Đòn trả đũa của Tổng thống Putin: Kinh tế Nga "chết", kinh tế Châu Âu cũng "băng hà"

Lan Hương (NYT, SIPRI) Thứ sáu, ngày 11/03/2022 07:00 AM (GMT+7)
Chỉ trong gần một tháng khi chiến sự Nga - Ukraine nổ ra cùng với những đòn "trừng phạt" Nga của Mỹ và Châu Âu đã khiến kinh tế toàn cầu đối mặt với lạm phát khi hàng loạt giá cả tăng phi mã. Không chỉ thế, đòn trả đũa của Chính quyền Putin theo hướng kinh tế Nga "chết" thì Châu Âu cũng "băng hà".
Bình luận 0

Chỉ trong một tuần sau khi chiến sự Nga - Ukraine nổ ra, triển vọng kinh tế toàn cầu trở nên u ám hơn nhiều. Liên tiếp những đòn trừng phạt của Mỹ và Châu Âu đã làm rung chuyển nền kinh tế Nga, đẩy hàng loạt giá cả hàng hoá tăng cao như giá xăng dầu, vận chuyển, lãi suất... điều này đe dọa thúc đẩy lạm phát trên toàn thế giới.

Giá dầugiá khí đốt tăng vọt và hàng trăm tỷ USD tài sản bị đóng băng khi chiến sự Nga - Ukraine nổ ra và đòn trả đũa của chính quyền Tổng thống Putin

Giá dầu, khí đốt tự nhiên và các mặt hàng chủ lực khác đã tăng vọt vào đầu tuần. Đồng thời, gánh nặng đè lên các chuỗi cung ứng, vẫn đang gặp nhiều khó khăn vì đại dịch. Đặc biệt là do Hoa Kỳ, châu Âu và các đồng minh thắt chặt các giao dịch tài chính của Nga và đóng băng hàng trăm tỷ USD tài sản ở nước ngoài của nước này.

Cuộc chiến của Nga ở Ukraine bóp nghẹt nền kinh tế toàn cầu như thế nào? - Ảnh 1.

Trung bình, giá nguyên - nhiên liệu hoá thạch toàn cầu tăng đến 30% chỉ trong vòng 1 tháng. Riêng than tăng đến 75%. Nguồn: Trading economics

Đối mặt với các lệnh trừng phạt tối đa từ Mỹ và châu Âu - như bị cắt khỏi hệ thống thanh toán quốc tế Swift - Nga có thể trả đũa bằng cách ngừng dòng khí đốt sang châu Âu.

Ngân hàng Trung ương Châu Âu (ECB) ước tính rằng cú sốc khí đốt có thể làm giảm 0,7% GDP của khu vực đồng euro.

Quy mô khí đốt ảnh hưởng tại châu Âu lên tới 40%, có nghĩa là kinh tế khu vực sẽ bị ảnh hưởng 3%. Con số thực tế có thể cao hơn đáng kể, do sự hỗn loạn mà một cuộc khủng hoảng năng lượng chưa từng có như vậy có thể sẽ xảy ra. Diễn biến có thể khiến kinh tế châu Âu suy thoái và ECB sẽ không thể tăng lãi suất trong tương lai gần.

Cuộc chiến của Nga ở Ukraine bóp nghẹt nền kinh tế toàn cầu như thế nào? - Ảnh 2.

Người dân Ukraine tị nạn ở Ba Lan. Nguồn: Reuters

Nga từ lâu đã là một nước đóng vai trò tương đối nhỏ trong nền kinh tế toàn cầu, chỉ chiếm 1,7% tổng sản lượng của thế giới mặc dù nước này xuất khẩu năng lượng rất lớn. Trong những năm gần đây, Tổng thống Vladimir V. Putin đã nỗ lực tăng cường cách ly nền kinh tế của Nga với phương Tây. Chính phủ Nga đã xây dựng kho dự trữ ngoại hối, giảm nợ quốc gia, thậm chí cấm nhập khẩu một số thực phẩm từ châu Âu.

Nhưng tất nhiên, ông Putin không thể hoàn toàn thoát ra khỏi hệ thống tài chính hiện đại, khổng lồ được kiểm soát phần lớn bởi các chính phủ và ngân hàng bên ngoài đất nước của ông. Và khi Nga huy động hàng chục nghìn quân của mình, các chính phủ đồng minh Mỹ đã huy động sức mạnh tài chính khổng lồ của họ để đáp trả.

Ông Julia Friedlander, giám đốc sáng kiến quy chế kinh tế tại Hội đồng Đại Tây Dương, cho biết: "Đó là một canh bạc giữa tài chính và quân sự, làm bốc hơi các nguồn lực để tiến hành chiến tranh. Cùng với đó, cuộc xâm lược và các lệnh trừng phạt đã tạo ra một lượng lớn sự bất ổn và biến động của nền kinh tế toàn cầu, làm tăng rủi ro đối với triển vọng toàn cầu."

Các biện pháp trừng phạt được đưa ra nhằm tránh làm gián đoạn hoạt động xuất khẩu năng lượng thiết yếu. Đặc biệt là 40% khí đốt châu Âu sử dụng là đến từ Nga. Điều đó chỉ giúp giảm bớt, nhưng không xóa bỏ sự gia tăng giá năng lượng do chiến tranh gây ra và lo lắng về sự gián đoạn trong dòng chảy của dầu và khí đốt.

Lo lắng về tình trạng thiếu hụt cũng đẩy giá một số loại ngũ cốc và kim loại lên cao, khiến người tiêu dùng và doanh nghiệp phải chịu chi phí cao hơn. 

Cuộc chiến của Nga ở Ukraine bóp nghẹt nền kinh tế toàn cầu như thế nào? - Ảnh 3.

Giá lúa mì tăng đến 38% trong tháng qua, đạt 1106 USD/bushel (1 bushel bằng 35,2 kg). Nguồn: Trading economics

Nga và Ukraine cũng là những nước xuất khẩu lớn lúa mì và ngô, cũng như các kim loại thiết yếu như palađi, nhôm và niken, được sử dụng trong mọi thứ, từ điện thoại di động đến ô tô.

Cuộc chiến của Nga ở Ukraine bóp nghẹt nền kinh tế toàn cầu như thế nào? - Ảnh 4.

Giá paladi, nhôm và niken tăng lên chóng mặt từ 15-25% trong tháng. Nguồn: Trading economics

Ông Glenn Koepke, tổng giám đốc điều hành mạng lưới hợp tác tại FourKites, một công ty tư vấn chuỗi cung ứng ở Chicago, cho biết: "Chúng ta sẽ thấy giá cước vận chuyển hàng hải và hàng không sẽ tăng vọt."

Ông cảnh báo rằng giá cước vận tải biển có thể tăng gấp đôi hoặc gấp ba lên 30.000 USD/container từ 10.000 USD/container.

Chi phí vận tải hàng không cũng dự kiến sẽ còn tăng vọt do Nga đã đóng cửa không phận của mình đối với 36 quốc gia. Điều đó có nghĩa là các máy bay vận tải sẽ phải chuyển hướng sang các tuyến đường vòng, khiến họ tiêu tốn nhiều nhiên liệu hơn và có thể phải giảm kích thước tải trọng.

 Kinh tế Nga "chết", Châu Âu cũng "băng hà"

Một số nhà phân tích và kinh tế học Phố Wall thừa nhận rằng họ đã đánh giá thấp mức độ tác động của chiến sự Nga - Ukraine và phản ứng của quốc tế. Với các sự kiện dồn dập nhanh chóng, các đánh giá tăng khả năng suy thoái kinh tế dao động từ mức độ nhẹ đến mức độ nghiêm trọng.

Lạm phát vốn đã là một vấn đề đáng lo ngại, ở Hoa Kỳ đang ở mức cao nhất kể từ những năm 1980. Giờ đây, câu hỏi quan trọng là lạm phát có thể tăng thêm bao nhiêu nữa. Đồng thời, Cục Dự trữ Liên bang (Fed) và các ngân hàng trung ương khác sẽ phản ứng như thế nào trước tình huống này.

Cuộc chiến của Nga ở Ukraine bóp nghẹt nền kinh tế toàn cầu như thế nào? - Ảnh 5.

Lạm phát ở Hoa Kỳ chạm đỉnh 40 năm, ở mức 7,5%. Nguồn: USBL

Desmond Lachman, một thành viên cấp cao tại American Enterprise Institute, cho biết: "Fed đang ở trong tình trạng khó khăn, lạm phát đang ở mức 7,5%, nhưng họ biết nếu họ tăng lãi suất, điều đó sẽ làm suy yếu thị trường".

Adam Posen, chủ tịch Viện Kinh tế Quốc tế Peterson, cho biết châu Âu đang đối mặt với nhiều rủi ro lớn. Trong đó, nổi bật là lạm phát hay cả viễn cảnh lạm phát đình trệ khiến tăng trưởng kinh tế chậm lại và giá cả tăng nhanh.

Cuộc chiến của Nga ở Ukraine bóp nghẹt nền kinh tế toàn cầu như thế nào? - Ảnh 6.

Lạm phát ở EU cũng chạm đỉnh 20 năm, ở mức 5,8%. Nguồn: Eurostat

Việc người dân chạy trốn khỏi Ukraine cũng khiến tăng áp lực lên giá cả. Hàng nghìn người đang chạy từ Ukraine sang các nước láng giềng như Ba Lan, Moldova và Romania.

Một số, như Ả Rập Xê Út và các nước xuất khẩu dầu Vùng Vịnh khác, có thể được hưởng lợi. Nhưng đối với hầu hết các thị trường mới nổi - vốn đã bị phục hồi chậm hơn - sự kết hợp giữa giá cả cao hơn và dòng vốn chảy ra có thể giáng một đòn lớn và làm trầm trọng thêm nguy cơ khủng hoảng nợ hậu Covid. 

Thổ Nhĩ Kỳ, một nhà nhập khẩu năng lượng lớn vốn đã có đồng tiền lao dốc và lạm phát tăng vọt trước cuộc khủng hoảng Ukraine, là một ví dụ điển hình. Oxford cho biết lạm phát của Thổ Nhĩ Kỳ đã ở mức cao nhất trong hai thập kỷ gần 50%, hiện ước tính lên tới 60%.

Về lâu dài, cuộc xung đột hiện tại có thể sẽ ảnh hưởng đến các quyết định ngân sách trong tương lai của một số quốc gia. Thủ tướng Đức, Olaf Scholz, tuyên bố rằng ông sẽ tăng chi tiêu quân sự lên 2% sản lượng kinh tế của nước này.

Cuộc chiến của Nga ở Ukraine bóp nghẹt nền kinh tế toàn cầu như thế nào? - Ảnh 7.

Thay đổi trong chi phí quân sự hàng năm của thế giới (đơn vị: tỷ USD/năm). Nguồn: SIPRI

Jim Reid, giám đốc điều hành của Deutsche Bank, đánh giá: "Sau Thế chiến thứ hai, chi tiêu quốc phòng đã giảm liên tục nhưng điều này đang thay đổi. Với sự thay đổi trong "các mảng kiến tạo địa chính trị", các khối đồng minh cũng đang thay đổi khiến mức đó có thể sẽ tăng lên".

Ở Nga, ngân hàng trung ương và chính phủ đã thực hiện một loạt hành động kiềm chế thiệt hại. Nỗ lực bao gồm tăng gấp đôi lãi suất chính lên 20% để tăng sức hấp dẫn của đồng rúp, cấm mọi người chuyển tiền sang tài khoản ở nước ngoài và đóng cửa thị trường chứng khoán.

Cuộc chiến của Nga ở Ukraine bóp nghẹt nền kinh tế Nga và toàn cầu như thế nào? - Ảnh 8.

Giá trị đồng rúp của Nga giảm đến 60% kể từ khi bị áp các lệnh trừng phạt. Nguồn: Trading economics

Giới chuyên gia cho rằng các lệnh trừng phạt như trên có vẻ đang phát huy tác dụng. Đặc biệt là hàng hoá tiêu dùng và sản xuất quốc phòng của Nga.

Một lượng lớn các công ty quốc tế đã rút khỏi Nga hoặc cắt giảm doanh số bán hàng tại đây. Visa, Mastercard và các công ty tài chính tiêu dùng khác cũng đã rút lui, khiến người tiêu dùng Nga khó thanh toán khi mua bán. 

Như vậy, người Nga sẽ gặp khó khăn khi mua các mặt hàng nhập khẩu quen thuộc. Đặc biệt là thuốc, vì đây là một trong những mặt hàng nhập khẩu chính của Nga từ châu Âu.

Theo trang Noahpinion, hiện các đòn trừng phạt của phương Tây đang khiến người Nga đối mặt với việc quay trở lại sự cô lập, thiếu hụt và khó khăn về kinh tế của những năm 1990.

Đồng Rúp yếu cùng với việc các ngân hàng bị cắt giảm khỏi các hệ thống thanh toán toàn cầu khiến Nga khó mua các linh kiện và máy móc nhập khẩu phục vụ sản xuất quốc phòng hơn. 

Với việc ngành công nghiệp quốc phòng Nga bị tê liệt bởi các lệnh trừng phạt, quân đội Nga có nguy cơ bị suy yếu nghiêm trọng trong một thập kỷ hoặc hơn.

Mời các bạn đồng hành cùng báo Dân Việt trên mạng xã hội Facebook để nhanh chóng cập nhật những tin tức mới và chính xác nhất.
Tin cùng chuyên mục
Xem theo ngày Xem