Thứ năm, 18/04/2024

Doanh nghiệp tìm cách kìm giá hàng Tết

14/11/2022 7:30 AM (GMT+7)

Dù có nhiều yếu tố tác động bất lợi tới giá đầu vào nguyên liệu sản xuất hàng hóa phục vụ mùa Tết 2023, nhiều doanh nghiệp (DN) vẫn không ngừng tìm mọi cách để kìm giá, để có thể đưa sản phẩm hàng hóa Tết ở mức tốt nhất đến tay người tiêu dùng.

Doanh nghiệp tìm cách kìm giá hàng Tết - Ảnh 1.

Công ty Vĩnh Thành Đạt ký hợp đồng với nhiều trang trại, tiết giảm chi phí sản xuất để giữ bình ổn giá hàng hóa. Ảnh: U.P

 


Chuyên sản xuất các thực phẩm dùng Tết, như dưa món, dưa kiệu, cà pháo… ông Nguyễn Lê Quốc Tuấn, Tổng Giám đốc Công ty TNHH Chế biến Thực phẩm Công nghệ Sông Hương - Sông Hương Foods (huyện Bình Chánh, TP.HCM) cho hay, sản lượng hàng Tết năm nay của công ty cơ bản sẽ vẫn giữ mức như mọi năm.

Tuy nhiên tính chung cả năm thì doanh nghiệp này sản xuất ít hơn năm trước khoảng 10-15%. “Hiện nguyên liệu chuẩn bị cho hàng Tết tăng mạnh, giá cà pháo, giá kiệu… kể cả giá đường cũng tăng, có loại tăng lên tới 50%, trong khi giá bán hàng Tết thì không được tăng. Vì vậy, dự báo năm nay mặt hàng kiệu sẽ thiếu hàng” - ông Tuấn nói.

Khó khăn là vậy nhưng DN này cam kết giữ nguyên giá như Tết 2022. Theo ông Tuấn, với những nguyên liệu có thể trữ được như cà pháo, đơn vị đã mua số lượng lớn hơn ngay từ đầu để có giá ổn định; đồng thời chấp nhận cắt giảm phần lợi nhuận để kích cầu tiêu dùng. Tết năm nay, lần đầu tiên Sông Hương Foods tung ra sản phẩm mới cho kênh bán lẻ truyền thống thay vì tập trung vào các kênh bán lẻ hiện đại.

“Chúng tôi sẽ bán mắm tôm, mắm ruốc, mắm nêm, ớt xay, nước mắm pha sẵn... ở các kênh truyền thống, giá cả phải chăng nhằm tiếp cận rộng rãi đến người đi chợ, công nhân...”- ông Tuấn chia sẻ.

Chia sẻ về nguồn hàng Tết, ông Trương Chí Thiện, Giám đốc Công ty CP Thực phẩm Vĩnh Thành Đạt cho hay, công ty dự kiến số lượng trứng cung cấp mỗi ngày tăng 30% so với ngày thường, cộng thêm một số sản phẩm sơ chế từ trứng, chủ yếu bán qua kênh siêu thị.

Để chủ động nguồn cung cho dịp Tết, ngay từ giữa năm, DN này đã ký hợp đồng tăng số lượng thu mua trứng từ các trang trại chăn nuôi ở tỉnh Long An và Bà Rịa-Vũng Tàu, đồng thời tiết giảm tối đa chi phí sản xuất để giữ giá bán ổn định. “Sản lượng trứng gia cầm đang rất dồi dào, DN đủ khả năng phục vụ nhu cầu tiêu dùng của người dân trong suốt dịp Tết”- ông Thiện nói.

Cùng thời điểm, Công ty XNK Thực phẩm Duy Anh (huyện Củ Chi) đã làm việc với nhà cung cấp, tích trữ hơn 1.000 tấn gạo và nhập khẩu gần 500 tấn lúa mì để sản xuất bún khô, phở khô, bánh tráng phục vụ thị trường nội địa và xuất khẩu dịp cuối năm, dự báo tăng khoảng 30%. Ông Lê Duy Toàn, Giám đốc Công ty XNK Thực phẩm Duy Anh nhìn nhận, việc tích trữ nguyên liệu không chỉ giúp DN chủ động sản xuất, mà còn là cơ sở để giữ và giảm giá thành sản phẩm.

“Giá vẫn là một trong những yếu tố tiên quyết đối với người tiêu dùng” - ông Lê Văn Thái, Giám đốc Công ty Thanh Thái (quận 12, TP.HCM) chuyên kinh doanh thủy hải sản chế biến khẳng định. Theo ông Thái, dịch bệnh COVID-19 vẫn còn, cộng thêm tình hình lạm phát, xăng dầu… khiến người tiêu dùng thắt chặt chi tiêu. Ngay cả người có thu nhập cao cũng tiết kiệm, so giá khi chọn mua hàng hóa.

“Do vậy, sản phẩm tung ra thị trường Tết năm nay, chúng tôi không đầu tư mạnh về bao bì như lọ thủy tinh, hộp thiếc “sơn son thếp vàng” cầu kỳ như trước, mà thay bằng túi giấy, túi zip hút chân không… có giá bình dân hơn, phù hợp nhiều đối tượng khách hàng hơn. Tất nhiên, công ty vẫn có những thiết kế riêng theo yêu cầu khách hàng để làm quà biếu tặng cao cấp” - ông Thái nói.

Kích cầu mua sắm

Để đảm bảo nguồn cung và giá bán hàng hóa, ông Lê Huỳnh Minh Tú, Phó Giám đốc Sở Công Thương TP.HCM cho biết, để kích cầu tiêu dùng mua sắm cuối năm, Sở đang tiếp tục vận động các đơn vị bán lẻ tăng chiết khấu ưu đãi, chia sẻ chiết khấu và các chi phí khác để giảm áp lực tăng giá bán và hỗ trợ người tiêu dùng trong giai đoạn khó khăn.

Ngoài ra, Sở cũng phối hợp với lực lượng quản lý thị trường tăng cường công tác kiểm tra các cơ sở kinh doanh, DN bán lẻ, chợ truyền thống... không để xảy ra tình trạng đầu cơ, găm hàng, tăng giá làm ảnh hưởng đến thị trường tiêu dùng dịp cao điểm mua sắm cuối năm và Tết 2023.

Theo Tiền phong

Bình luận của bạn
(*) Nội dung bắt buộc cần có
Bình luận
Xem thêm bình luận

Nhập thông tin của bạn

Xóa ám ảnh đầu tư trái phiếu doanh nghiệp

Xóa ám ảnh đầu tư trái phiếu doanh nghiệp

Mặc dù thị trường trái phiếu doanh nghiệp đã "rã đông" nhưng vẫn chưa thực sự khởi sắc bởi tâm lý nhà đầu tư chưa thoát khỏi nỗi ám ảnh. Xếp hạng tín dụng được xem là một giải pháp tăng niềm tin đầu tư, nâng bền vững thị trường.

Xe điện khuấy động thị trường taxi

Xe điện khuấy động thị trường taxi

Tiềm năng của thị trường gọi xe công nghệ ở Việt Nam còn rất lớn, các doanh nghiệp dẫn đầu đang vẽ lại bức tranh thị trường

Quyết liệt kiểm soát thị trường vàng

Quyết liệt kiểm soát thị trường vàng

Ngân hàng Nhà nước sẽ triển khai ngay giải pháp tăng cung vàng miếng để xử lý tình trạng giá vàng trong nước và thế giới chênh lệch cao

NHNN đề xuất giảm 50% tỷ lệ dự trữ bắt buộc đối với ngân hàng nhận chuyển giao TCTD yếu kém

NHNN đề xuất giảm 50% tỷ lệ dự trữ bắt buộc đối với ngân hàng nhận chuyển giao TCTD yếu kém

Ngân hàng Nhà nước (NHNN) đang dự thảo Thông tư sửa đổi, bổ sung một số điều của Thông tư 30/2019/TT-NHNN quy định về thực hiện dự trữ bắt buộc của các tổ chức tín dụng, chi nhánh ngân hàng nước ngoài với dự kiến sẽ sửa đổi, bổ sung 4 điều trong Thông tư 30 là Điều 3, Điều 7, Điều 13 và Điều 16.

Giá vàng liên tục "nhảy số", bất thường nằm ở đâu?

Giá vàng liên tục "nhảy số", bất thường nằm ở đâu?

Giá vàng không còn đứng ở mức đỉnh "chót vót" ghi nhận trong ngày hôm qua đối với vàng nhẫn 9999, song giá vàng miếng SJC vẫn đang "đu đỉnh" gần 85 triệu đồng/lượng. Các chuyên gia chỉ điểm "bình thường" và "bất thường" khi vàng "nhảy múa".

Đất nền tan băng nhưng khó sốt

Đất nền tan băng nhưng khó sốt

Trong khi phân khúc chung cư tăng giá vùn vụt suốt cả năm 2023 kéo dài tới hiện tại vẫn ở biểu đồ đi lên thì đất nền, nhất là đất ven đô lại "ngủ" khá lâu.