Thứ năm, 25/04/2024

Doanh nghiệp ngày càng ý thức hơn trong bảo vệ và phát triển thương hiệu

01/05/2022 1:00 PM (GMT+7)

Theo lãnh đạo Cục Sở hữu trí tuệ, hiện các doanh nghiệp Việt Nam đang ngày càng có ý thức hơn trong việc xây dựng, bảo vệ và phát triển thương hiệu.

Theo ông Trần Lê Hồng, Phó cục trưởng Cục Sở hữu trí tuệ (Bộ KH&CN), tại Việt Nam, Chính phủ xác định "sử dụng công cụ sở hữu trí tuệ làm đòn bẩy thúc đẩy hoạt động đổi mới sáng tạo, nâng cao năng lực cạnh tranh, góp phần phát triển kinh tế xã hội". Nhiều chính sách được xây dựng nhằm khuyến khích các quyền sở hữu trí tuệ ra thị trường để đổi lại lợi nhuận và tăng trưởng trong kinh doanh.

Ông Hồng dẫn ví dụ từ Chương trình phát triển tài sản trí tuệ đến năm 2030, Thông tư 75/2021 đã đưa ra mức ngân sách nhà nước hỗ trợ trong đơn đăng ký bảo hộ trong nước. Theo đó, đơn đăng ký bảo hộ sáng chế và đăng ký bảo hộ, công nhận giống cây trồng mới, mức hỗ trợ 30 triệu đồng/đơn; đơn đăng ký bảo hộ kiểu dáng công nghiệp và nhãn hiệu được hỗ trợ 15 triệu đồng/văn bằng bảo hộ. Ngân sách nhà nước cũng hỗ trợ kinh phí triển khai các biện pháp bảo vệ và nâng cao hiệu quả hoạt động thực thi quyền sở hữu trí tuệ. Các hoạt động tổ chức trưng bày, triển lãm phân biệt sản phẩm được bảo hộ quyền sở hữu trí tuệ và sản phẩm xâm phạm quyền sở hữu trí tuệ; xác định, lựa chọn sản phẩm, tra cứu đánh giá sản phẩm được bảo hộ và xâm phạm quyền sở hữu trí tuệ... cũng nhận được hỗ trợ.

Cũng theo lãnh đạo Cục Sở hữu trí tuệ, hiện các doanh nghiệp Việt Nam đang ngày càng có ý thức hơn trong việc xây dựng, bảo vệ và phát triển thương hiệu. Năm 2015 có gần 37.300 đơn đăng ký nhãn hiệu của các doanh nghiệp, nhưng năm 2020 có 55.600 đơn (tăng gần 50% trong vòng 5 năm). Số lượng đơn đăng ký nhãn hiệu quốc tế cũng tăng gấp đôi, từ 105 đơn lên 269. Riêng năm 2021 có hơn 9.000 đơn sáng chế; 52.926 đơn nhãn hiệu quốc gia và 9.495 đơn nhãn hiệu quốc tế; 11 đơn chỉ dẫn địa lý và 253 đơn đăng ký quốc tế có nguồn gốc Việt Nam.

Doanh nghiệp ngày càng ý thức hơn trong bảo vệ và phát triển thương hiệu - Ảnh 1.

Ảnh minh họa


Tuy nhiên một thực tế "có đến 80% doanh nghiệp chỉ chi ra 5% doanh số cho việc xây dựng và phát triển thương hiệu", ông Hồng cho biết. Nhiều thương hiệu, nhãn hiệu, sản phẩm mới chỉ dừng ở việc đăng ký sở hữu trí tuệ trong nước, chưa chú trọng ở thị trường nước ngoài. Điều này có thể dẫn đến những rủi ro khi hàng hóa, dịch vụ xuất khẩu ra nước ngoài.

Về định hướng thời gian tới, theo ông Đinh Hữu Phí, Cục trưởng Cục Sở hữu trí tuệ, Bộ KH&CN sẽ tiếp tục hoàn thiện dự thảo Luật sửa đổi, bổ sung một số điều của Luật Sở hữu trí tuệ để trình Quốc hội thông qua vào tháng 6/2022; tiếp tục hỗ trợ các bộ, ngành, địa phương triển khai có hiệu quả Chiến lược Sở hữu trí tuệ đến năm 2030.

Đồng thời triển khai có hiệu quả các Kế hoạch xử lý đơn sáng chế, nhãn hiệu và khiếu nại; cải cách thủ tục hành chính, đẩy mạnh công nghệ thông tin trong lĩnh vực sở hữu công nghiệp; xây dựng và đưa vào hoạt động Bộ phận kiểm soát chất lượng thẩm định đơn sở hữu công nghiệp.

Bộ KH&CN sẽ chủ động tham gia đàm phán và bảo đảm thi hành có hiệu quả nội dung sở hữu trí tuệ trong các Hiệp định thương mại quốc tế; tăng cường hỗ trợ các tổ chức, doanh nghiệp trong việc bảo hộ quyền sở hữu trí tuệ ở nước ngoài...

Cho rằng tình trạng vi phạm về quyền sở hữu trí tuệ hiện nay ngày càng gay gắt, ông Đinh Hữu Phí cũng đề nghị các cơ quan tăng cường phối hợp trong bảo vệ quyền sở hữu trí tuệ; tăng cường kiểm tra, kiểm soát và xử lý nghiêm các hành vi xâm phạm quyền sở hữu trí tuệ.

Bình luận của bạn
(*) Nội dung bắt buộc cần có
Bình luận
Xem thêm bình luận

Nhập thông tin của bạn

Phiên đấu thầu vàng lần thứ 2 bị huỷ: Chuyên gia tài chính nói gì?

Phiên đấu thầu vàng lần thứ 2 bị huỷ: Chuyên gia tài chính nói gì?

Phiên đấu thầu 16.800 lượng vàng miếng sáng nay (ngày 25/4) tiếp tục bị huỷ. Ngân hàng Nhà nước thông báo nguyên nhân do chỉ có 1 đơn vị nộp phiếu dự thầu.

Tạm biệt trường chuyên cấp 2: Những vấn đề còn bỏ ngỏ

Tạm biệt trường chuyên cấp 2: Những vấn đề còn bỏ ngỏ

Rào cản lớn nhất hiện nay là những góc nhìn không đồng thuận với sự tồn tại của "trường chuyên, lớp chọn" từ cấp THCS. Nhưng đừng quên nhu cầu giáo dục trong một xã hội đang phát triển là rất đa dạng.

Vì sao tỉ giá chưa hạ nhiệt dù Ngân hàng Nhà nước tuyên bố bán USD can thiệp?

Vì sao tỉ giá chưa hạ nhiệt dù Ngân hàng Nhà nước tuyên bố bán USD can thiệp?

Giá USD ở các ngân hàng thương mại tiếp tục tăng lập đỉnh mới sau thông tin Ngân hàng Nhà nước bắt đầu bán ngoại tệ can thiệp thị trường từ 19-4

Động thái lạ của đơn vị chế biến khi giá cà phê tăng phi mã

Động thái lạ của đơn vị chế biến khi giá cà phê tăng phi mã

Giá cà phê nhân đã thiết lập kỷ lục mới khi đạt mức hơn 123.000 đồng/kg. Nguyên liệu tăng giá nhưng qua khảo sát, các sản phẩm chế biến sâu phục vụ khách hàng vẫn “nằm im’.

Ế khách thuê xe tự lái chơi lễ

Ế khách thuê xe tự lái chơi lễ

Kỳ nghỉ lễ 30-4 và 1-5 kéo dài 5 ngày được xem là cơ hội cho các ứng dụng (app) cho thuê xe tự lái "hốt bạc". Song thực tế, đến thời điểm này, số lượng khách đặt thuê xe mới đạt khoảng 20%, thấp hơn mức 50% trong dịp lễ này năm ngoái.

Diễn biến bất ngờ của tỷ giá sau khi Ngân hàng Nhà nước bán USD can thiệp

Diễn biến bất ngờ của tỷ giá sau khi Ngân hàng Nhà nước bán USD can thiệp

Dù Ngân hàng Nhà nước bán USD can thiệp thị trường, giá USD trên thị trường tự do sáng nay (20/4) vẫn tiếp tục tăng, trong khi giá USD ở các ngân hàng cũng duy trì quanh vùng đỉnh.