Giá đường thế giới “leo thang”, ngành đường trong nước vẫn “chật vật”

Thanh Phong Thứ ba, ngày 12/04/2022 14:39 PM (GMT+7)
Trước các diễn biến chính trị Nga - Ukraine, giá đường thế giới liên tục tăng mạnh thời gian qua. Tuy nhiên, ngành mía đường trong nước vẫn gặp nhiều khó khăn.
Bình luận 0

Dẫn số liệu từ tổ chức ISO, đại diện Hiệp hội Mía đường Việt Nam (VSSA) cho hay, trong nửa đầu tháng 03/2022, chỉ số giá giao dịch hàng hóa đường thô và đường trắng có xu hướng tăng dưới ảnh hưởng chiến sự Nga – Ukraine.

Cụ thể, giá các loại hàng hóa trên thị trường thế giới đều tăng vọt, đặc biệt đối với dầu thô và hầu hết các loại nông sản và đường cũng không phải là ngoại lệ. Đến nửa cuối tháng 03/2022, tiếp tục có nhiều thông tin hỗ trợ cho giá đường.

Giá dầu tiếp tục ở mức cao, trong khi đó, tại Brazil giá ethanol hydrous đã nhảy vọt lên trên mức giá đường dẫn đến khả năng chuyển đổi 8 triệu tấn đường sang sản xuất ethanol.

Giá đường thế giới “leo thang”, ngành đường trong nước vẫn “chật vật” - Ảnh 1.

Đường Thái Lan vẫn tìm "rửa nguồn" để vào Việt Nam. (Ảnh: VOV)

Ngoài ra, các chỉ báo cũng cho thấy chính phủ Ấn độ có thể giới hạn mức đường xuất khẩu quốc gia ở mức 8 triệu tấn để đối phó với tình hình giá đường tăng cao tại thị trường nội địa cũng đã dẫn đến quan ngại thiếu hụt nguồn cung đường cho thị trường quốc tế và đã hỗ trợ cho cả giá đường thô và đường trắng.

Giá đường thô giao ngay (tính theo giá hàng ngày của ISA) đạt trung bình trong tháng 3/2022 là 19.05 cents/lb tăng vọt so với mức 17.86 cents/lb của tháng 2/2022 và là mức cao nhất trong 4 tháng gần đây.

Chỉ số giá đường trắng ISO cũng tăng mạnh đến mức 528.43 USD/tấn so với mức 488.18 USD/tấn của tháng 2/2022 và là mức giá cao nhất trong 5 năm gần đây. Giá đường trắng tăng mạnh hơn đường thô thể hiện qua chỉ số chênh lệch đường trắng – đường thô (chênh lệch giữa White sugar price index và ISA daily price) trong tháng 3/2022 là 108.37 USD/tấn so với 94.49 USD/tấn và chỉ số này cũng là cao nhất trong khoảng 5 năm gần đây (tính từ tháng 7/2016).

Tuy nhiên, tại thị trường trong nước, số liệu từ VSSA cho thấy, tính đến ngày 29/3/2022, giá các sản phẩm đường kinh trắng, đường tinh luyện, đường vàng dao động 17.300 - 18.800 đồng/kg.

Trong khi đó, các mặt hàng đường có nguồn gốc nhập lậu có giá chỉ khoảng xấp xỉ 17.000 đồng/kg. Theo đại diện VSSA nhận định trong bối cảnh thị trường sau tết mức cầu thấp kết hợp dịch Covid 19 bùng phát phía bắc khiến mức cầu đường, tình trạng đường nhập lậu gia tăng khiến ngành đường gặp nhiều khó khăn.

"Đường nhập lậu và đường nhập khẩu từ các nước ASEAN và cả đường lỏng siro ngô nhập khẩu đang tiếp tục chiếm lĩnh thị trường với ưu thế giá rẻ hơn giá thành đường từ mía, khiến cho đường sản xuất từ mía rất khó tiêu thụ. Các vụ việc được phát hiện trên đây chỉ là phần rất nhỏ của các hoạt động thương mại đường nhập lậu, vì đường Thái Lan và đường Campuchia (thực chất cũng là đường Thái Lan đóng bao Campuchia) xuất hiện tràn ngập trên thị trường với giá rẻ hoặc dưới hình thức đường đóng cây 12 Kg và đường đóng túi 1Kg của các cơ sở sang chiết đóng gói.

Các cơ quan chức năng đã triển khai nhiều hoạt động để ngăn chặn hoạt động gian lận thương mại. Tuy nhiên hoạt động gian lận thương mại đường nhập lậu bùng phát cuối từ tháng 12/2021 cho đến nay vẫn chưa giảm nhiệt, cho thấy công tác đấu tranh chống gian lận thương mại đương nhập lậu vẫn còn nhiều kẽ hở, và đang bị các đối tương kinh doanh phi pháp lợi dụng", đại diện VSSA đánh giá.

Theo số liệu từ VSSA, trong tháng 03/2022 đa số các nhà máy của ngành đường Việt Nam đã hoàn thành vụ mía 2021/22, còn lại một vài nhà máy tiếp tục sản xuất sang tháng 4/2022. Lũy kế đến cuối tháng toàn ngành đã ép được 5,990,198 tấn mía sản xuất được 630,095 tấn đường. So sánh cùng kỳ với vụ ép mía 2020/21 sản lượng mía ép đạt 103,15% và sản lượng đường đạt 102%.

Mời các bạn đồng hành cùng báo Dân Việt trên mạng xã hội Facebook để nhanh chóng cập nhật những tin tức mới và chính xác nhất.
Tin cùng chuyên mục
Xem theo ngày Xem