Thứ sáu, 26/04/2024

Gạo giúp các nước châu Á giảm rủi ro lạm phát thực phẩm

09/03/2022 6:30 PM (GMT+7)

Xung đột Nga - Ukraine đã dẫn đến tình trang gián đoạn quy mô toàn cầu được cho có thể gây ảnh hưởng đến chuỗi cung ứng lương thực, khiến giá thực phẩm tăng mạnh. Tuy nhiên, các nước châu Á có thể tránh được nguy cơ này nhờ “tình yêu” đặc biệt với gạo.

Gạo giúp các nước châu Á giảm rủi ro lạm phát thực phẩm - Ảnh 1.

Người nông dân vác bao gạo tại Manila, Philippines. Ảnh: Bloomberg

Gạo là thực phẩm phổ biến với người châu Á, thay vì lúa mì. Nhà kinh tế học Jules Hugot tại Ngân hàng Phát triển châu Á cho biết giá gạo thường khá ổn định.

Trong khi đó, xung đột Nga - Ukraine chủ yếu gây ảnh hưởng đến nguồn cung cấp lúa mì của thế giới. Nga và Ukraine vốn chiếm tới 1/4 lượng xuất khẩu lúa mì toàn cầu.

Hãng tin Bloomberg (Mỹ) cho biết giá lúa mì đã leo lên mức cao kỷ lục. Kể từ khi chiến dịch quân sự đặc biệt của Nga được khởi động vào 24/2, giá lúa mì giao sau đã tăng gần 50%. Mức giá tăng gây lo ngại đặc biệt với những quốc gia phụ thuộc vào nguồn cung lúa mì nước ngoài.

Ngoài ra giá phân bón tăng vọt cũng gây áp lực lên giá lương thực bởi Nga là một trong những nhà sản xuất phân bón hàng đầu thế giới. Giá cao có thể khiến người nông dân hạn chế sử dụng phân bón, khiến sản lượng giảm và đẩy giá thực phẩm cao hơn nữa.

Hiện chưa rõ căng thẳng tại Ukraine sẽ kéo dài đến khi nào nhưng các chuyên gia cho rằng sự kiện này có thể tác động đến vụ trồng trọt ngô và hoa hướng dương vào mùa Xuân tại nước này, tiếp tục gây ảnh hưởng đến nguồn cung cho thị trường toàn cầu.

Ông Hugot cho biết trong cùng thời điểm các quốc gia châu Á có thể tìm kiếm nguồn thay thế cho dòng chảy thương mại bị gián đoạn bởi xung đột, ví dụ nhập khẩu lúa mì từ Kazakhstan và sử dụng dầu cọ từ Đông Nam Á thay thế dầu hướng dương.

Lạm phát giá thực phẩm được kiềm chế tại châu Á nhờ gạo là thực phẩm phổ biến và giá thịt lợn đã giảm khi Trung Quốc mở rộng quy mô chăn nuôi. Theo ông Hugot, chuỗi cung cứng đã trở nên linh hoạt hơn sau đại dịch và các quốc gia đang theo đuổi chiến lược đa dạng hóa để đẩy mạnh an ninh lương thực.

Bình luận của bạn
(*) Nội dung bắt buộc cần có
Bình luận
Xem thêm bình luận

Nhập thông tin của bạn

Phiên đấu thầu vàng lần thứ 2 bị huỷ: Chuyên gia tài chính nói gì?

Phiên đấu thầu vàng lần thứ 2 bị huỷ: Chuyên gia tài chính nói gì?

Phiên đấu thầu 16.800 lượng vàng miếng sáng nay (ngày 25/4) tiếp tục bị huỷ. Ngân hàng Nhà nước thông báo nguyên nhân do chỉ có 1 đơn vị nộp phiếu dự thầu.

Tạm biệt trường chuyên cấp 2: Những vấn đề còn bỏ ngỏ

Tạm biệt trường chuyên cấp 2: Những vấn đề còn bỏ ngỏ

Rào cản lớn nhất hiện nay là những góc nhìn không đồng thuận với sự tồn tại của "trường chuyên, lớp chọn" từ cấp THCS. Nhưng đừng quên nhu cầu giáo dục trong một xã hội đang phát triển là rất đa dạng.

Vì sao tỉ giá chưa hạ nhiệt dù Ngân hàng Nhà nước tuyên bố bán USD can thiệp?

Vì sao tỉ giá chưa hạ nhiệt dù Ngân hàng Nhà nước tuyên bố bán USD can thiệp?

Giá USD ở các ngân hàng thương mại tiếp tục tăng lập đỉnh mới sau thông tin Ngân hàng Nhà nước bắt đầu bán ngoại tệ can thiệp thị trường từ 19-4

Động thái lạ của đơn vị chế biến khi giá cà phê tăng phi mã

Động thái lạ của đơn vị chế biến khi giá cà phê tăng phi mã

Giá cà phê nhân đã thiết lập kỷ lục mới khi đạt mức hơn 123.000 đồng/kg. Nguyên liệu tăng giá nhưng qua khảo sát, các sản phẩm chế biến sâu phục vụ khách hàng vẫn “nằm im’.

Ế khách thuê xe tự lái chơi lễ

Ế khách thuê xe tự lái chơi lễ

Kỳ nghỉ lễ 30-4 và 1-5 kéo dài 5 ngày được xem là cơ hội cho các ứng dụng (app) cho thuê xe tự lái "hốt bạc". Song thực tế, đến thời điểm này, số lượng khách đặt thuê xe mới đạt khoảng 20%, thấp hơn mức 50% trong dịp lễ này năm ngoái.

Diễn biến bất ngờ của tỷ giá sau khi Ngân hàng Nhà nước bán USD can thiệp

Diễn biến bất ngờ của tỷ giá sau khi Ngân hàng Nhà nước bán USD can thiệp

Dù Ngân hàng Nhà nước bán USD can thiệp thị trường, giá USD trên thị trường tự do sáng nay (20/4) vẫn tiếp tục tăng, trong khi giá USD ở các ngân hàng cũng duy trì quanh vùng đỉnh.