Du lịch bền vững ảnh hưởng tới quyết định "chốt" của du khách

Trọng Hà Thứ sáu, ngày 22/07/2022 06:54 AM (GMT+7)
Du lịch bền vững đang ảnh hưởng tới việc đưa ra quyết định của du khách.
Bình luận 0

78% du khách lựa chọn du lịch dựa trên các chương trình khuyến mại, quảng cáo

Theo Travel Daily, dữ liệu mới được phát hành bởi Expedia Group Media Solutions, nền tảng quảng cáo du lịch toàn cầu kết nối các nhà tiếp thị với hàng triệu khách du lịch, cho thấy người tiêu dùng đang chú ý đến những "đồ nhắm" được tặng kèm khi tìm kiếm các gói du lịch và đặt phòng nghỉ dưỡng.

Trong khi ngành công nghiệp du lịch đã đạt được những bước tiến so với thời kỳ đại dịch, vẫn cần có sự cải tiến liên tục trong toàn ngành. Chỉ 54% người tiêu dùng cho biết họ đã thấy các lựa chọn phù hợp nằm trong khả năng và 52% các lựa chọn phù hợp với tất cả các khách du lịch.

Cam kết về sự hòa nhập, tính đa dạng và khả năng tiếp cận của một thương hiệu du lịch đang ảnh hưởng đến quyết định mua hàng của người tiêu dùng, với 7/10 người tiêu dùng cho biết họ sẵn sàng trả nhiều tiền hơn khi đưa ra lựa chọn du lịch phù hợp hơn với tất cả các loại khách du lịch. Hơn nữa, 78% người tiêu dùng cho biết họ đã lựa chọn du lịch dựa trên các chương trình khuyến mại hoặc quảng cáo mà họ cảm thấy phù hợp với mình thông qua tin nhắn hoặc hình ảnh.

Du lịch bền vững ảnh hưởng tới quyết định "chốt" của du khách - Ảnh 1.

Du lịch bền vững ảnh hưởng tới quyết định "chốt" của du khách. (Ảnh: IT).

Du lịch bền vững ảnh hưởng tới việc đưa ra quyết định của du khách

Theo báo cáo thông tin chi tiết về Du lịch toàn diện: Hiểu giá trị và cơ hội của khách du lịch dành cho nhà tiếp thị, được xây dựng dựa trên những phát hiện gần đây về du lịch có trách nhiệm với môi trường được nêu bật trong nghiên cứu du lịch bền vững, cho thấy rằng mọi người đang ngày càng tìm cách để có những trải nghiệm du lịch có ý nghĩa và tận tâm hơn đối với nơi mình muốn tới.

Jenn McCarthy, Giám đốc Cấp cao Tiếp thị Thương hiệu Expedia cho biết: "Phát hiện của chúng tôi cho thấy người tiêu dùng ngày nay đang rất chú ý đến việc liệu các thương hiệu du lịch có thể hiện chính xác cam kết về sự hòa nhập, đa dạng và khả năng tiếp cận hay không. Hiểu rõ hơn về cách mọi người nhìn nhận và đánh giá về du lịch trọn gói sẽ giúp thúc đẩy trải nghiệm du lịch toàn diện và đa dạng hơn cho tất cả mọi người".

Theo Booking.com, du lịch bền vững đang ảnh hưởng tới việc đưa ra quyết định của mọi người, với 75% du khách Việt nói rằng họ muốn những nơi họ rời khỏi sau chuyến đi phải giữ được trạng thái tốt hơn cả trước khi họ tới đồng thời 77% muốn có những trải nghiệm mang đậm bản sắc văn hóa địa phương.

Thực tế, gần một nửa (43%) số người tham gia khảo sát cho hay họ đã chủ động làm quen với các giá trị và truyền thống văn hóa địa phương tại điểm đến du lịch trước chuyến đi và 38% sẵn sàng chi trả nhiều hơn cho các hoạt động du lịch để đảm bảo chúng mang lại lợi ích cho cộng đồng địa phương.

Mới đây, Chính phủ Thái Lan đã công bố một chiến lược mới có tên gọi là “SMILE” (Nụ cười) nhằm đảm bảo phát triển bền vững ngành du lịch hậu đại dịch Covid-19. Chính phủ Thái Lan muốn nâng mức đóng góp của ngành du lịch cho tổng sản phẩm quốc nội (GDP) từ mức 20% trước đại dịch Covid-19 lên 30% vào năm 2030.

Trong khi đó, Tổng cục Du lịch Thái Lan (TAT) dự báo nước này sẽ đón khoảng 7-10 triệu lượt du khách nước ngoài trong năm nay sau khi các biện pháp kiểm dịch được dỡ bỏ vào tháng trước.

Chiến lược “SMILE” của Thái Lan được viết tắt từ các chữ S (Bền vững về mọi khía cạnh), M (Nhân lực: Nâng cao kỹ năng của lực lượng lao động du lịch lên tiêu chuẩn quốc tế), I (Nền kinh tế bao trùm: Đảm bảo tất cả các khu vực kinh tế đều được đưa vào ngành du lịch), L (Bản địa hóa: Thúc đẩy tính độc đáo của các cộng đồng như là điểm thu hút du lịch), và E (Hệ sinh thái: Thúc đẩy du lịch sinh thái và môi trường địa phương).

Mời các bạn đồng hành cùng báo Dân Việt trên mạng xã hội Facebook để nhanh chóng cập nhật những tin tức mới và chính xác nhất.
Tin cùng chuyên mục
Xem theo ngày Xem