Doanh nghiệp nước ngoài lo "cô đơn" trước mạng lưới hàng giả, hàng nhái

Vũ Khoa Thứ ba, ngày 25/04/2023 19:10 PM (GMT+7)
Trước những lo ngại, Tổng cục Quản lý thị trường đang xúc tiến nhiều hoạt động nhằm bảo vệ các thương hiệu nước ngoài đang có mặt tại thị trường Việt Nam.
Bình luận 0

Hàng giả, hàng nhái phức tạp dù mỗi năm có hàng ngàn vụ bị xử lý

Tại Việt Nam, lực lượng quản lý thị trường là nòng cốt của Chính phủ trong công tác đấu tranh, phòng chống buôn lậu, gian lận thương mại và hàng giả; có chức năng xử phạt vi phạm hành chính đối với các hành vi vi phạm: buôn lậu, hàng giả, vi phạm quyền sở hữu trí tuệ, an toàn thực phẩm... và những hành vi vi phạm khác trên môi trường thương mại điện tử.

Theo Tổng cục trưởng Tổng cục Quản lý thị trường Trần Hữu Linh, phòng, chống và ngăn chặn hàng giả, hàng xâm phạm quyền sở hữu trí tuệ là một trong những nhiệm vụ trọng tâm của lực lượng quản lý thị trường trong những năm qua và tiếp tục là nhiệm vụ trọng tâm, ưu tiên hàng đầu của lực lượng trong giai đoạn sắp tới.

Doanh nghiệp nước ngoài lo "cô đơn" trước mạng lưới hàng giả, hàng nhái - Ảnh 1.

Tổng cục trưởng Tổng cục Quản lý thị trường Trần Hữu Linh. Ảnh: Quyên Lưu.

Vấn đề về xâm phạm quyền sở hữu trí tuệ đang là một trong những hình thức gian lận thương mại rất phổ biến tại Việt Nam bởi vị trí địa lý thuận lợi, có đường biên giới dài, giáp ranh với nhiều quốc gia. Cùng đó, nhận thức của người tiêu dùng chưa cao, còn khá dễ dãi nên việc sản xuất, kinh doanh và tiêu dùng hàng giả, hàng xâm phạm quyền sở hữu trí tuệ, hàng không rõ nguồn gốc xuất xứ vẫn có cơ hội lưu thông.

Tổng cục trưởng Trần Hữu Linh nhận định, từ năm 2018 đến nay, kể từ khi chuyển đổi mô hình hoạt động sang ngành dọc, liên quan đến các các hành vi sản xuất, kinh doanh hàng giả, hàng xâm phạm quyền sở hữu trí tuệ, lực lượng quản lý thị trường cả nước đã xử lý hàng chục ngàn vụ việc vi phạm. Cụ thể, năm 2018, lực lượng quản lý thị trường cả nước xử lý 4.392 vụ việc, phạt tiền vi phạm hành chính trên 41 tỷ đồng; năm 2019 xử lý 4.987 vụ vi phạm, số tiền xử phạt vi phạm hành chính trên 43 tỷ đồng; đến năm 2022 xử lý 3.069 vụ việc vi phạm, số tiền xử phạt vi phạm hành chính trên 38 tỷ đồng; 3 tháng đầu năm 2023, trên cả nước, lực lượng xử lý 1.764 vụ vi phạm liên quan đến hàng giả, hàng xâm phạm quyền sở hữu trí tuệ, số tiền xử phạt vi phạm hành chính trên 15,7 tỷ đồng.

Dù vậy, Tổng cục trưởng Tổng cục Quản lý thị trường vẫn cho rằng những nỗ lực này vẫn chưa đủ. Các hành vi vi phạm vẫn còn nhiều.

Doanh nghiệp không thể đơn độc trong cuộc chiến chống hàng giả

Trong những vụ việc hàng hóa vi phạm, xâm phạm quyền sở hữu trí tuệ bị phát hiện, có nhiều vụ việc với các sản phẩm thương hiệu của SCHOTT AG, đây là một Tập đoàn Thủy tinh chuyên dụng đến từ Đức có thị trường tại Việt Nam và 140 quốc gia trên thế giới.

Nhằm tăng cường hơn nữa mối quan hệ hợp tác trong công tác đấu tranh, phòng chống hàng giả và vi phạm sở hữu trí tuệ đối với các thương hiệu của SCHOTT AG tại Việt Nam, ngày 25/4/2023, tại trụ sở cơ quan, Tổng cục Quản lý thị trường đã ký kết Biên bản ghi nhớ hợp tác với SCHOTT AG -

Để bảo vệ quyền lợi của người tiêu dùng cũng như bảo vệ uy tín, thương hiệu của các doanh nghiệp đang kinh doanh tại thị trường Việt Nam, qua Biên bản ghi nhớ, Tổng Cục trưởng Trần Hữu Linh kỳ vọng, công tác thực thi quyền sở hữu trí tuệ của lực lượng quản lý thị trường sẽ được tăng cường hơn nữa, có thể hỗ trợ cho các doanh nghiệp trong và ngoài nước trong việc bảo vệ quyền sở hữu trí tuệ đối với các sản phẩm hay thương hiệu của mình.

Bên cạnh nhiệm vụ chuyên môn kiểm tra, kiểm soát thị trường, lực lượng phối hợp với các cơ quan chức năng khác như Hải quan, Biên phòng, Công an... tiến hành kiểm tra và xử lý các hành vi vi phạm trong lĩnh vực hàng giả, hàng xâm phạm quyền…

"Không có doanh nghiệp nào có thể đơn phương độc mã chống lại mạng lưới sản xuất, kinh doanh hàng giả, hàng xâm phạm quyền sở hữu trí tuệ. Do vậy, chúng tôi tin rằng, sự hợp tác này là chìa khóa để đẩy lùi vấn nạn hàng giả, hướng tới bảo vệ quyền lợi người tiêu dùng cũng như các doanh nghiệp kinh doanh chân chính", bà Katja chia sẻ và kỳ vọng. 

Doanh nghiệp nước ngoài lo "cô đơn" trước mạng lưới hàng giả, hàng nhái - Ảnh 2.

Vấn nạn hàng giả, hàng nhái khiến nhiều tập đoàn nước ngoài lo ngại khi tham gia vào thị trường Việt Nam

Với Biên bản ghi nhớ hợp tác này, bà kỳ vọng hiệu quả của công tác đấu tranh phòng chống hàng giả, hàng lậu, hàng xâm phạm quyền sở hữu trí tuệ sẽ được nâng cao hơn nữa ở môi trường truyền thống cũng như trên môi trường mạng.

Đối với Biên bản hợp tác này, Tổng cục trưởng Tổng cục Quản lý thị trường khẳng định, lực lượng quản lý thị trường sẵn sàng chia sẻ thông tin về cơ chế chính sách, văn bản quy phạm pháp luật, minh bạch hóa các quy trình, thủ tục xử lý các hành vi vi phạm; tạo điều kiện để các doanh nghiệp tham gia vào quá trình điều tra, xử lý của quản lý thị trường khi cần thiết để rút ngắn thời gian và tăng cường hiệu quả điều tra. Đồng thời, lực lượng quản lý thị trường sẵn sàng lắng nghe ý kiến của các doanh nghiệp về các khó khăn, vướng mắc trong cơ chế phối hợp nhằm tăng cường mối quan hệ hợp tác giữa doanh nghiệp và cơ quan thực thi.

Trước đó, trong chuỗi sự kiện hoạt động nâng cao hiệu quả của công tác đấu tranh, phòng chống hàng giả, vi phạm sở hữu trí tuệ.. đối với các thương hiệu, sản phẩm của các doanh nghiệp nước ngoài đang kinh doanh tại thị trường Việt Nam. Tổng Cục trưởng Trần Hữu Linh và đại diện một số đơn vị thuộc Tổng cục đã có buổi tiếp và làm việc với Đại sứ quán Italia và Tập đoàn Luxottica về bảo vệ quyền sở hữu trí tuệ các nhãn hiệu của Luxottica tại thị trường Việt Nam. Đây là tập đoàn có nhiều thương hiệu kính mắt như Ray-Ban, Costa, Persol, Oliver Peoples, Oakley… được ghi nhận bị giả mạo ở nhiều cơ sở, địa chỉ bán hàng.

Mời các bạn đồng hành cùng báo Dân Việt trên mạng xã hội Facebook để nhanh chóng cập nhật những tin tức mới và chính xác nhất.
Tin cùng chuyên mục
Xem theo ngày Xem