Điều không tưởng, những cặp vợ chồng bị liệt vẫn sinh được con

Diệu Thu Chủ nhật, ngày 04/06/2017 00:25 AM (GMT+7)
Nỗi khát khao được làm bố, làm mẹ không bao giờ dừng lại ngay cả với những người bị liệt nửa người.
Bình luận 0

img

Rất nhiều bệnh nhân chữa vô sinh ở BV Nam học và Hiếm muộn Hà Nội. 

Bác sĩ Lê Thị Thu Hiền, chuyên khoa Vô sinh hiếm muộn – Phó Giám đốc Bệnh Nam học và Hiếm muộn Hà Nội cho biết, những người đến chữa vô sinh mỗi người mỗi cảnh, ai cũng có cái khó, ai cũng có cái khổ.

Tuy nhiên, những trường hợp tưởng chừng không bao giờ được làm cha mẹ nhưng với nỗi khát khao cháy bỏng, cuối cùng họ cũng có được thành quả.

Đó là trường hợp của anh D. (34 tuổi, ở Hà Nội) cùng người vợ 33 tuổi. Anh D bị tai nạn liệt nửa người, khuyết tật liệt 2 chi hơn 10 năm nay không quan hệ tình dục được. Năm 2012, bệnh nhân đã được lấy tinh trùng ở túi tinh thực hiện kỹ thuật thụ tinh trong ống nghiệm tại bệnh viện và đã thành công, sinh một bé trai nặng 3,2kg.

Một trường hợp khác, hai vợ chồng anh N. (Thanh Hóa) cùng liệt nửa người, dù thân thể quắt queo vẫn sinh được con. Mặc dù trước đó, cặp vợ chồng này đến bệnh viện chữa vô sinh hiếm muộn đã được các bác sĩ phân tích những khó khăn khi có con nhưng họ vẫn quyết tâm xin điều trị. Bằng “phép màu”, cặp vợ chồng ấy vẫn có thể có con, đem lại niềm hy vọng cho cả gia đình.

“Những giọt nước mắt nghẹn ngào của người bà, nụ cười run rẩy của người cha khi đứa con được đặt vào lòng vợ chồng anh trên xe lăn khiến tôi nhớ mãi. Hy vọng đứa bé sẽ mang lại hạnh phúc, tương lai tươi sáng cho cả gia đình họ”, bác sĩ chia sẻ.

Nhiều người thân trong gia đình anh N cũng khóc nức nở trong ngày sinh của cháu. Họ khóc vì quá sung sướng, hạnh phúc và khóc vì sự kỳ diệu mà trước đây họ cứ nghĩ là “điều không tưởng”.

Theo các chuyên gia, quan niệm người liệt “không làm ăn” gì được coi như vô sinh là hoàn toàn không chính xác. Với các kỹ thuật hiện đại như hiện nay, những người bị liệt sau tai nạn hoặc liệt từ nhỏ cũng đừng mất hy vọng làm cha.

Tuy nhiên, các bệnh nhân cần đi khám càng sớm càng tốt để được tư vấn và chẩn đoán chính xác. Như vậy,  cơ hội lọc tìm được những “con giống” khoẻ mạnh để sinh con khoẻ càng lớn hơn.

Theo bác sĩ Hiền, trong điều trị vô sinh – hiếm muộn, tỷ lệ thành công chiếm khoảng hơn 60%. Vẫn còn hơn 30% y học đành “bó tay” mà không tìm được nguyên nhân.

Phó Giám đốc Bệnh Nam học và Hiếm muộn Hà Nội khuyến cáo, các cặp vợ chồng nên đi khám càng sớm càng tốt, khám tiền hôn nhân, khám càng sớm, càng tốt. Nếu ở độ tuổi trẻ tìm ra nguyên nhân điều trị vô sinh sẽ đỡ tốn kém hơn.

Ngoài ra, nếu các cặp vợ chồng biết mình có các vấn đề tiền sử quai bị, hoặc người vợ bị rối loạn kinh nguyệt thì nên đi kiểm tra trước.

Trên thực tế, nhiều cặp lấy nhau 3-4 năm không có thai mới bắt đầu đi khám, trong khi nếu vợ chồng dưới 30 tuổi sinh hoạt tình dục bình thường không có biện pháp tránh thai mà 6 tháng vẫn chưa có em bé đã được coi là hiếm muộn.

Theo bác sĩ Hiền, ngày này với những tiến bộ trong điều trị hiếm muộn và kĩ thuật hỗ trợ sinh sản, tỉ lệ điều trị vô sinh hiện nay đã lên tới 50-60%. Điều quan trọng là các cặp vợ chồng nhận thức sớm để can thiệp kịp thời.

Người giữ bí mật 7 đời về chữa vô sinh

Ông giữ bí mật về ba loại thuốc chữa dạ dày, thấp khớp và vô sinh của dòng họ.

Mời các bạn đồng hành cùng báo Dân Việt trên mạng xã hội Facebook để nhanh chóng cập nhật những tin tức mới và chính xác nhất.
Tin cùng chuyên mục
Xem theo ngày Xem