diện cấp bách sẽ thực hiện đầu tư theo hướng xã hội hóa. Đặc biệt, Bộ Giao thông - Vận tải phải giảm tối đa bổ sung quy hoạch ngắn hạn và phải tính dài hạn.
Tuấn Dũng (Tuấn Dũng)
Mời các bạn đồng hành cùng báo Dân Việt trên mạng xã hội Facebook để nhanh chóng cập nhật những tin tức mới và chính xác nhất.
Tin cùng chuyên mục
Xem theo ngày Xem