Giá cà phê nhân Đắk Lắk hôm nay: Giá lên xuống thất thường, bón phân hữu cơ cho cây cà phê có lợi ích gì?

Duy Hậu Chủ nhật, ngày 02/01/2022 05:52 AM (GMT+7)
Giá cà phê nhân Đắk Lắk hôm nay lại tiếp tục biến động. Trong tuần, cùng với giá cà phê Đắk Lắk, cà phê tại các tỉnh Tây Nguyên giá cũng lên, xuống thất thường. Bón phân hữu cơ sinh học cho cây cà phê có lợi ích gì?
Bình luận 0

Giá cà phê nhân Đắk Lắk hôm nay lại tiếp tục biến động, thời tiết bất thường nông dân lo lắng

So với mức giá đầu tuần, giá cà phê nhân Đắk Lắk hôm nay giảm 200 đồng/kg. Nếu tuần trước, giá cà phê đi ngang 4 ngày liên tục thì trong tuần này, giá cà phê Đắk Lắk lại tăng, giảm liên tục.

Giá cà phê Đắk Lắk hôm nay: Biến động liên tục, bón phân hữu cơ sinh học có lợi ích gì? - Ảnh 1.

Biến động giá cà phê nhân trong tuần tại các tỉnh Tây Nguyên. Đồ họa: Duy Hậu.

Cũng như Đắk Lắk, các tỉnh Tây Nguyên còn lại, giá cà phê cũng biến động theo. Thời điểm cuối tuần, giá cà phê trung bình tại Đắk Lắk là 41.500 đồng/kg. 3 tỉnh Đắk Nông, Gia Lai và Kon Tum cùng có giá như nhau, đạt 41.400 đồng/kg. Riêng Lâm Đồng, giá cà phê vẫn ở mức thấp nhất, được mua với giá 40.700 đồng/kg.

Giá cà phê Đắk Lắk hôm nay: Biến động liên tục, bón phân hữu cơ sinh học có lợi ích gì? - Ảnh 2.

Nông dân huyện Krông Năng (Đắk Lắk) thu hoạch những cây cà phê cuối cùng. Ảnh: Duy Hậu.

Thông tin từ thị trường cà phê thế giới, kết thúc phiên giao dịch cuối năm, giá cà phê Robusta trên sàn ICE Europe – London sụt giảm. Kỳ hạn giao ngay tháng 3 giảm 3 USD, xuống 2.370 USD/tấn và kỳ hạn giao tháng 5 giảm 2 USD, còn 2.310 USD/tấn, các mức giảm nhẹ. Khối lượng giao dịch rất thấp dưới mức trung bình.

Tương tự, giá cà phê Arabica trên sàn ICE US – New York cùng xu hướng giảm. Kỳ hạn giao ngay tháng 3 giảm thêm 2,75 cent, xuống 226,10 cent/lb và kỳ hạn giao tháng 5 giảm thêm 2,80 cent, còn 226 cent/lb, các mức giảm rất đáng kể. Khối lượng giao dịch ở mức trung bình.

Giá cà phê Đắk Lắk hôm nay: Biến động liên tục, bón phân hữu cơ sinh học có lợi ích gì? - Ảnh 3.

Một vườn cà phê bón phân hữu cơ sinh học ở huyện Đắk Mil (Đắk Nông) cho năng suất cao. Ảnh: Duy Hậu.

Tại Tây Nguyên, vụ thu hoạch cà phê đã bước vào giai đoạn cuối. Đây cùng là thời kỳ cây cà phê bắt đầu phục hồi và trổ bông sau khi có mưa. Tuy nhiên, vào thời điểm này, Tây Nguyên xuất hiện những trận mưa nhỏ. Thời tiết liên tục có gió to.

Điều này khiến nông dân Tây Nguyên vô cùng lo lắng. Bởi nếu đủ nước, cà phê sẽ bung hoa. Nhưng nếu thời tiết vẫn duy trì sức gió như hiện nay thì nông dân cầm chắc một vụ mới thất thu. Lý do là bởi do gió mạnh khả năng thụ phấn của hoa sẽ bị giảm đáng kể.

6 lợi ích khi bón phân hữu cơ sinh học cho cây cà phê

Tại Tây Nguyên, trung bình mỗi năm sản xuất hơn 1,5 triệu tấn cà phê nhân. Với số lượng cà phê nhân này, mỗi năm ở Tây Nguyên có khoảng 500 ngàn tấn vỏ trấu cà phê. Theo đánh giá của Viện Khoa học kỹ thuật Nông lâm nghiệp Tây Nguyên (WASI), vỏ trấu cà phê là một nguồn hữu cơ thô quý giá.

Giá cà phê Đắk Lắk hôm nay: Biến động liên tục, bón phân hữu cơ sinh học có lợi ích gì? - Ảnh 4.

Ngoài hữu cơ, NPK trong vỏ cà phê khá cao (N: 1,95-2,35%, P2O5: 0,27-0,38%, K2O: 1,92-2,22%). Đây là nguồn nguyên liệu quý để sản xuất phân hữu cơ chất lượng tốt bón cho cà phê, hồ tiêu. Chất lượng phân hữu cơ sinh học từ vỏ cà phê ủ bằng men Trichoderma khá cao (pH: 7,0; hữu cơ: 26,5%; Acid humic: 2,2%; Đạm tổng số: 0,83%; Lân tổng số: 1,2%; Kali tổng số: 1,3%).

Vậy làm thế nào để biến vỏ trấu cà phê thành phân bón hữu cơ quý giá? Câu trả lời của các nhà nghiên cứu đó chính là ủ hoai vỏ cà phê. Để quá trình này tiến triển nhanh, chúng ta cần thêm men vi sinh vật thường được sản xuất từ hệ vi sinh vật hữu ích như: Trichoderma, Streptomyses,…

Các men sinh vật này giúp phân hủy nhanh xen-lu-lô và các chất hữu cơ thô khác như: Kitin, lignin, polysaccharide... Đồng thời tạo kháng sinh, phân giải khoáng,… giúp vỏ cà phê phân giải nhanh, có định hướng và tạo ra phân chất lượng cao.

Theo WASI, để ủ hoai vỏ cà phê hiệu quả nhất, cứ mỗi tấn vỏ cà phê, nông dân dùng khoảng 50-100 kg phân chuồng, 20-25 kg lân nung chảy, 10-15 kg vôi, 1-2 kg đường (rỉ mật). Men vi sinh (Trichoderma, Trichomix, Tricho Gold,…): 2-3 kg.

Quy trình ủ được chi làm 4 bước. Đầu tiên nông dân làm ẩm cơ chất, phối trộn phụ gia, giữ độ ẩm từ 55-60%. Tiếp đó, nông dân bắt đầu phối trộn men vi sinh và bắt đầu ủ. Quá trình ủ, nông dân nên dùng rơm rạ, thân cây phân xanh, đậu, bắp,... tủ lên đống ủ, tưới nước nhẹ, dùng vật liệu che tủ kín đống ủ để giữ ẩm và nhiệt.

Sau khi ủ được 3 tuần, nông dân đảo trộn đống ủ và tưới thêm nước nếu thấy thiếu độ ẩm, rồi tiếp tục đậy kín lại. Bước cuối cùng, nông dân trộn bổ sung men vi sinh và bảo quản chờ bón. Sau khi ủ được 2-3 tháng, thấy nhiệt độ đống ủ hạ xuống còn 37-400C là lúc có thể mang bón vào vườn cây.

Cách bón phân hữu cơ sinh học cho cây cà phê

Đối với cà phê kinh doanh, bón 2-5kg/cây/năm. Bón vào thời điểm mưa đều, đất đủ ẩm. Khi bón, nông dân đào rãnh sâu từ 15-20cm, rộng từ 10-20cm sau đó bỏ phân vào rồi lấp lại. Đối với cà phê kiến thiết cơ bản, bón từ 1-2kg/cây/nă, khi mưa đều, đất đủ ẩm. Đối với cà phê trồng mới bón lót từ 1-3kg/hố sau đó trộn đều với đất mặt rồi xả lấp hố.


Mời các bạn đồng hành cùng báo Dân Việt trên mạng xã hội Facebook để nhanh chóng cập nhật những tin tức mới và chính xác nhất.
Tin cùng chuyên mục
Xem theo ngày Xem