Thứ sáu, 29/03/2024

Doanh số bán lẻ tăng trưởng mạnh

28/05/2022 1:00 PM (GMT+7)

Sau hai năm nền kinh tế giảm tốc do ảnh hưởng của dịch Covid-19, chi tiêu tiêu dùng trong nước sẽ tăng trưởng vững chắc trong năm 2022. Doanh số bán lẻ danh nghĩa đã phục hồi qua mức trước đại dịch và đà tăng trưởng này không phải do hiệu ứng cơ sở thấp mang lại.


Doanh số bán lẻ tăng trưởng mạnh - Ảnh 1.

Doanh số bán lẻ từ đầu năm đến nay đạt mức tăng trưởng trung bình 6,5% so cùng kỳ năm ngoái. Ảnh: NAM ANH

Theo số liệu của Tổng cục Thống kê và các nghiên cứu của Fitch, chi tiêu thực tế của hộ gia đình được dự báo sẽ tăng 5,7% so cùng kỳ năm ngoái. Đây là cải thiện đáng chú ý so mức tăng trưởng 1,8% so với cùng kỳ ước tính cho năm 2021, khi các tác động trực tiếp từ đại dịch Covid-19 tiếp tục đè nặng lên nhu cầu trong nước. Khi nền kinh tế phục hồi trên diện rộng, tăng trưởng chi tiêu của người tiêu dùng trong năm 2022 sẽ cao hơn. Chi tiêu thực tế của hộ gia đình trong năm nay dự báo ở mức khoảng 121,3 tỷ USD, cao hơn 8,3% so với mức 112,1 tỷ USD năm 2019.

Số liệu mới nhất về doanh số bán lẻ danh nghĩa cho thấy sự tiếp tục của quỹ đạo phục hồi trước đó. Trong bốn tháng đầu năm 2022, doanh số bán lẻ đạt mức tăng trưởng trung bình 6,5% so cùng kỳ năm ngoái, với mức tăng trưởng của tháng 4 là 12,1% so với cùng kỳ. Từ tháng 1 đến tháng 4/2022, tăng trưởng tiếp tục rõ ràng do các tác động của hiệu ứng cơ sở thấp kể từ khi bắt đầu đại dịch Covid-19 cho thấy rằng doanh số bán lẻ đang có mức tăng trưởng thật sự. Theo các chuyên gia, khi mở cửa hoàn toàn du lịch quốc tế và động lực của hoạt động kinh tế tăng lên, xu hướng này sẽ tiếp tục, hỗ trợ sự phục hồi rộng rãi hơn trong chi tiêu hộ gia đình.

Fitch dự báo tăng trưởng chi tiêu tiêu dùng thực tế ở Việt Nam vào năm 2022 phù hợp tốc độ tăng trưởng thực là 6,8% của nền kinh tế trong nước so với cùng kỳ năm ngoái, tăng mạnh so với mức tăng trưởng 2,6% vào năm 2021. Động lực chính của tăng trưởng kinh tế sẽ là sự phục hồi trong chi tiêu tiêu dùng, cũng như tăng trưởng xuất khẩu ròng. Tỷ lệ thất nghiệp ổn định trong năm, ở mức 2,3% lực lượng lao động, trong khi lạm phát dự kiến sẽ tăng cao hơn, đạt mức trung bình 3,7% trong năm.

Khi các nền kinh tế mở cửa trở lại vào năm 2021, người tiêu dùng bắt đầu có nhu cầu với những sản phẩm mà họ ít được tiếp cận hơn so với trước đó. Tuy nhiên, thời điểm này các nhà sản xuất phải đối mặt một số vấn đề như tắc nghẽn chuỗi cung ứng gây nên tình trạng thiếu hụt hàng tiêu dùng, dẫn đến lạm phát do nguồn cung. Kể từ đầu năm 2021, áp lực lạm phát đã gia tăng ở nhiều quốc gia trên toàn cầu, do tác động của hiệu ứng cơ sở, giá hàng hóa cao hơn và những thách thức trong chuỗi cung ứng đã tạo ra tình trạng thiếu hụt cục bộ. Xung đột Ukraine - Nga cũng tác động đáng kể đến giá cả của các mặt hàng chủ chốt trên toàn cầu, như dầu khí, phân bón, lúa mì, ngô và lúa mạch...

Ngoài ra, tình trạng thiếu chất bán dẫn trên toàn cầu sẽ tiếp tục kéo dài trong năm 2022, gây áp lực lên nguồn cung một số mặt hàng tiêu dùng. Các biến thể Covid-19 mới dễ lây lan hơn có thể gây ra tình trạng đóng cửa các nhà máy sản xuất trên toàn thế giới. Điều này sẽ trở thành một vấn đề khi có bộ phận chuỗi cung ứng mở ra nhưng nơi khác lại bị đóng lại do hạn chế từ dịch bệnh, đặc biệt là ở khu vực Đông Á.

Các nhà sản xuất cũng đang phải đối mặt với tình trạng thiếu nhiều thành phần quan trọng để làm ra sản phẩm và chi phí nguyên liệu thô cao hơn, khiến giá tiêu dùng cao hơn và tình trạng này dự kiến còn tiếp tục kéo dài. Lạm phát giá tiêu dùng tăng là một rủi ro chính đối với chi tiêu của người tiêu dùng trong năm 2022, vì nó có khả năng làm xói mòn sức mua và chuyển chi tiêu ra khỏi chi tiêu tùy nghi.

Vào tháng 4/2022, lạm phát trong nước đang tăng nhanh, đạt mức cao nhất trong tám tháng là 2,6% so với cùng kỳ năm ngoái. Tỷ lệ này sẽ tiếp tục tăng, dự báo đến cuối năm là 3,7%. Theo dự đoán của Fitch, Ngân hàng Nhà nước Việt Nam có thể sẽ tăng lãi suất trong năm 2022, lên 4,25% vào cuối năm. Kể từ năm 2021, Việt Nam đã tăng nhập khẩu lúa mì từ Ấn Độ, còn Indonesia là thị trường nhập khẩu dầu cọ lớn thứ hai của nước ta. Vì thế, các lệnh cấm xuất khẩu dầu cọ và lúa mì gần đây của Indonesia và Ấn Độ sẽ có tác động đến lạm phát lương thực và sẽ gây rủi ro cho triển vọng chi tiêu tiêu dùng.

Trong vài năm qua, Việt Nam đã trải qua thời kỳ bùng nổ tín dụng hộ gia đình. Việc giảm dần nợ hộ gia đình có thể gây ra rủi ro đáng kể cho nhu cầu trong nước. Cho vay tiêu dùng chiếm khoảng 50% thu nhập của lực lượng lao động vào năm 2020. Đây là một con số tương đối cao đối với một thị trường mới nổi như Việt Nam. Trong số 50% đó, hơn một nửa là dưới hình thức vay của các hộ kinh doanh nhỏ với 25% là các khoản vay liên quan đến nhà ở (chủ yếu là thế chấp). Mặc dù tăng trưởng nợ hộ gia đình đã giảm đáng kể vào năm 2020 với mức tăng 1% (so mức trung bình 3% kể từ năm 2013), mức này vẫn là mức cao. Khi lãi suất tăng, chi phí trả nợ cũng sẽ tăng theo. Điều này có nghĩa là các hộ gia đình sẽ càng phải phân bổ thu nhập khả dụng theo hướng vay nợ, gây áp lực giảm chi tiêu của người tiêu dùng trong tương lai.

Bình luận của bạn
(*) Nội dung bắt buộc cần có
Bình luận
Xem thêm bình luận

Nhập thông tin của bạn

Hàng không tăng tải hàng ngàn chuyến bay phục vụ lễ 30/4-1/5

Hàng không tăng tải hàng ngàn chuyến bay phục vụ lễ 30/4-1/5

Các hãng hàng không lên kế hoạch tăng tải, tăng cường chuyến bay để phục vụ nhu cầu đi lại, du lịch tăng cao của hành khách trong dịp lễ 30/4 - 1/5 sắp tới.

Người Việt chi bao nhiêu tiền cho mỗi lần đi cà phê?

Người Việt chi bao nhiêu tiền cho mỗi lần đi cà phê?

Các khó khăn về kinh tế không làm ảnh hưởng tới thói quen “đi cà phê” của người Việt. Thậm chí, tần suất đi cà phê và số tiền bỏ ra đi cà phê năm 2023 còn tăng hơn so với năm 2022.

Shopee bị nhà bán hàng phản ứng dữ dội

Shopee bị nhà bán hàng phản ứng dữ dội

Cộng đồng nhà bán hàng trên Shopee tuần qua phản ứng dữ dội, không đồng tình các chính sách mới của sàn liên quan việc tăng thời gian khách được trả hàng, và kéo dài thời gian hoàn tiền hàng về cho người bán.

Tiêm chủng dễ kiếm tiền, 1 công ty bán lẻ muốn mở thêm 100 trung tâm vaccine

Tiêm chủng dễ kiếm tiền, 1 công ty bán lẻ muốn mở thêm 100 trung tâm vaccine

Công ty bán lẻ thuộc tập đoàn FPT đặt mục tiêu mở cửa thêm 100 trung tâm vaccine trong năm 2024. Mục tiêu đặt ra là rất cao vì tính trung bình mỗi 3,65 ngày phải mở thêm 1 cửa hàng, chưa nói đến "tham vọng" thêm 400 cửa hàng dược phẩm Long Châu mới trong năm.

“Vua tôm” Minh Phú đưa tôm tiêu chuẩn xuất khẩu Mỹ, EU vào siêu thị với giá bất ngờ

“Vua tôm” Minh Phú đưa tôm tiêu chuẩn xuất khẩu Mỹ, EU vào siêu thị với giá bất ngờ

“Vua tôm” Minh Phú đang tăng cường đưa tôm đạt tiêu chuẩn xuất khẩu Mỹ, Nhật, EU phục vụ người Việt. Tại Bách Hóa Xanh - nhà bán lẻ Minh Phú vừa bắt tay hợp tác, tôm thẻ đang bán chỉ 186.000 đồng/kg.

Marketing "bạc tỷ" giúp công ty sữa lớn nhất Việt Nam tăng giá trị thương hiệu

Marketing "bạc tỷ" giúp công ty sữa lớn nhất Việt Nam tăng giá trị thương hiệu

Chi phí quảng cáo trung bình tính theo ngày của Vinamilk hiện nay khoảng 3 tỷ đồng. Tuy nhiên giá trị thương hiệu công ty đã tăng lên 3 tỷ USD vào cuối năm ngoái từ con số 2,8 tỷ USD của 2022.