FBI và cuộc săn lùng "bóng ma" trong vô vọng suốt 50 năm

Bạch Dương Thứ sáu, ngày 03/07/2020 16:33 PM (GMT+7)
Vào một ngày tháng 8/1970, sinh viên Đại học Wisconsin Leo Burt đến gần người cựu trợ giảng môn báo chí của mình tại hội nghị sinh viên.
Bình luận 0

Chàng trai 22 tuổi cảm ơn thầy đã khuyến khích anh viết bài cho một tờ báo cánh tả của sinh viên, trong đó kể về những cuộc biểu tình dữ dội chống chiến tranh Việt Nam trong ký túc xá, và cũng là nơi lập trường chính trị của anh ta trở nên cực đoan. Burt nói tạm biệt thầy vì đang có kế hoạch sống ẩn dật ở Canada vì những lý do không thể nói ra.

FBI và cuộc săn lùng "bóng ma" trong vô vọng suốt 50 năm - Ảnh 1.

Ảnh Leo Burt chụp năm 1969 (trái) và mô phỏng chân dung ông ta hiện nay. Ảnh: CNN.

Trợ giảng Jack Holzhueter nhớ lại: “Chỉ 10 ngày sau đó, cậu ấy xuất hiện trên vô tuyến. Và tôi đã sốc khi biết Leo đã tham gia" vụ đánh bom đại học Wissconsin để phản đối cuộc chiến tranh tại Việt Nam.

Tuần này, trường đại học Wisconsin sẽ kỷ niệm sự kiện trên bằng việc mở một phòng thu trong thư viện, nơi mọi người có thể kể lại những kỷ niệm của mình về vụ đánh bom để đưa vào tư liệu của trường. Một tấm bia nhỏ tưởng nhớ Robert Fassnacht, nhà khoa học 33 tuổi thiệt mạng trong vụ đánh bom, là bằng chứng duy nhất còn lại cho biết thảm kịch đã xảy ra.

Burt và ba người cực đoan khác đã đánh cắp một chiếc xe tải, chở đầy phân bón và chất đốt đến cổng Trung tâm nghiên cứu toán quân sự của Trường Sterling Hill, và phóng hỏa vào đầu giờ sáng ngày 24/8/1970. Vụ nổ đã làm thiệt mạng một nhà nghiên cứu vật lý, và làm bị thương 26 người, gây thiệt hại hàng triệu USD. Đây là vụ đánh bom lớn nhất nước Mỹ cho đến khi xảy ra vụ đánh bom thành phố Oklahoma năm 1995.

Ba trong bốn thủ phạm đã bị bắt trong những năm 1970 và bị kết án tù vài năm. Một người là Karl Armstrong, chủ một quán nước giải khát gần nơi đánh bom. Người thứ hai, anh trai của Armstrong là Dwight, đã qua đời vì ung thư phổi. Người thứ ba là David Fine, hiện đang làm việc tại Portland (bang Oregon, tây bắc Mỹ).

Một số phần tử cực đoan khác trong khu vực đó đã bị bắt, gần đây nhất là Kathleen Ann Soliah, thành viên nhóm cánh tả Symbionese Liberation Army, bị bắt tại Minnesota năm 1999. Nhưng không ai biết điều gì đã xảy ra với Leo Burt, một tín đồ công giáo Ailen ở ngoại ô Philadelphia, đến Wisconsin theo học Trường si quan dự bị của Không quân Mỹ (ROTC) và tham gia một đội chèo thuyền. Nếu còn sống, năm nay Burt đã 72 tuổi.

Những người biết Burt vẫn còn nhớ anh này là một sinh viên chăm chỉ, nhanh nhẹn và sống có kỷ luật. Họ ngày càng tin rằng anh sẽ không bao giờ bị bắt.

Khi được hỏi làm sao Burt tránh được chính quyền trong khi hai anh em của anh thì không, Armstrong cười lớn: “Có thể vì cậu ấy là láu cá hơn”. Ông giải thích rằng Dwight đã tâm sự với người khác về danh tính của hai anh em họ.

Armstrong cho rằng FBI nên ân xá cho Burt để ông ta trở về, vì lịch sử đã chứng minh rằng cuộc chiến tranh ở Việt Nam là một sai lầm. Ông nói vụ đánh bom “là một việc tốt phải làm khi đó”, hơn nữa họ cũng không có ý định làm ai bị thương.

Tuy nhiên, Chris Cole, một nhân viên giám sát của FBI theo dõi truy tìm Burt, cho biết cái chết của Fassnacht khiến vụ việc vẫn đang được quan tâm. Fassnacht, cha của ba đứa trẻ, đã “không làm gì ngoài công việc của mình, vậy mà anh đã phải giã từ cuộc sống”.

Các quan chức FBI đang tiếp tục truy nã và treo thưởng 150.000 USD cho ai cung cấp thông tin giúp bắt giữ Burt.

Burt có rất ít người thân, bố và dì của anh đều đã qua đời. FBI cho biết những người thân của Burt đã hợp tác với cơ quan điều tra nhưng không thể tìm ra manh mối nào về nơi ẩn náu của Burt. Một người em cùng cha khác mẹ của Burt là Donald Burt từ chối bình luận.

Joe Brennan, một nhà báo có cha từng tham gia đội chèo thuyền với Burt ở trường Monsignor Bonner tại Drexel Hill (bang Pennsynavia), cho biết ông tin là Burt còn sống dưới danh tính một người khác ở Canada. Ông nói là Burt có thói quen đến đây du lịch vào mùa hè để xem đua thuyền. Brenan, người sẽ công bố một bản thảo về Burt, bày tỏ tin tưởng rằng Burt sẽ tiếp tục giấu mình được vì “đơn giản anh ấy là một người rất kỷ luật và đầy nghị lực, hoàn toàn khác với các sinh viên cực đoan khác mà bạn thấy thời đó”.

Cựu huấn luyện viên đua thuyền của Burt tại Wisconsin, ông Randy Jablonic, cho biết Burt là một trong trong những học sinh chăm chỉ tập luyện nhất mà ông gặp suốt 40 năm trong nghề. “Nếu cậu ấy tiếp tục bền bỉ như vậy, sẽ khó mà tìm thấy cậu ta”.

Burt cũng đã gặp may mắn. Ít lâu sau vụ đánh bom, Phó cảnh sát trưởng hạt Sauk khi đó, ông Daniel Hiller, khi đi tuần tra ở phía tây bắc thị trấn đã phát hiện và chặn một chiếc xe Corvair có màu sắc sặc sỡ giống với mô tả của một người đã nhìn thấy gần nơi xảy ra đánh bom. Bốn người bên trong cho biết đang đi cắm trại, và ông Hiller đã phải để họ đi sau khi cảnh sát Madison không thể cử người đến thẩm vấn họ. Ông Hiller nhớ lại rằng Leo Burt là người đeo cặp kính tròn ngồi phía sau xe.

Burt vẫn nằm trong danh sách “truy nã số 1” kể từ năm 1976. FBI cho biết 463 trên tổng số 494 đối tượng trong danh sách có từ năm 1950 đã bị bắt.

Holzhueter, vị trợ giảng từng khuyến khích Burt viết bài cho tờ Daily Cardinal, cho biết ông vẫn đến thăm nơi đã gặp Burt lần cuối trước khi anh biến mất. Ông nói: “Dù Leo có làm gì, cậu ấy đều rất nguyên tắc. Đó là một người chính trực, chứ không đơn giản là một kẻ sát nhân như ai đó nói".

Mời các bạn đồng hành cùng báo Dân Việt trên mạng xã hội Facebook để nhanh chóng cập nhật những tin tức mới và chính xác nhất.
Tin cùng chuyên mục
Xem theo ngày Xem