Đồng Nai: Khắc phục thiếu đất san lấp dự án cao tốc Dầu Giây - Phan Thiết

Nha Mẫn Thứ hai, ngày 16/05/2022 14:26 PM (GMT+7)
Dự án cao tốc Dầu Giây - Phan Thiết bị thiếu vật liệu san lấp. Địa phương đã lần lượt cấp phép khai thác mỏ đất để có đất đắp phục vụ dự án, đưa dự án về đích đúng kế hoạch.
Bình luận 0

Ngày 16/5, tin từ Ban điều hành dự án cao tốc Phan Thiết - Dầu Giây cho biết, nhằm phục vụ thi công, dự án sớm hoàn thành và đi vào hoạt động đúng kế hoạch, UBND tỉnh Đồng Nai vừa cấp phép khai thác thêm 1 mỏ đất đắp.

Đồng Nai: Dần đáp ứng đủ đất đắp cho dự án cao tốc Dầu Giây - Phan Thiết - Ảnh 1.

Ông Võ Văn Phi - Phó chủ tịch UBND tỉnh Đồng Nai (người bên trái) kiểm tra các mỏ đất. Ảnh: P.Anh

Mỏ đất đắp mới được cấp phép nằm trên địa bàn huyện Cẩm Mỹ có trữ lượng dự kiến hơn 200.000 mét khối. Đây là mỏ đất được cấp phép theo Nghị quyết số 133 sửa đổi, bổ sung Nghị quyết số 60 về việc áp dụng cơ chế đặc thù trong cấp phép khai thác khoáng sản làm vật liệu xây dựng thông thường cung cấp cho dự án đầu tư xây dựng một số đoạn đường bộ cao tốc trên tuyến Bắc - Nam phía Đông, giai đoạn 2017 - 2020 (ngày 19/10/2021) của Chính phủ.

Ông Võ Văn Phi, Phó chủ tịch UBND tỉnh Đồng Nai cho biết, tuyến cao tốc Dầu Giây - Phan Thiết cần 3,4 triệu mét khối vật liệu san lấp, nhưng hiện tại đơn vị thi công đã tận dụng điều phối đất san lấp từ dự án được khoảng 1,2 triệu mét khối, còn thiếu khoảng 2,2 triệu mét khối. Đơn vị đã đề xuất xin cải tạo hạ nền đất nông nghiệp tại tại 4 vị trí: Xã Suối Cao, huyện Xuân Lộc (2 vị trí); xã Xuân Hưng, huyện Xuân Lộc (1 vị trí) và thị trấn Long Giao, huyện Cẩm Mỹ (1 vị trí). Các đề xuất của đơn vị đã và đang được UBND tỉnh Đồng Nai phê duyệt để lấy đất phục vụ dự án.

Đồng Nai: Dần đáp ứng đủ đất đắp cho dự án cao tốc Dầu Giây - Phan Thiết - Ảnh 2.

Cao tốc Dầu Giây - Phan Thiết đang tích cực được thi công. Ảnh: Nha Mẫn

Tuy nhiên, ông Phi cũng yêu cầu trong quá trình thực hiện khai thác, hạ cốt (cao độ) nền, cải tạo đất nông nghiệp, nhà thầu phải kiểm tra, chịu hoàn toàn trách nhiệm về chất lượng, khối lượng khoáng sản và thực hiện các nội dung liên quan về thiết kế, báo cáo đánh giá tác động, khoảng sản. Kết thúc dự án, nhà thầu phải thực hiện đo vẽ, cắm mốc bàn giao đất cho người dân và tính toán khối lượng đã khai thác, thu hồi báo cáo các cơ quan chức năng kiểm tra. Nhà thầu chỉ được khai thác, thu hồi đủ khối lượng đất cho phép, đảm bảo đúng vị trí, cao trình cho phép và vật liệu chỉ cung cấp thi công đường cao tốc Phan Thiết - Dầu Giây. 

Đồng Nai: Dần đáp ứng đủ đất đắp cho dự án cao tốc Dầu Giây - Phan Thiết - Ảnh 3.

Dự án cần khối lượng đất đắp, san lấp lớn. Ảnh: Nha Mẫn

Đồng thời, nhà thầu còn phải thực hiện cải tạo, khôi phục môi trường, đất đai theo quy định và thực hiện đầy đủ nghĩa vụ tài chính theo quy định.

Dự án đường cao tốc Phan Thiết - Dầu Giây được xây dựng theo tiêu chuẩn đường cao tốc loại A, vận tốc thiết kế 120 km/giờ, qua địa phận 2 tỉnh Bình Thuận và Đồng Nai có chiều dài khoảng 99 km. Trong đó đoạn đi qua địa bàn tỉnh Bình Thuận có chiều dài hơn 47 km, được chia làm 2 gói thầu xây lắp số 1 và 2. Dự án được khởi công từ tháng 10/2020, dự kiến hoàn thành vào cuối năm 2022. Giai đoạn 1 được xây dựng theo quy mô 4 làn xe với tổng mức đầu tư hơn 12.500 tỷ đồng, trong đó chi phí xây dựng là hơn 7.200 tỷ đồng. 

Theo Ban Quản lý dự án, dù đơn vị thi công đã có nhiều nỗ lực, tuy nhiên tiến độ tổng thể vẫn còn chậm so với kế hoạch. Nguyên nhân, do ảnh hưởng của dịch Covid-19, nhân lực bị thiếu hụt dẫn đến chưa đáp ứng được yêu cầu công việc.

Mời các bạn đồng hành cùng báo Dân Việt trên mạng xã hội Facebook để nhanh chóng cập nhật những tin tức mới và chính xác nhất.
Tin cùng chuyên mục
Xem theo ngày Xem