Thứ sáu, 29/03/2024

Dự báo xuất khẩu thủy sản sang Mỹ không còn thuận lợi như đầu năm

25/06/2022 6:00 AM (GMT+7)

Hiện tại, Mỹ đang là thị trường xuất khẩu hàng đầu của các mặt hàng thủy sản Việt Nam. Nhưng do nhiều yếu tố tác động, việc xuất khẩu trong nửa cuối năm nay sang thị trường này sẽ không còn thuận lợi như hồi đầu năm.

Theo Hiệp hội Chế biến và Xuất khẩu thủy sản Việt Nam (VASEP), Mỹ đang là thị trường nhập khẩu số 1 khi chiếm tới 23% tổng lượng xuất khẩu thuỷ sản của Việt Nam. Trong đó, Mỹ là thị trường số 1 của mặt hàng tôm và cá ngừ. 

Dự báo xuất khẩu thủy sản sang Mỹ sẽ không còn thuận lợi như đầu năm - Ảnh 1.

Việt Nam đang là một trong những nước xuất khẩu tôm hàng đầu cho Mỹ. Ảnh minh họa: IT

VASEP cho biết, 5 tháng đầu năm nay, tổng xuất khẩu tôm sang Mỹ đạt gần 390 triệu USD, tăng 32% so với cùng kỳ năm ngoái. Trong đó, xuất khẩu tôm chân trắng và tôm sú sang Mỹ tăng lần lượt 33% và 29% so với cùng kỳ năm trước. Việt Nam cũng là nguồn cung cấp tôm thịt hàng đầu cho thị trường này.

Đối với mặt hàng cá ngừ, trong 5 tháng, xuất khẩu cá ngừ sang Mỹ đạt 251 triệu USD, tăng gấp hơn 2 lần so với cùng kỳ năm trước. Riêng sản phẩm loin cá ngừ đạt 186 triệu USD, tăng 184%.

Với cá tra, Mỹ là thị trường số 2 sau Trung Quốc, chiếm 25,6%. Trong 4 tháng đầu năm, mặt hàng cá tra "xuất ngoại" sang Mỹ đang tăng trưởng 131% so với cùng kỳ. 

Những yếu tố chính giúp việc xuất khẩu thuận lợi là: sản lượng cá da trơn của Mỹ giảm, lạm phát tại Mỹ cao, thuế chống bán phá giá giai đoạn POR17 có lợi cho nhiều doanh nghiệp Việt Nam, số doanh nghiệp cá tra được phép xuất khẩu sang Mỹ tăng và giá xuất khẩu cá tra trung bình sang Mỹ đạt đỉnh…

VASEP dự báo, nhu cầu tiêu thụ và nhập khẩu thủy sản vào Mỹ vẫn sẽ cao trước tác động của chiến sự Nga - Ukraine, chiến tranh thương mại Mỹ - Trung vẫn tiếp diễn. Tuy nhiên, những yếu tố sau sẽ làm chững việc xuất khẩu thủy sản của Việt Nam sang Mỹ trong nửa cuối năm 2022: Nguyên liệu thô từ các nước khác tăng mạnh có thể sẽ đẩy giá nhập khẩu giảm; cạnh tranh giữa các nhà cung cấp rất mạnh; cồn kho nhiều + giá cả xu hướng giảm khiến các nhà nhập khẩu dè dặt hơn trong việc mua số lượng lớn.

Ngoài ra, đó là các bế tắc về hậu cần như chi phí vận chuyển cao, vận chuyển chậm trễ và thiếu container kéo dài sẽ dẫn đến tình trạng mua hàng dè dặt; chi phí đóng gói cao và xe tải giao hàng hạn chế; lạm phát giá dầu toàn cầu làm trầm trọng thêm vấn đề.

Bình luận của bạn
(*) Nội dung bắt buộc cần có
Bình luận
Xem thêm bình luận

Nhập thông tin của bạn

Công ty chứng khoán cần cả kiếm và khiên

Công ty chứng khoán cần cả kiếm và khiên

Công ty chứng khoán (CTCK) bị sự cố hệ thống công nghệ thông tin thi thoảng vẫn xảy ra trên thị trường chứng khoán, tuy nhiên, thường sớm được khắc phục trong phiên.

Chứng khoán tháng 4 và mùa họp đại hội đồng cổ đông

Chứng khoán tháng 4 và mùa họp đại hội đồng cổ đông

Rung lắc mạnh trong tháng 3 khi đón nhận các thông tin tốt xấu đan xen, diễn biến thị trường chứng khoán trong tháng 4 liệu sẽ ra sao?

Ít hãng bay nhưng lại cạnh tranh khốc liệt!

Ít hãng bay nhưng lại cạnh tranh khốc liệt!

Trong khi hành khách ngày càng phải trả chi phí cao hơn để đi máy bay, các hãng hàng không vẫn tiếp tục thua lỗ mà gần nhất là câu chuyện Pacific Airlines

“Ông trùm” gia vị tiết lộ bí quyết giúp Dh Foods có mặt ở hơn 10 quốc gia

“Ông trùm” gia vị tiết lộ bí quyết giúp Dh Foods có mặt ở hơn 10 quốc gia

Nhờ kiên trì tiêu chí sản phẩm sạch, không dùng nguyên liệu nhân tạo, Dh Foods không những đứng vững tại thị trường gia vị Việt Nam mà còn tiến sâu vào thị trường quốc tế.

Gói "đầu tư giáo dục" hay chiêu "lấy mỡ nó rán nó"?

Gói "đầu tư giáo dục" hay chiêu "lấy mỡ nó rán nó"?

Chiêu huy động vốn từ phụ huynh học sinh để chủ đầu tư một số trường tư thục lấy đó làm vốn kinh doanh – chiêu này không mới. Tuy nhiên, nó được khoác lên bằng những cái tên mỹ miều như "gói đầu tư giáo dục" hay "học phí 0 đồng".

Kiếm tiền thật từ thị trường carbon

Kiếm tiền thật từ thị trường carbon

Chuyện tín chỉ carbon và giao dịch carbon đem lại tiền tươi thóc thật là có thật: Ngân hàng Thế giới (WB) hôm nay 21/3 công bố đã chi trả 51,5 triệu USD cho Việt Nam.