CHÀNG TRAI THU LÃI HÀNG TỶ ĐỒNG MỖI NĂM NHỜ NUÔI NHỮNG LOÀI VẬT NÀY


Xuất phát từ niềm đam mê nuôi động vật bò sát, côn trùng… hơn 10 năm trở lại đây, anh Lâm Ngọc Tâm đã nhân giống và nuôi thành công nhiều loại động vật thương phẩm xuất khẩu đi nước ngoài mang lại doanh thu cao.

Hiện nay, sau hơn 10 năm vất vả kinh doanh với các loài côn trùng và bò sát, anh Tâm đã có riêng cho mình 2 trang trại nuôi dế mèn, bọ cạp, cà cuống, tắc kè, thằn lằn với quy mô hàng nghìn m2 tại huyện Thường Tín (Hà Nội) mang lại công ăn việc làm cho nhiều lao động.


THÀNH CÔNG NHỜ ĐAM MÊ VÀ TỈ MỈ

Để có được cơ ngơi như ngày hôm nay, 10 năm trước anh Lâm Ngọc Tân (quê Tĩnh Gia, Thanh Hoá) cùng người em trai của mình đã phải "đánh liều" dốc hết vốn liếng vào đầu tư nuôi dế mèn sau một lần đi nhậu. Vốn xuất phát từ gia đình thuần nông ở Thanh Hoá, anh Tâm từ nhỏ đã quá quen thuộc với các loài côn trùng như dế mèn, châu chấu, cào cào... để từ đó nhen nhóm ý tưởng làm giàu từ các loài côn trùng xung quanh mình.

"Từ nhỏ tôi đã rất thích các loài côn trùng, hồi đó nhiều lần tôi cũng đã bắt thử vài con dế mèn để nuôi nên cũng mường tượng ra được tập tính và khả năng sinh tồn của loài côn trùng này. Cho đến khi ra ngoài Hà Nội, biết được loài côn trùng này là món nhậu đặc sản, từ đó tôi cùng em trai nung nấu ý định khởi nghiệp từ nuôi dế mèn", anh Lâm Ngọc Tâm tâm sự.


Trai xứ Thanh thu lãi hàng tỷ mỗi năm nhờ nuôi 5 loài ít khi bị mắc bệnh - Ảnh 1.

Vài năm sau đó, với sự tỉ mỉ và cái duyên với nghề nuôi dế, anh Tâm đã phát triển nhân rộng quy mô trang trại lên 1.000 m2 tại Thường Tín. Để có được nguồn đầu ra ổn định, anh đã phải lăn lộn trên khắp các quán nhậu để giới thiệu sản phẩm của mình.


img
img


Theo anh Tâm, dế mèn ăn rất khỏe, thức ăn chủ yếu là rau, củ, quả các loại, đặc biệt là các loại rau lá dày, ngọt, mềm và nhiều nước, như bí ngô, khoai lang, rau muống... và vòng đời của dế chỉ khoảng 100 ngày. Hiện nay, trang trại của anh Tâm đang có khoảng 80.000 con dế mèn, giá bán trung bình giao động từ 80.000 -100.000 đồng/kg. "Dế có rất nhiều cách chế biến khác nhau như rang muối, rán giòn, chiên bơ, chao dầu... đây là món ăn không chỉ khoái khẩu trong nước và nước ngoài cũng rất ưa chuộng, điển hình là Phần Lan, xưởng của tôi có đến 80% thương phẩm các loài là xuất đi nước ngoài", anh Tâm nói thêm.

Việc chế biến món ăn từ dế mèn trở lên khá là phổ biến hiện nay, vì món đặc sản dế mèn ăn rất lạ miếng, thơm ngon. Các món ăn làm từ dế mèn có giá trị dinh dưỡng cao, giàu chất béo, chất đạm và vi lượng cao.

Một số nghiên cứu trên thế giới cho thấy trong thành phần Protein của dế mèn có chứa một loại Acidamin không thay thế như Cysteine và Methionine… Hàm lượng Chitin của dế mèn trưởng thành chiếm 8,7% có chất lượng tốt hơn so với tôm và cua.


img
img

BÍ KÍP LÀ NUÔI 5 LOÀI ÍT NHIỄM BỆNH HƠN GÀ, VỊT

Sau khi đã thành công với việc nuôi dế mèn, anh Tâm tiếp tục nhân rộng mô hình, nuôi và nhân giống thêm nhiều giống bò sát và các loài khác như cà cuống, bọ cạp, thằn lằn, tắc kè. Anh cho rằng, lợi thế lớn nhất để nuôi thêm là dùng dế mèn để làm thức ăn khoái khẩu cho những loài còn lại.

Được biết, mỗi tháng anh Tâm xuất đi thị trường trong và ngoài nước khoảng 7 tấn các loài côn trùng và bò sát anh đang nuôi trong trang trại. Thu nhập từ 5 loại động vật này mang đến doanh thu cao.


Video: Nuôi 5 loài không bị nhiễm bệnh mang lại doanh thu khủng hàng năm.

Chủ trang trại tâm sự, nuôi những loài côn trùng này rất dễ, chỉ cần tìm hiểu và cẩn thận một chút là có thể gây dựng nên một trang trại lớn với quy mô lớn.

"Tôi đã tìm hiểu kỹ và là từ kinh nghiệm nhiều năm nay, 5 loài này không bao giờ bị nhiễm bệnh dịch, chúng ta cứ chăm sóc đúng quy trình, hiểu được tập tính và môi trường sống của mỗi loài là đã thành công. Khi đã có hết những kiến thức cơ bản, nuôi những loài này còn dễ hơn nuôi gà, nuôi vịt, vừa tiết kiệm được thời gian, công sức hơn nữa là mang lại doanh thu rất ổn định", anh Tâm bộc bạch.


Trai xứ Thanh thu lãi hàng tỷ mỗi năm nhờ nuôi 5 loài ít khi bị mắc bệnh - Ảnh 7.

Với lợi thế từ việc đam mê và tính tỉ mỉ, anh Lâm Ngọc Tâm tiếp tục thành công với việc nhân giống và nuôi thành công tắc kè hoa thương phẩm, xuất khẩu đi nước ngoài như: Trung Quốc, Thái Lan… Hiện tại, anh Tâm có hai trang trại nuôi tắc kè hoa ở thủ đô Hà Nội và quê hương anh ở Thanh Hóa với quy mô khoảng 30.000 con.


Trai xứ Thanh thu lãi hàng tỷ mỗi năm nhờ nuôi 5 loài ít khi bị mắc bệnh - Ảnh 8.

Anh Lâm Ngọc Tâm chủ trang trại.

"Nuôi tắc kè không cần cầu kỳ, chỉ cần chuồng phải thoáng mát, quây lưới để tắc kè dễ leo trèo. Điều đặc biệt là, tắc kè hiếm khi bị mắc bệnh, rất dễ nuôi" anh Tâm cho hay.


img
img
img
img

Thức ăn của tắc kè hoa là các loại côn trùng còn sống như: dế mèn, gián, châu chấu, sâu, mối, nhện… hoặc thằn lằn loại nhỏ, chúng có thể ăn thêm cá biển, tôm nõn khô…

Theo anh Tâm, tắc kè hoa từ khi nở trứng đến khi trưởng thành có thể xuất chuồng mất gần nửa năm. Giá tắc kè thương phẩm tùy thuộc vào trọng lượng, dao động từ 400.000 đồng đến 1,2 triệu đồng/con. Trung bình mỗi tháng trang trại của anh Tâm xuất chuồng khoảng từ 500 đến 1.000 con đi thị trường Trung Quốc.


img
img
img

Tắc hoa kè đẻ trứng nhân giống.

Tắc ké hoa khá dễ nuôi, thức ăn chủ yếu của loài này là dế mèn. Tắc kè hoa một năm đẻ ba đợt với số lượng khoảng 3 trứng mỗi lần. Chủ trang trại thường dùng ống tre, khúc gỗ… đặt trong chuồng làm môi trường cho chúng sinh sản. Trứng được ấp trong nhiệt độ tự nhiên và phải hơn 80 ngày mới nở. Tuổi thọ của tắc kè khá dài, khoảng 20 năm Tắc kè hoa của trang trại chủ yếu là xuất khẩu đạt khoảng 80%, còn lại là bán cho thị trường trong nước. "Ngoài việc làm thuốc đông y, tắc kè còn được chế biến thành một số món ăn cũng rất hấp dẫn", chủ trang trại nói thêm.

Hiện nay, tắc kè dùng để ngâm rượu, làm thuốc chữa bệnh, và có thể chế biến thành các món ăn đặc sản rất ngon và bổ dưỡng. Tắc kè là loại dược liệu quý hiếm, có giá trị kinh tế cao. Theo y học cổ truyền, tắc kè là vị thuốc bổ có tác dụng làm giảm mệt mỏi, suy nhược cơ thể, chữa nhiều chứng ho khó trị, ho ra máu, hen suyễn; đái rắt, đái són, đau xương; có tác dụng tráng dương bổ thận… Trong các bài thuốc Nam, tắc kè được dùng ngâm rượu hoặc sấy khô tán thành bột để uống.

Nghiên cứu cho thấy thân và đặc biệt là đuôi tắc kè có chứa rất nhiều axit amin và các chất béo có tác dụng kích thích hoạt động của hệ thần kinh và tăng cường sức khỏe cho con người. Nhờ giá trị làm dược liệu, thực phẩm, sinh vật cảnh, tắc kè là nguồn hàng xuất khẩu có giá trị cao sang các thị trường trên thế giới, hiện tắc kè đã được nhân nuôi ở một số nước trên thế giới như Trung Quốc, Ấn Độ, Thái Lan…


Trai xứ Thanh thu lãi hàng tỷ mỗi năm nhờ nuôi 5 loài ít khi bị mắc bệnh - Ảnh 12.

Thằn lằn hay còn gọi là rắn mối trong trang trại của anh Tâm có trên 100.000 con, theo kinh nghiệm của chủ cơ sở, thằn lằn là loài nuôi khó nhất trong số 4 loài như dế mèn, cà cuống, thằn lằn, bọ cạp.

"Thằn lằn là loại nuôi khó nhất trong 5 loài, nhưng nói là khó nhất nhưng mình đã có kinh nghiệm và sự cẩn thận thì còn dễ hơn nuôi gà, nuôi vịt. Hiện tại số lượng thằn lằn đang lớn nhất trong trang trại", anh Tâm cười nói.

Hiện tại, giá bán thằn lằn thành phẩm tại trang trại của anh Tâm giao động từ 250.000 đồng - 400.000 đồng/Kg.

Thịt thằn lằn (rắn mối) rất thơm ngon, có thể chế biến thành nhiều món ngon. Theo Đông y, rắn mối có vị mặn, tính bình, có tác dụng bổ hư, ích phế, thận, thông niệu, tiêu viêm. Trị chứng hen suyễn, gầy yếu, suy dinh dưỡng, nhức mỏi, da khô sần, các chứng hư nhược, sinh lý yếu…


img
img
img

Rắn mối là loài bò sát, phân bố nhiều ở các nước nhiệt đới như Việt Nam, Lào, Campuchia... Chúng có đầu hình tam giác, có 4 chân, mỗi chân có 5 ngón, có vảy trên mình, vảy phía trên màu nâu và phía dưới màu trắng ngả vàng. Hai bên hông có hai sọc đỏ như lửa chạy dọc xuống tới hai chân sau.

Nói về cách chăm sóc và xây chuồng, ông chủ trang trại bật mí: "Ta có thể xây gạch xung quanh chuồng, cao từ 0.8m - 1m trên cùng nên óp gạch men để rắn không bò ra ngoài. Hoặc ta có thể dùng tôn trơn vây xung quanh chuồng. Chuồng nuôi rắn mối có diện tích : 2m x 5m hoặc 3m x 10 m. Mõi mét vuông ta có thể thả nuôi khoản 100 con rắn mối đẻ".

Ngoài ra, thằn lằn rất cần ánh nắng vì vậy có thể xây chuồng dạng hở (nửa mát, nửa nắng) để có bãi tắm nắng cho chúng, vừa làm nơi có thể chong đèn (dây tóc) để chúng sưởi ấm, vừa dẫn dụ côn trùng làm thức ăn cho chúng. Nên dùng gạch ống làm chỗ trú ẩn là tốt nhất, nếu làm rơm hay lá chuối khô sau một thời gian sẽ bị dính phân, môi trường nuôi dễ ô nhiễm. Cần chú ý xây dựng chuồng thoáng mát và có bãi tắm nắng cho chúng. Thức ăn cho chúng là các loại côn trùng như mối, dế, gián, cào cào, sâu hoặc có thể cho ăn ếch, nhái con, cá băm nhỏ...


Trai xứ Thanh thu lãi hàng tỷ mỗi năm nhờ nuôi 5 loài ít khi bị mắc bệnh - Ảnh 15.

Cơ sở nhà anh Lâm Ngọc Tâm hiện đang nuôi và nhân giống hơn 90.000 con bò cạp.

Khi được hỏi về dịch bệnh Covid-19 có ảnh hưởng đến hiệu xuất kinh doanh của trang trại, anh Tâm cười lớn nói, "Chúng tôi đã có đầu ra chắc chắn rồi nên dịch cũng không ảnh hưởng nhiều đến việc kinh doanh, hơn nữa 5 loài này càng để lâu chúng càng lớn, số lượng nhiều dẫn đến việc doanh thu cũng sẽ tăng theo".


Trai xứ Thanh thu lãi hàng tỷ mỗi năm nhờ nuôi 5 loài ít khi bị mắc bệnh - Ảnh 16.

Các nghiên cứu Y học hiện nay, bọ cạp rất giàu Protein, Calcium và Acid amin được chứng minh rất tốt cho sức khỏe. Do đó, bọ cạp được nhiều nhà hàng thu để chế biến các món ăn độc đáo, đưa vào thực đơn giúp thu hút thực khách. Tuy nhiên, để chế biến món ăn côn trùng này đòi hỏi kinh nghiệm, nếu không sẽ gây độc có thể dẫn đến chết người.


img
img
img

Hiện giá bán bò cạp thành phẩm có khoảng 400.000/kg.

Ngoài bán côn trùng thành phẩm, anh còn chuyển giao kỹ thuật sau đó đứng ra làm đầu mối thu mua cho những hộ kinh doanh khác trong vùng.


Trai xứ Thanh thu lãi hàng tỷ mỗi năm nhờ nuôi 5 loài ít khi bị mắc bệnh - Ảnh 19.

Cà cuống là côn trùng thủy sinh, thuộc bộ Cánh cứng,cơ thể dẹt hình lá, thân dài từ 8 - 12cm, bề ngang 3cm, màu nâu vàng có sọc đen, bề ngoài thoáng qua giống hệt con gián lớn.

Theo anh Tâm, cà cuống cũng là một loài nuôi khá khó, nhưng sau nhiều lần thử nghiệm, hiện tại quy mô nuôi cà cuống của anh đã được nhân rộng rất nhiều.


img
img

Hiện tại, giá cà cuống có giá khoảng 2 triệu đồng/kg, loại côn trùng này gần như tuyệt chủng trong tự nhiên. Tuy nhiên đây lại là loại rất có giá trị về Đông y, hoặc trong chế biến các món nước chấm đặc sản.


NGỌC HẢI
Tin cùng chuyên mục
Xem theo ngày Xem