Giá dầu ngày 6/9: Lao dốc trước nỗi lo thừa cung hiện hữu

Thu Trang Chủ nhật, ngày 06/09/2020 08:55 AM (GMT+7)
Sự phục hồi kinh tế vẫn khá yếu ớt trước tác động của Covid-19.
Bình luận 0

Hai phiên giao dịch đầu tuần, giá dầu đã tăng khi các biện pháp kích thích toàn cầu củng cố giá cả ngay cả khi nhu cầu đấu tranh để trở lại mức trước đại dịch COVID-19 trong một thị trường có nguồn cung tốt.

Tuy nhiên, ngay sau đó, giá dầu đi xuống. Ngày 3/9, giá dầu thô ngọt nhẹ WTI của Mỹ ước tính đã giảm gần 1% xuống 41,14 USD/thùng, giá dầu thô Brent ước tính giảm hơn 1% xuống 43,86 USD/thùng. Đây là mức thấp nhất kể từ đầu tháng 8, do lo ngại về nhu cầu xăng dầu của Mỹ yếu hơn và sự phục hồi kinh tế chậm chạp do đại dịch Covid-19 vẫn còn đang tăng cao. Nhu cầu xăng của Mỹ trong tuần trước đã giảm xuống 8,78 triệu thùng/ngày từ 9,16 triệu thùng/ngày một tuần trước đó.

Các dữ liệu khác, chẳng hạn như các nhà tuyển dụng tư nhân của Mỹ thuê ít nhân công hơn dự kiến trong tháng thứ hai liên tiếp trong tháng 8, cũng làm dấy lên lo ngại rằng sự phục hồi kinh tế đang bị tụt hậu.

Tuy nhiên, các thị trường dầu mỏ đã thu hút một số sự ủng hộ từ việc Iraq phủ nhận họ đang tìm cách miễn trừ cắt giảm dầu của OPEC trong quý đầu tiên của năm tới.

Nhà sản xuất lớn thứ hai của OPEC cũng cho biết họ có thể tìm cách gia hạn thêm hai tháng cho đến cuối tháng 11 để thực hiện cắt giảm bồi thường bổ sung theo thỏa thuận OPEC .

Chốt phiên giao dịch cuối tuần đà giảm vẫn tiếp diễn. Trên sàn New York Mercantile Exchanghe, giá dầu thô ngọt nhẹ WTI giảm gần 0,1% xuống 41,44 USD/thùng, giá dầu thô Brent ước tính giảm hơn 0,1% xuống 44,05 USD/thùng.

Giá dầu sụt giảm mạnh trong bối cảnh chính phủ Mỹ vừa công bố một loạt các dữ liệu kinh tế kém lạc quan, làm dấy lên lo ngại tình trạng dư cung trên thị trường.

Theo báo cáo được Bộ Lao động Mỹ công bố vào hôm thứ Năm (3/9), số người lần đầu nộp đơn xin trợ cấp thất nghiệp tại nước này đã giảm 130.000 người xuống còn 881.000 người trong tuần cuối cùng của tháng 8.

Tuy nhiên, theo dữ liệu từ Chính phủ cho thấy thâm hụt thương mại đã tăng vọt 18,9% trong tháng 7.

Viện Quản lý cung ứng (ISM) công bố chỉ số PMI phi sản xuất của Mỹ tháng 8 giảm xuống còn 56,9 điểm từ mức 58,1 điểm trong tháng trước. Các chuyên gia cho rằng, từ dữ liệu mới kém khả quan có thể thấy, ảnh hưởng từ chính sách tài khóa và mở cửa trở lại các doanh nghiệp đã phai nhạt.

Giá dầu hôm nay còn bị kéo tụt bởi lo ngại căng thẳng Mỹ - Trung gia tăng sẽ kéo theo các động thái mới của cả 2 nước trên lĩnh vực kinh tế, qua đó sẽ làm chậm, thậm chí kéo tụt mức tiêu thụ năng lượng, trong đó có dầu thô trên thị trường.

Ngoài ra, giá dầu ngày 5/9 còn chịu tác động bởi hiệu ứng tâm lý khi giới đầu tư đồng loạt bán tháo tài sản chứng khoán, khiến các thị trường chứng khoán đồng loạt giảm điểm mạnh.

img

Giá dầu tiếp tục lao dốc

Tại thị trường Việt Nam, ngày 6/9, giá bán các mặt hàng xăng dầu tiêu dùng phổ biến trên thị trường không cao hơn mức giá:

Xăng E5RON92: không cao hơn 14.409 đồng/lít;

Xăng RON95-III: không cao hơn 15.114 đồng/lít;

Dầu diesel 0.05S: không cao hơn 11.961 đồng/lít;

Dầu hỏa: không cao hơn 10.125 đồng/lít;

Dầu mazut 180CST 3.5S: không cao hơn 11.183 đồng/kg.

Từ khóa:
Mời các bạn đồng hành cùng báo Dân Việt trên mạng xã hội Facebook để nhanh chóng cập nhật những tin tức mới và chính xác nhất.
Tin cùng chuyên mục
Xem theo ngày Xem