Fed tiếp tục tăng lãi suất, nền kinh tế Mỹ sẽ bị "một số đau đớn"

Huỳnh Dũng Chủ nhật, ngày 28/08/2022 10:38 AM (GMT+7)
Jerome Powell cho biết, Fed tiếp tục tăng lãi suất với quyết tâm chống lại lạm phát ngay cả khi nó mang lại nỗi đau kinh tế cho nước Mỹ.
Bình luận 0

Nước Mỹ và 'một số nỗi đau' phía trước khi Fed chiến đấu để giảm lạm phát

Theo đó, Chủ tịch Cục Dự trữ Liên bang Hoa Kỳ (Fed)  Jerome Powell hôm 26/8 cam kết rằng, họ sẽ "sử dụng các công cụ một cách mạnh mẽ" để chống lại lạm phát vẫn đang ở gần mức cao nhất trong hơn 40 năm qua.

Ở đây, Chủ tịch Cục Dự trữ Liên bang Hoa Kỳ (Fed) Jerome Powell trong hội nghị ngân hàng trung ương các nước tại Jackson Hole (Mỹ) đã đưa ra một cam kết nghiêm khắc vào hôm 26/8 để ngăn chặn lạm phát, ông cũng cảnh báo Fed sẽ tiếp tục tăng lãi suất theo cách sẽ gây ra "một số đau đớn" cho nền kinh tế Mỹ.

Powell không gợi ý về việc liệu Fed sẽ gắn bó với việc tăng lãi suất thêm 75 điểm cơ bản hay giảm xuống một nửa điểm tại cuộc họp chính sách của họ vào tháng tới, ngoại trừ việc nói rằng quyết định sẽ phụ thuộc vào "tổng thể" của dữ liệu. Ảnh: @AFP.

Powell không gợi ý về việc liệu Fed sẽ gắn bó với việc tăng lãi suất thêm 75 điểm cơ bản hay giảm xuống một nửa điểm tại cuộc họp chính sách của họ vào tháng tới, ngoại trừ việc nói rằng quyết định sẽ phụ thuộc vào "tổng thể" của dữ liệu. Ảnh: @AFP.

Trong những phát biểu ngắn gọn và trực tiếp tại một hội nghị kinh tế ở Jackson Hole, Wyo., Powell thừa nhận rằng chi phí đi vay cao hơn có thể sẽ gây ra một số khó khăn trong ngắn hạn cho các gia đình và doanh nghiệp Mỹ. Trong khi đó, tỷ lệ thất nghiệp có thể cao hơn và nền kinh tế có thể tăng trưởng chậm hơn. Nhưng Powell cảnh báo giải pháp thay thế không hiệu quả cho phép lạm phát cao tiếp tục không được kiểm soát sẽ càng tồi tệ hơn. Ông nói: "Nếu không có sự ổn định về giá cả, thì nền kinh tế không có lợi cho bất kỳ ai cả".

Khi nỗi đau đó gia tăng, Powell nói, mọi người không nên mong đợi Fed sẽ nhanh chóng quay trở lại chính sách tiền tệ của mình một cách bình thường hóa cho đến khi vấn đề lạm phát thực sự được khắc phục.

Trong bài phát biểu về chính sách hàng năm rất được mong đợi của mình tại Jackson Hole, Wyoming, Powell khẳng định rằng: "Trong khi lãi suất cao hơn, tăng trưởng chậm hơn hơn và điều kiện thị trường lao động hạ nhiệt hơn sẽ làm giảm lạm phát, nhưng chúng cũng sẽ mang lại một số đau đớn cho các hộ gia đình và doanh nghiệp Mỹ; Đây là những chi phí nảy sinh đáng tiếc của việc chống lại lạm phát. Còn không, sự thất bại trong việc khôi phục sự ổn định giá cả sẽ đồng nghĩa với nỗi đau sẽ lớn hơn rất là nhiều".

Nhận xét này được đưa ra trong bối cảnh có những dấu hiệu cho thấy lạm phát có thể đã đạt đỉnh nhưng chưa có dấu hiệu giảm rõ rệt.

Powell thừa nhận rằng việc Fed tiếp tục thắt chặt tín dụng sẽ gây ra đau đớn cho nhiều hộ gia đình và doanh nghiệp vì lãi suất cao hơn của nó tiếp tục làm chậm nền kinh tế và có khả năng dẫn đến mất việc làm. Ảnh: @AFP.

Powell thừa nhận rằng việc Fed tiếp tục thắt chặt tín dụng sẽ gây ra đau đớn cho nhiều hộ gia đình và doanh nghiệp vì lãi suất cao hơn của nó tiếp tục làm chậm nền kinh tế và có khả năng dẫn đến mất việc làm. Ảnh: @AFP.

Bên cạnh đó, một công cụ đo lường được theo dõi chặt chẽ, chỉ số giá tiêu dùng cá nhân Mỹ, cho thấy chỉ số ít thay đổi tích cực trong tháng 7/2022, phần lớn là do chi phí năng lượng giảm chút ít nhưng không đáng kể.

Tuy nhiên, Powell cảnh báo rằng trọng tâm của Fed bao gồm hơn một hoặc hai tháng tới họ sẽ tiếp tục thúc đẩy lãi suất cho đến khi lạm phát giảm xuống gần với mục tiêu dài hạn là mức chỉ còn 2%.

Fed chống lại các đề nghị yêu cầu chính sách nới lỏng quá sớm

Ông nói: "Chúng tôi đang chuyển quan điểm chính sách của mình một cách có chủ đích đến mức đủ hạn chế để đưa lạm phát trở về mức 2%. Nhìn về tương lai, ông nói thêm rằng "việc khôi phục ổn định giá cả có thể sẽ đòi hỏi phải duy trì lập trường chính sách hạn chế tài chính trong một thời gian". Và ông cũng đưa cảnh báo mạnh mẽ chống lại các đề nghị yêu cầu chính sách nới lỏng quá sớm".

Nền kinh tế Mỹ đang trải qua những quý tăng trưởng GDP âm liên tiếp, vốn là một định nghĩa phổ biến về suy thoái. Jeffrey Roach, nhà kinh tế trưởng tại LPL Financial, cho biết: "Về bản chất, Powell đang nói rõ rằng ngay bây giờ, chống lạm phát quan trọng hơn là hỗ trợ tăng trưởng kinh tế".

Fed chống lại các đề nghị yêu cầu chính sách nới lỏng quá sớm. Ảnh: @AFP.

Fed chống lại các đề nghị yêu cầu chính sách nới lỏng quá sớm. Ảnh: @AFP.

Powell nói: "Ổn định giá cả là trách nhiệm của Cục Dự trữ Liên bang và đóng vai trò là nền tảng của nền kinh tế của Mỹ. Nếu không có sự ổn định về giá cả, nền kinh tế không hoạt động cho bất kỳ ai".

Các thị trường đang chờ đợi cuộc họp tiếp theo của Fed vào tháng 9 để xem liệu Ủy ban Thị trường Mở Liên bang đang thiết lập lãi suất có ban hành mức tăng lãi suất thêm 75 điểm cơ bản lần thứ ba liên tiếp hay không. Powell cho biết quyết định "sẽ phụ thuộc vào tổng số dữ liệu đến và triển vọng theo dõi chỉ số phát triển kinh tế. Tại một số thời điểm, khi lập trường của chính sách tiền tệ được thắt chặt hơn nữa, nó có khả năng trở nên thích hợp để làm chậm tốc độ tăng trưởng của lạm phát".

Xác suất cho một động thái mức tăng lãi suất thêm 75 điểm cơ bản lần thứ ba liên tiếp là 54,5%

Hiện các nhà giao dịch đang định giá sau bài phát biểu của Powell, xác suất cho một động thái mức tăng lãi suất thêm 75 điểm cơ bản lần thứ ba liên tiếp là 54,5%, theo thước đo dự đoán FedWatch của CME Group.

"Tôi nghĩ rằng thông điệp này là mạnh mẽ và đúng đắn", Loretta Mester, chủ tịch Ngân hàng dự trữ liên bang Cleveland, một trong 12 ngân hàng khu vực của FED, nói trong một cuộc phỏng vấn với Bloomberg TV sau bài phát biểu của Powell rằng.: "Tôi nghĩ rằng chúng ta sẽ phải di chuyển tăng mức lãi suất ngắn hạn lên ... trên 4% và có lẽ cần phải giữ chúng ở mức đó trong năm tới".

Ông cũng cho biết, Fed muốn tránh bóp méo thị trường việc làm và tìm cách trấn an người Mỹ đang đối mặt với nguy cơ kép là tỷ lệ thất nghiệp gia tăng và lạm phát vẫn ở mức cao.

Xác suất cho một động thái mức tăng lãi suất thêm 75 điểm cơ bản lần thứ ba liên tiếp là 54,5%. Ảnh: @AFP.

Xác suất cho một động thái mức tăng lãi suất thêm 75 điểm cơ bản lần thứ ba liên tiếp là 54,5%. Ảnh: @AFP.

Hy vọng về một trục ôn hòa đã bị dập tắt, ít nhất là vào lúc này

Thật vậy, nhận xét của Powell đã tóm tắt thách thức quan trọng mà không chỉ các nhà hoạch định chính sách của Fed phải đối mặt mà còn hầu hết các ngân hàng trung ương khác từ nước ngoài tại Jackson Hole, những người đang điên cuồng cố gắng kiềm chế đợt bùng phát lạm phát tồi tệ nhất trong bốn thập kỷ qua.

Ryan Detrick, trưởng chiến lược gia thị trường tại Carson Group, cho biết sự thừa nhận thẳng thắn của Powell về việc các hộ gia đình sẽ phải chịu sự bất ngờ và khiến các nhà đầu tư ngạc nhiên về mức độ nghiêm trọng của việc tăng lãi suất để chống lạm phát. "Hy vọng về một trục ôn hòa đã bị dập tắt, ít nhất là vào lúc này".

David Baskin, người sáng lập Baskin Wealth Management ở Toronto, cho biết: "Tôi không ngạc nhiên về bất cứ điều gì mà anh ấy phải nói. Nỗi sợ hãi lớn nhất mà các chủ ngân hàng trung ương có là lạm phát sẽ khó thoát khỏi họ, và điều đó có nghĩa là mọi người sẽ ám ảnh với kịch bản lạm phát sẽ tiếp tục ở mức cao".

Fed đang sử dụng một bài học từ quá khứ làm kim chỉ nam cho chính sách hiện tại

Đút kết lại, không quá khó để nhận ra việc Fed đang sử dụng một bài học từ quá khứ làm kim chỉ nam cho chính sách hiện tại. Cụ thể, Powell cho biết lạm phát của 40 năm trước cung cấp cho Fed hiện tại ba bài học: Các cơ quan như Fed chịu trách nhiệm quản lý lạm phát, rằng kỳ vọng kiểm soát kịp thời là quan trọng và cho rằng "chúng ta phải duy trì nó cho đến khi hoàn thành công việc".

Powell lưu ý rằng việc Fed không thể hành động mạnh mẽ trong những năm 1970 đã gây ra sự kéo dài lạm phát cao, dẫn đến các đợt tăng lãi suất hà khắc vào đầu những năm 1980. Trong trường hợp đó, Chủ tịch Fed khi đó là Paul Volcker đã kéo nền kinh tế suy thoái để chế ngự lạm phát gây ra nhiều hệ lụy khôn lường.

Fed đang sử dụng một bài học từ quá khứ làm kim chỉ nam cho chính sách hiện tại. Ảnh: @AFP.

Fed đang sử dụng một bài học từ quá khứ làm kim chỉ nam cho chính sách hiện tại. Ảnh: @AFP.

Trong khi tuyên bố nhiều lần rằng ông không nghĩ suy thoái là một kết quả không thể tránh khỏi đối với nền kinh tế Mỹ, Powell lưu ý rằng việc quản lý kỳ vọng kiểm soát kịp thời là rất quan trọng nếu Fed muốn tránh một kết quả giống như Volcker từng làm.

"Một giai đoạn dài của chính sách tiền tệ rất hạn chế cuối cùng là cần thiết để ngăn chặn lạm phát cao và bắt đầu quá trình đưa lạm phát xuống mức thấp và ổn định, vốn là tiêu chuẩn trọng yếu", Powell nói: "Mục đích của chúng tôi là tránh kết quả đó bằng cách hành động với quyết tâm ngay bây giờ".

Chỉ số bình quân công nghiệp của Hoa Kỳ mất hơn 1.000 điểm

Sau phát biểu đầy mạnh mẽ, quyết liệu, mang đậm tính tiêu cực của Chủ tịch Cục Dự trữ Liên bang (Fed) Jerome Powell tại hội nghị Jackson Hole, thị trường chứng khoán Mỹ rơi vào cơn hỗn loạn khi bị bán tháo ồ ạt. Theo đó, ông Powell khẳng định sẽ sử dụng các công cụ tài chính một cách triệt để đối phó với tình trạng lạm phát ở mức cao nhất trong 40 năm qua.

Kết thúc phiên giao dịch ngày 27/8, Dow Jones (DJI)- chỉ số bình quân công nghiệp của Hoa Kỳ. Đây là 1 trong 3 chỉ số quan trọng bậc nhất trên thị trường chứng khoán Hoa Kỳ đã bốc hơi hơn 1.000 điểm, tương đương 3,03%, xuống 32.278,22 điểm; S&P 500 giảm 141,46 điểm, tương đương 3,37%, xuống còn 4057,66 điểm; Nasdaq 100 giảm 497,55 điểm, tương đương 3,94%, xuống còn 12.141,52 điểm. Như vậy, có thể thấy mức tăng trưởng của cả 3 chỉ số chứng khoán chính trong tháng 8 đều bị xóa sổ, quay về thời điểm ngày 27/7.

Huỳnh Dũng  -Theo CNBC/NPR/Reuters

Mời các bạn đồng hành cùng báo Dân Việt trên mạng xã hội Facebook để nhanh chóng cập nhật những tin tức mới và chính xác nhất.
Tin cùng chuyên mục
Xem theo ngày Xem