Điều kiện tách thửa tại Hà Nội năm 2021 mới nhất

A.Vũ Thứ hai, ngày 29/03/2021 06:25 AM (GMT+7)
Tách thửa là việc chia nhỏ diện tích đất đang sử dụng ra thành hai hay nhiều thửa nhỏ hơn và phù hợp với quy định của pháp luật về tách thửa. Dưới đây là điều kiện tách thửa đất tại Hà Nội mới nhất.
Bình luận 0

Điều kiện tách thửa tại Hà Nội

Pháp luật về đất đai quy định chung về thủ tục tách thửa đối với cá nhân hộ gia đình khi có nhu cầu. Tuy nhiên, điều kiện tách thửa mà tùy từng điều kiện từng địa phương (tỉnh/thành phố) và trong từ xã/phường/thị trấn của tỉnh/thành phố mà có sự khác nhau.

Tách thửa là việc chia nhỏ diện tích đất đang sử dụng ra thành hai hay nhiều thửa nhỏ hơn và phù hợp với quy định của pháp luật về tách thửa.

Điều kiện tách thửa tại Hà Nội năm 2021 mới nhất - Ảnh 1.

Điều kiện tách thửa mà tùy từng điều kiện từng địa phương (tỉnh/thành phố) và trong từ xã/phường/thị trấn của tỉnh/thành phố mà có sự khác nhau.

Theo Quyết định 20/2017/QĐ-UBND của UBND thành phố Hà Nội quy định về điều kiện tách thửa cho cá nhân hộ gia đình tại nội thành thì bao gồm những điều kiện sau:

Thứ nhất, về thửa đất được hình thành sau khi tách:

+ Phải có chiều rộng mặt tiền và chiều sau so với đường giới hạn cho phép xây dựng công trình trên thửa đất là 3 mét trở lên

+ Phải tối thiểu có diện tích là 30m2 đối với phường, thị trấn

Thứ hai, về lối đi thì phải hình thành ngõ có chiều rộng tối thiểu 1 mét

Thứ ba, thửa đất để chia tách không nằm trong diện không được chia tách theo quy định tại Khoản 3 Điều 5 Quyết định 20/2017 như: Không trong diện bị thu hồi; nằm trong dự án phát triển nhà ở theo quy hoạch;...

Các trường hợp không được phép tách thửa

a) Thửa đất nằm trong các dự án phát triển nhà ở theo quy hoạch, các dự án đấu giá quyền sử dụng đất theo quy hoạch để xây dựng nhà ở đã được cơ quan Nhà nước có thẩm quyền phê duyệt.

b) Thửa đất gắn liền với diện tích nhà đang thuê của Nhà nước, mà người đang thuê chưa hoàn thành thủ tục mua nhà, cấp Giấy chứng nhận theo quy định.

c) Thửa đất gắn liền với nhà biệt thự thuộc sở hữu nhà nước đã bán, đã tư nhân hóa nhưng thuộc danh mục nhà biệt thự bảo tồn, tôn tạo theo Quy chế quản lý, sử dụng nhà biệt thự cũ được xây dựng trước năm 1954 trên địa bàn Thành phố do UBND Thành phố phê duyệt.

d) Đất thuộc khu vực Nhà nước đã có Thông báo thu hồi đất theo quy định của Luật Đất đai 2013;

đ) Các thửa đất không đủ điều kiện cấp Giấy chứng nhận quyền sử dụng đất theo quy định của pháp luật.

Thủ tục tách thửa

Theo Điều 75 Nghị định 43/2014/NĐ-CP quy định về thủ tục tách thửa như sau:

B1. Nộp 01 bộ hồ sơ đề nghị tách thửa tại Văn phòng đăng ký đất đai cấp huyện/quận nơi có thửa đất cần tách, bao gồm:

a) Đơn đề nghị tách thửa hoặc hợp thửa theo Mẫu số 11/ĐK;

b) Bản gốc Giấy chứng nhận đã cấp.

B2. Văn phòng đăng ký đất đai nơi tiếp nhận thực hiện các công việc:

a) Đo đạc địa chính để chia tách thửa đất;

b) Lập hồ sơ trình cơ quan có thẩm quyền cấp Giấy chứng nhận quyền sử dụng đất, quyền sở hữu nhà ở và tài sản khác gắn liền với đất cho người sử dụng đất đối với thửa đất mới tách, hợp thửa;

c) Chỉnh lý, cập nhật biến động vào hồ sơ địa chính, cơ sở dữ liệu đất đai; trao Giấy chứng nhận quyền sử dụng đất, quyền sở hữu nhà ở và tài sản khác gắn liền với đất cho người được cấp hoặc gửi Ủy ban nhân dân cấp xã để trao đối với trường hợp nộp hồ sơ tại cấp xã.

Diện tích tách thửa tại Hà Nội

Căn cứ: Quyết định số 20/2017/QĐ-UBND

Theo Điều 3: Hạn mức giao đất và công nhận quyền sử dụng đất tại Hà Nội như sau:

Khu vựcMức tối thiểuMức tối đa
Các phường30m290m2
Các xã giáp ranh các quận và thị trấn60m2120m2
Các xã vùng đồng bằng80m2180m2
Các xã vùng trung du120m2240m2
Các xã vùng miền núi150m2300m2


Mời các bạn đồng hành cùng báo Dân Việt trên mạng xã hội Facebook để nhanh chóng cập nhật những tin tức mới và chính xác nhất.
Tin cùng chuyên mục
Xem theo ngày Xem