Thứ ba, 16/04/2024

Doanh nghiệp gặp khó khăn kép

15/11/2021 10:41 AM (GMT+7)

Hầu hết doanh nghiệp (DN) lĩnh vực giao thông vận tải đang phải chịu tác động rất lớn khi giá xăng dầu tăng cao. Lĩnh vực này vốn đã bị ảnh hưởng rất lớn bởi đại dịch Covid-19, nay thêm yếu tố này, càng thêm khó.


Doanh nghiệp gặp khó khăn kép - Ảnh 1.

Hoạt động cầm chừng

 

Tại bãi xe tải giao nhận hàng gần Ngã tư Gò Mây - QL1 (quận Bình Tân), nhiều xe nằm bãi chờ 3 - 4 ngày vẫn không đủ tải để xuất bến. Anh Nguyễn Văn, chủ xe chuyên vận chuyển hàng hóa từ TPHCM về các tỉnh miền Trung, cho biết có khoảng 200 đầu xe vận chuyển hàng hóa nhưng hiện chỉ còn 22 xe hoạt động cầm chừng.

Thậm chí chiều từ các tỉnh vào TPHCM phải tận dụng chở thêm đủ thứ hàng hóa nhằm gỡ gạc phần nào chi phí. Trong khi đó, chi phí phát sinh rất nhiều do xăng dầu liên tục tăng giá, cộng với chi phí xét nghiệm Covid-19 cho tài xế. 

 

Ông Trần Thanh Mỹ, chủ doanh nghiệp Mỹ Tú (chuyên cung cấp vật liệu xây dựng cho các công trình) thông tin, hầu hết công trình xây dựng lớn chỉ hoạt động cầm chừng, thậm chí nhiều dự án chưa triển khai lại, nên nhiều doanh nghiệp chuyên cung cấp mặt hàng vật liệu xây dựng, san lấp gần như đứng hình.

“Đã vậy, dịch chưa qua, giá xăng liên tục điều chỉnh tăng, nhiều doanh nghiệp mấy tháng qua khó khăn nay càng khốn khó thêm”, ông Mỹ nói. 

 

Tương tự, DN vận chuyển nông sản bằng container Nguyễn Anh Tuấn, chuyên chở trái cây đường dài tuyến Bắc - Nam, cho biết, với doanh thu hơn 40 triệu đồng/chuyến, trong đó chi phí dầu hơn 17 triệu đồng (chiếm tới 36%), giá cước phải điều chỉnh tăng khoảng 20% mới cân đối doanh thu. Tuy vậy, DN đang ở thế khó với các hợp đồng đã ký; việc thay đổi giá cước vận chuyển trong thời điểm hiện tại khách hàng khó chấp nhận. 

 

Phó Chủ tịch Hiệp hội Vận tải ô tô Việt Nam Hồ Văn Hưởng cho rằng, chi phí xăng dầu chiếm tới 35%-40% chi phí hoạt động vận tải. Hiện số lượng đầu xe hoạt động trở lại chỉ khoảng 15% vì lượng khách giảm sút. Xe chỉ vài hành khách, giá xăng dầu tăng thì khó chồng khó, càng chạy càng lỗ nặng.

 

Chấp nhận bù lỗ 

 

Việc giá xăng dầu tăng mạnh gần đây đang tác động trực tiếp đến nguyên liệu sản xuất của công ty như bao bì đóng gói, chi phí vận chuyển, giá thức ăn chăn nuôi… Bà Phạm Thị Huân, Tổng giám đốc Công ty TNHH Ba Huân, cho biết, mức giá chung của nguyên vật liệu đầu vào đã tăng khoảng 30% so với trước đó, trong khi giá thành sản phẩm trứng gia cầm cũng như thực phẩm chế biến khác của công ty bán ra trên thị trường không đổi.

Sở dĩ Ba Huân không tăng giá sản phẩm thời điểm này xuất phát từ nguyên nhân thị trường vừa mới trải qua giai đoạn giãn cách kéo dài, thu nhập của người tiêu dùng sụt giảm, dẫn tới sức mua còn yếu. Thậm chí, để kích cầu, công ty còn phải liên tục thực hiện các đợt khuyến mãi, giảm giá trứng gia cầm nên sắp tới chưa có chuyện tăng giá sản phẩm.

 

Để giữ được giá như hiện nay, công ty phải chấp nhận giảm lợi nhuận, thậm chí bù lỗ một phần. Do đó, về lâu dài, để hỗ trợ doanh nghiệp, đại diện nhiều công ty kiến nghị có chính sách ổn định giá thị trường, cũng như có chính sách tạo cầu tiêu dùng, từ đó tạo đòn bẩy cho doanh nghiệp thúc đẩy tiêu thụ sản phẩm với số lượng lớn, góp phần giảm lỗ, từng bước phục hồi và phát triển. 

 

Theo TS Đinh Thế Hiển, chuyên gia tài chính kinh tế, hiện nay, giá hàng hóa tăng do hoạt động giao thông vận tải kết nối từ sản xuất tới phân phối chưa thực sự phục hồi. Dù vậy khi giá xăng dầu tăng như hiện tại cũng sẽ có tác động nhất định tới việc tăng giá hàng hóa trong thời gian sắp tới. Về lâu dài, để giá hàng tiêu dùng không bị tăng mạnh chúng ta phải đẩy mạnh kinh tế thị trường, chống độc quyền hoặc chống lợi ích nhóm để không có chuyện làm giá.

Theo các chuyên gia kinh tế, hiện có 2 công cụ để kiềm giá xăng là quỹ bình ổn xăng, dầu và thuế. Nếu sử dụng 2 chính sách này hợp lý thì sẽ giảm được tỷ lệ tăng của giá xăng dầu, nhất là khi tỷ lệ thuế và phí trong giá xăng lên tới hơn 40%. Nhà nước có thể hỗ trợ DN bằng cách giảm hoặc miễn thuế bảo vệ môi trường thu qua xăng dầu.

Bình luận của bạn
(*) Nội dung bắt buộc cần có
Bình luận
Xem thêm bình luận

Nhập thông tin của bạn

Lần đầu tiên tổ chức lễ hội dừa sáp chỉ có ở Trà Vinh

Lần đầu tiên tổ chức lễ hội dừa sáp chỉ có ở Trà Vinh

Lễ hội dừa sáp sẽ tổ chức vào cuối tháng 8 năm 2024 tại huyện Cầu Kè, tỉnh Trà Vinh. Trong khuôn khổ lễ hội diễn ra các hoạt động phong phú như hội thi chế biến 100 món ăn ngon từ dừa sáp, Tuần lễ Vu lan Thắng hội, hội chợ thương mại, trò chơi dân gian,...

Siêu thị bán khoai lang Nhật không lợi nhuận để hỗ trợ đầu ra cho nông dân

Siêu thị bán khoai lang Nhật không lợi nhuận để hỗ trợ đầu ra cho nông dân

Các siêu thị GO!, Big C, Tops Market, Bách Hóa Xanh đang bán khoai lang giống Nhật với giá không lợi nhuận, từ 10.000 đồng/kg để hỗ trợ đầu ra cho nông dân.

Aeon sẽ khai trương một loạt siêu thị mới tại Việt Nam

Aeon sẽ khai trương một loạt siêu thị mới tại Việt Nam

Đánh giá Việt Nam là thị trường trọng điểm, năm 2024, Aeon có kế hoạch mở mới đa dạng các điểm mua sắm với nhiều mô hình, quy mô khác nhau tại Việt Nam. Mới nhất, đại gia bán lẻ Nhật Bản này vừa khai trương một siêu thị nhỏ gọn tại TP.HCM.

"Bách Hóa Xanh năm nay sẽ có lãi" sau 8 năm lỗ

"Bách Hóa Xanh năm nay sẽ có lãi" sau 8 năm lỗ

Doanh thu quý 1 năm nay của Thế Giới Di Động (MWG) đạt 31.500 tỷ đồng, tăng 17% so với cùng kỳ năm trước. Lãnh đạo MWG cho biết chuỗi Bách Hóa Xanh trong hệ sinh thái của công ty sẽ có lợi nhuận trong năm 2024.

Cách bán nông sản kiểu mới: Chỉ cần ngồi tại vườn, chốt đơn mỏi tay

Cách bán nông sản kiểu mới: Chỉ cần ngồi tại vườn, chốt đơn mỏi tay

Một chương trình livestream bán đặc sản, sản phẩm OCOP trên TikTok mang lại doanh thu 100 tỷ đồng cho các doanh nghiệp nhỏ và siêu nhỏ, từ miền ngược đến miền xuôi. Đây là cách bán nông sản kiểu mới.

Hàng không đồng loạt tăng chuyến dịp nghỉ lễ 30/4-1/5

Hàng không đồng loạt tăng chuyến dịp nghỉ lễ 30/4-1/5

Nhằm đáp ứng nhu cầu di chuyển của người dân trong dịp nghỉ lễ có thể kéo dài 5 ngày liên tục, các hãng hàng không trong nước đã lên kế hoạch tăng chuyến bay, mở bán vé nhiều hơn.