G20: Trump tiết lộ kế hoạch B trong đàm phán với Trung Quốc

Văn Giang (Theo Sputnik) Thứ bảy, ngày 29/06/2019 09:00 AM (GMT+7)
Tổng thống Mỹ Donald Trump trong một cuộc phỏng vấn với Fox Business News cho biết ông có "kế hoạch B" trong đàm phán với Trung Quốc.
Bình luận 0

img

Tổng thống Mỹ Trump và Chủ tịch Trung Quốc Tập Cận Bình.

Trump nhấn mạnh sẽ vui mừng áp đặt mức thuế mới cho 300 tỷ USD hàng nhập khẩu còn lại từ Trung Quốc, nếu không đạt được một thỏa thuận tốt sau cuộc họp với Chủ tịch Trung Quốc Tập Cận Bình. Trước đó, Bộ trưởng Tài chính Mỹ Stephen Mnuchin nói thỏa thuận đã hoàn tất 90%.

Cuộc hội đàm giữa hai nhà lãnh đạo dự kiến ​​diễn ra vào ngày thứ hai tại hội nghị thượng đỉnh G20 - ngày 29/6. Đầu tuần này, các nhà đàm phán Mỹ và Trung Quốc - Đại diện Thương mại Robert Lightheiser và Bộ trưởng Tài chính Mỹ Stephen Mnuchin cùng với  Phó Thủ tướng Trung Quốc Lưu Hạc đã có cuộc hội đàm qua điện thoại. Mnuchin tuyên bố thỏa thuận đã sẵn sàng đến 90%, tuy nhiên ông lại từ chối đánh giá khả năng đạt được bất kỳ thỏa thuận nào sau cuộc gặp của lãnh đạo hai nước.

Trung Quốc cần thỏa thuận hơn Mỹ?

Trước thềm cuộc họp, Tổng thống Mỹ Donald Trump đã trả lời phỏng vấn hãng Fox Business News. Ông có vẻ kiên quyết tuyên bố Trung Quốc cần đến thỏa thuận này nhiều hơn Mỹ. Do đó, rất có thể là người Trung Quốc sẽ nhượng bộ. Đồng thời, Trump nhấn mạnh, nếu vẫn không đạt được một thỏa thuận tốt, thì sẽ không có thỏa thuận nào cả. Mỹ như tổng thống Mỹ nói, sẽ nhận được hàng tỷ đô la vào kho bạc nhà nước dưới dạng thuế hải quan, và sẽ vui vẻ nhận thêm. Sau khi đến Osaka,  trước Trump một vấn đề nan giải có thể nảy sinh: liệu có nên áp thuế đối với hàng nhập khẩu còn lại từ Trung Quốc - ở mức 300 tỷ USD. Và mức thuế quan là bao nhiêu? Ban đầu Trump đe dọa 25% , nhưng trong cuộc phỏng vấn với Fox Business News, ông nói có thể thỏa hiệp - 10%.

Mặc dù thực tế giới chính trị của Mỹ trong vấn đề đối đầu với Trung Quốc hiện đang có sự đồng thuận chưa từng có giữa cả hai đảng Dân chủ và Cộng hòa, các quan điểm về mức độ áp thuế quan vẫn khác nhau. Những người diều hâu trong chính sách đối ngoại như Peter Navarro khẳng định tất cả hàng xuất khẩu của Trung Quốc nên bị đánh thuế. Các đại diện giới doanh nghiệp và tài chính, đại diện là Stephen Mnuchin, thấy rằng toàn cầu hóa dòng chảy tài chính là trung tâm sự thịnh vượng của chính họ, và do đó tin rằng áp thuế không phải là một giải pháp. Về bản chất, đó là cuộc chiến thuế quan do một nhóm người rất hẹp ở Washington ủng hộ, giám đốc Viện các vấn đề WTO của Đại học Kinh tế và Thương mại Quốc tế Trung Quốc Tu Xinjuan nói với Sputnik

"Nếu nhìn vào tình hình bên trong nước Mỹ, tôi nghĩ rằng hầu hết người Mỹ không muốn có chiến tranh thương mại. Mọi người không muốn áp thuế nhập khẩu lên các sản phẩm Trung Quốc, vì thu nhập từ thuế hải quan không thể so sánh với thiệt hại cho nền kinh tế Mỹ. Do đó, thuế quan chỉ được coi là một biện pháp răn đe Trung Quốc nhằm thúc đẩy nước này thực hiện một số bước nhất định để giải quyết các vấn đề nảy sinh trong quan hệ giữa hai nước. Đó là bằng sự đe dọa áp thuế, Mỹ hy vọng sẽ gây áp lực lên Trung Quốc và buộc nước này phải chấp nhận một số điều kiện nhất định. Còn liệu việc áp thuế quan là một điều có ích, thì chỉ có chính ông Trump và một nhóm nhỏ những người xung quanh là chắc chắn. Nói chung, những lời nói của Trump thường không phù hợp với những hành động tiếp theo của ông, vì vậy chúng tôi không thể hiểu được cách ông ta suy nghĩ".

Theo nhiều nhà quan sát, Tổng thống Donald Trump không tính đến thực tế là có thể gây áp lực lên Bắc Kinh chỉ đến một giới hạn nhất định. Cho dù một cuộc chiến thương mại có khó khăn như thế nào đối với Trung Quốc, họ sẽ không nhượng bộ trong bất kỳ trường hợp nào. Đó là trước hết, Mỹ yêu cầu Bắc Kinh cơ cấu lại tất cả các chính sách công nghiệp và ngừng hỗ trợ các công ty nhà nước. Đây là một yêu cầu vô điều kiện đối với Trung Quốc để loại bỏ các hạn chế thuế quan, nhưng đồng thời bảo tồn khả năng Mỹ áp đặt thuế nhập khẩu để đảm bảo Trung Quốc thực hiện nghĩa vụ của mình. Trung Quốc đã nhiều lần nhấn mạnh rằng họ không muốn một cuộc thương chiến và sẵn sàng nhượng bộ, nhưng chỉ khi phía Mỹ sẽ có những đối xử bình đẳng .

Mỹ-Trung sẽ đối mặt với đàm phán khó khăn nhất

Trong tháng trước, giới truyền thông hàng đầu Trung Quốc, bao gồm cả Nhân dân Nhật báo không ngừng gửi các thông điệp đến Washington nói rằng Trung Quốc không muốn có một cuộc chiến thương mại, nhưng cũng chưa sẵn sàng nhượng bộ cho một thỏa thuận xấu. Hy vọng vào  sự tiến bộ lớn sau cuộc gặp sắp tới của hai nhà lãnh đạo là khá yếu ớt. Ở Bắc Kinh, về mặt tâm lý, đã chuẩn bị cho sự leo thang hơn nữa và mức thuế thương mại mới từ Mỹ, Tu Xinjuan nói.

"Ông Trump luôn làm điều này: một mặt, ông nói về sự cần thiết phải đàm phán, mặt khác, ông đe dọa áp dụng các biện pháp nếu hai bên không thể đồng thuận. Nhưng với cá nhân tôi, dường như kế hoạch này không còn ý nghĩa gì nữa, vì Trung Quốc đã chuẩn bị tinh thần cho thực tế là tất cả hàng xuất khẩu của Trung Quốc sẽ bị Mỹ áp thuế. Nếu họ muốn giới thiệu mức thuế mới, hãy để họ thực hiện. Chúng tôi không thể làm gì ở đây. Tất nhiên, Trung Quốc muốn đàm phán, muốn giải quyết vấn đề này. Nhưng chúng tôi đã công bố các điều kiện của mình và nếu Mỹ không muốn chấp nhận chúng, có thể sẽ không có thỏa thuận. Chúng tôi không lo ngại nhiều về điều này».

Trong trường hợp tốt nhất, theo các chuyên gia, có thể ngăn chặn việc gia tăng thuế quan mới từ phía Mỹ và đạt được thỏa thuận về cần thiết phải nối lại các cuộc đàm phán thương mại song phương. Và nếu điều này xảy ra, Mỹ và Trung Quốc chắc chắn sẽ phải đối mặt với các cuộc đàm phán khó khăn nhất, vì cả hai bên đã liên tục tuyên bố công khai họ chưa sẵn sàng cho những nhượng bộ đáng kể.

Mời các bạn đồng hành cùng báo Dân Việt trên mạng xã hội Facebook để nhanh chóng cập nhật những tin tức mới và chính xác nhất.
Tin cùng chuyên mục
Xem theo ngày Xem